Hết corona đến sốt xuất huyết, Việt Nam có nguy cơ dịch chồng dịch?

© REUTERS / KhamCovid-19
Covid-19  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong khi Việt Nam đang kiểm soát dịch Covid-19 rất tốt thì bệnh sốt xuất huyết vào mùa và có nguy cơ lây lan mạnh khiến cơ quan y tế cùng người dân lo lắng liệu có phải đối mặt với tình trạng dịch chồng dịch hay không.

Sốt xuất huyết dengue là bệnh truyền nhiễm do virus dengue gây ra, truyền bệnh qua trung gian là muỗi vằn. Đây là bệnh lưu hành phổ biến hàng năm tại Việt Nam. Triệu chứng ban đầu giống sốt thường, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh dễ diễn tiến nặng.

Hà Nội đã ghi nhận 155 ca sốt xuất huyết năm tháng đầu năm 2020

Tại Hội nghị giao ban trực tuyến công tác tháng 5 và năm tháng đầu năm 2020 của UBND TP. Hà Nội, Giám đốc Sở Y tế Thủ đô Nguyễn Khắc Hiền nhấn mạnh, tính đến ngày 25/5, toàn thành phố đã ghi nhận 155 ca mắc sốt xuất huyết. Nhiều ổ dịch bùng phát mạnh với tốc độ lây lan nhanh khiến nhiều người lo ngại.

Virus Zika - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 100 ca nhiễm virus Zika

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, dịch sốt xuất huyết bùng phát trên 105 xã, phường của 24 quận, huyện. Điều đáng mừng là đến nay chưa có trường hợp nào tử vong vì sốt xuất huyết. Hơn nữa, so với năm ngoái, năm nay, số ca mắc cũng giảm đáng kể 55,5% nhờ sự vào cuộc đồng bộ của các Sở, ban ngành cũng như việc nâng cao ý thức phòng tránh sốt xuất huyết của người dân.

Theo ông Nguyễn Khắc Hiền, thực tế, sốt xuất huyết là dịch bệnh lưu hành thường xuyên trên địa bàn thành phố, trung bình hằng năm ghi nhận khoảng 5.000 trường hợp mắc bệnh.

Nắm rõ được nguy cơ dịch bùng phát cũng như cơ chế lây lan của dịch sốt xuất huyết, Sở Y tế Hà Nội thông qua công tác kiểm tra, giám sát thời gian qua nhận thấy, các yếu tố nguy cơ dịch tễ để bệnh sốt xuất huyết bùng phát và, tiến triển thành dịch vẫn luôn tồn tại trên địa bàn thủ đô.

Điển hình như tình trạng ô nhiễm môi trường với nhiều phế thải, phế liệu tồn đọng là nơi muỗi đẻ trứng, mật độ dân cư cao, nhiều khu vực nhà trọ, công trường xây dựng với điều kiện ăn, ở tạm bợ. Đồng thời, thời tiết mùa hè nắng nóng, mưa nhiều như hiện nay cũng là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển.

muỗi - Sputnik Việt Nam
Sau corona, Việt Nam đối mặt với virus Zika cực kỳ nguy hiểm do muỗi đốt

Báo cáo của Sở Y tế TP.Hà Nội nêu rõ, tính đến hết ngày 25/5, toàn thành phố đã thực hiện được 101 chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết. Trong đó đã có 364.720 lượt hộ gia đình được kiểm tra, tuyên truyền hướng dẫn diệt bọ gậy (đạt 98,2%).

Ngoài ra, có 2.841 khu vực công cộng, cơ quan, nhà trường, công trường xây dựng được kiểm tra (đạt 96,4%). Chiến dịch phun hóa chất chủ động đã được thực hiện tại các xã, phường, thị trấn có nguy cơ cao với tổng số lượt hộ được phun thuốc sát trùng là 12.384 hộ, được khoanh vùng trong khu vực nguy cơ đạt 84,8%, 17 công trường xây dựng, 133 cơ quan, xí nghiệp, trường học được phun hóa chất sát trùng kịp thời, tránh nguy cơ dịch sốt xuất huyết bùng phát.

Thông tin tại hội nghị giao ban, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, thành phố sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, chủ động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, bảo đảm trên 90% hộ gia đình được phun hóa chất sát trùng và phấn đấu 100% hộ gia đình được vệ sinh môi trường diệt bọ gậy.

Đồng thời CDC Hà Nội cũng sẽ thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnh, đặc biệt là giám sát phát hiện sớm các ca bệnh tại cộng đồng, khoanh vùng xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để nhằm khống chế ổ dịch ngay khi mới xuất hiện những bệnh nhân đầu tiên và đẩy mạnh công tác tuyên truyền để từng người dân biết về bệnh sốt xuất huyết và các biện pháp phòng, chống để đạt hiệu quả chống dịch cao nhất.

Virus Zika - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế Việt Nam lên tiếng báo động về virus Zika

Cũng trong buổi họp sáng nay, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đề nghị Sở Y tế chủ trì đôn đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố và Phòng Y tế các quận huyện tập trung triển khai các công tác phòng, chống dịch Covid-19 với trọng tâm quản lý, xử lý nhanh thủ tục tiếp nhận người Việt Nam từ nước ngoài về và chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tìm cơ hội đầu tư. Ông Chung nêu rõ, phải đảm bảo mọi yếu tố dịch tễ, không được để trường hợp dịch bệnh nào lây lan trong cộng đồng.

Liên quan đến tình hình dịch sốt xuất huyết bùng phát, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu Sở Y tế và các quận, huyện, thị xã cũng đồng thời triển khai chống dịch sốt xuất huyết, không để bùng phát dịch trên địa bàn thành phố. Trong đó, cần thực hiện các giải pháp như tuyên truyền, phun thuốc tiêu trùng, khử khuẩn, vận động người dân vệ sinh gia đình.

Việt Nam vào mùa sốt xuất huyết, nguy cơ dịch chồng dịch?

Riêng trong tháng 5, Hà Nội ghi nhận 137 ca sốt xuất huyết ở nhiều quận, huyện, trong đó Thường Tín và Thanh Oai là hai ổ dịch có nguy cơ lớn.

Khẩu trang coronavirus Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam
Bệnh coronavirus đang bắt đầu bị lầm lẫn với bệnh Dengue

Vừa qua, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận 2 ca sốt xuất huyết, may mắn cả hai đều là thể nhẹ. Một trong số đó là nam thanh niên 20 tuổi, sốt liên tục đến ngày thứ 5 mới đi khám, được xác định mắc sốt xuất huyết. Trường hợp còn lại là thanh niên 35 tuổi, được xuất viện sau vài ngày điều trị.

Từ tháng 3 đến nay, TP HCM đã ghi nhận hàng chục ổ dịch sốt xuất huyết. Hiện đang vào mùa mưa ở miền Nam, là môi trường thuận lợi để muỗi, loăng quăng, bọ gậy sinh sôi gây bệnh. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM cho biết, trung bình mỗi tuần tháng 4 thành phố ghi nhận 121 ca bệnh. Trong khi đó, chỉ riêng đầu tháng 5 đã có 65 ca sốt xuất huyết.

Năm nay, số ca sốt xuất huyết đã giảm 70% so với cùng kỳ các năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, sốt xuất huyết lại vào mùa, đầy Việt Nam đứng trước nguy cơ “dịch chồng dịch”.

Trưởng Khoa Virus - Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bác sĩ Nguyễn Kim Thư cho biết theo chu kỳ từ 2 đến 4 năm lại có đợt dịch sốt xuất huyết nổi lên.

Công việc trong phòng thí nghiệm - Sputnik Việt Nam
Tây Nguyên: Dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue tiếp tục diễn biến phức tạp

Ở Việt Nam, nhất là Hà Nội, dịch sốt xuất huyết đã được ghi nhận vào năm 2017 và 2019. Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho hay, chỉ trong 10 tháng đầu năm ngoái, Việt Nam ghi nhận hơn 200.000 ca bệnh, tức là nhiều gấp ba lần năm 2018. Trong số đó, có 50 bệnh nhân tử vong, gấp 5 lần cùng kỳ năm trước.

Trước đó, năm 2017, ngay từ tháng 5-6 bệnh đã diễn biến phức tạp, nhiều người mắc bệnh. Trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước ghi nhận trên 50.000 ca, với 15 người tử vong.

Mỗi năm, khi sốt xuất huyết bước vào thời gian cao điểm, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương lại rơi vào tình trạng quá tải với 200 người khám mỗi ngày, trong đó 20% phải nhập viện. Do vậy, xảy ra tình trạng hai người phải nằm chung một giường bệnh.

Còn tại Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM, vào tháng 10/2019, hơn 300 bệnh nhân phải điều trị nội trú, chiếm 1/3 tổng số bệnh nhân toàn viện. Trước tình trạng quá tải, các khoa phòng bệnh viện phải kê thêm hơn 30 giường đặt ở hành lang.

“Theo chu kỳ, năm 2020 không phải là năm có số lượng đông bệnh nhân, tuy nhiên không thể nói trước được điều gì”, bác sĩ Thư cho biết.

Nhân viên y tế của Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC Hà Nội) tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh) ngày 11/4/2020. - Sputnik Việt Nam
Vì sao Việt Nam chính là nước chiến thắng sau đại dịch Covid-19?
Theo bác sĩ Thư, hiện dịch sốt xuất huyết vẫn chưa đạt đỉnh và có thể sẽ bùng phát mạnh hơn trong vài tháng 6 tới.

“Vector truyền bệnh của sốt xuất huyết là muỗi vằn. Vì vậy, quy mô và diễn biến của dịch bệnh phụ thuộc vào muỗi. Dựa theo diễn biến dịch hàng năm, dịch sốt xuất huyết sẽ phát triển mạnh trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 7 và kéo dài đến tháng 11, 12”, vị chuyên gia nhận định.

Hiện tại, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thực hiện sàng lọc sốt xuất huyết khi khám cho bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng sốt virus.

Sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?

Do là bệnh lây truyền qua đường muỗi đốt, khác đường lây của Covid-19 nên không lo lây nhiễm chéo giữa hai bệnh. Khi thời tiết nóng ẩm mưa nhiều, ở các khu vực đông dân cư, có cơ sở hạ tầng chưa phát triển thường là những nơi muỗi sinh sôi.

Thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng chủ trì cuộc họp. - Sputnik Việt Nam
Tướng Trần Đơn: Quân đội Việt Nam quyết không để có quân nhân mắc Covid-19

Sốt xuất huyết có thời gian ủ bệnh vào khoảng 1-2 tuần. Những ngày đầu khởi phát, triệu chứng của bệnh giống với những dạng sốt virus khác, sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, nhức hốc mắt. Bước sang ngày thứ 5 trở đi, tình trạng xuất huyết bắt đầu nặng, có thể dẫn tới rối loạn đông máu, tụt huyết áp, nếu không điều trị kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

Tuy nhiên, thời gian đầu, các triệu chứng lâm sàng của bệnh lại giống với các bệnh sốt virus thông thường, nên có một thực trạng là nhiều người dân có tâm lý chủ quan tự mua thuốc hạ sốt về điều trị tại nhà. đến khi bệnh diễn tiến nặng mới vào viện dẫn đến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, đồng thời khiến sức khỏe và thậm chí là tính mạng gặp nguy hiểm.

Về vấn đề này, TS.BS Kim Thư khuyến cáo, trong mùa dịch sốt xuất huyết như hiện nay, nếu xuất hiện các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau hốc mắt thì tốt nhất người dân nên đến các cơ sở y tế để khám sàng lọc sốt xuất huyết, bởi các triệu chứng nặng như cô đặc máu, xuất huyết, tụt huyết áp thường chỉ xuất hiện vào ngày thứ 4, thứ 5 sau khi mắc bệnh, và đến giai đoạn này bệnh nhân có thể bị đe dọa nguy hiểm tính mạng.

Hiện nay, phương pháp điều trị chủ yếu bằng cách truyền dịch phòng tránh cô đặc máu và tụt huyết áp. Đặc biệt, theo BS.TS Thư, cần theo dõi sát diễn biến sức khỏe của trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người cao tuổi – đây là những đối tượng dễ bị tổn thương của bệnh.

Bệnh nhân 91 được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh, chiều ngày 22/5. - Sputnik Việt Nam
Trình độ y học Việt Nam có thể điều trị, cứu sống các ca Covid-19 nặng

Lý do là vì tỷ lệ nước trong cơ thể trẻ em cao hơn người lớn, nếu mắc sốt xuất huyết có thể dẫn tới mất nước nhanh, diễn tiến nặng. Với phụ nữ có thai, bệnh có thể gây sảy thai, thai lưu. Mặc dù vậy, đến nay chưa ghi nhận sốt xuất huyết gây dị tật thai nhi. Trong khi đó, người cao tuổi là nhóm thường có các bệnh lý nền như cao huyết áp, bệnh thận, bệnh gan, có thể khiến sốt xuất huyết diễn tiến nặng hơn.

BS. Thư cũng lưu ý, thông thường, ở giai đoạn đầu, biểu hiện lâm sàng của bệnh giống với sốt virus thông thường. Do vậy, người bệnh dễ chủ quan, chỉ uống thuốc hạ sốt ở nhà mà không đến bệnh viện điều trị. Nếu không được xét nghiệm kịp thời để điều trị, bệnh nhân bị thoát huyết tương, rối loạn đông máu, tiểu cầu giảm, đau vùng gan, nôn nhiều, tiểu ít. Tất cả đều là diễn tiến nặng.

Khuyến cáo của Bộ Y tế: Làm gì để không bị sốt xuất huyết?

Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo người dân thực hiện những hành động đơn giản nhưng vô cùng quan trọng để phòng chống dịch sốt xuất huyết.

Kỹ thuật viên đang nghiên cứu chế tạo vaccine Covid-19 của Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Phi công người Anh mắc Covid-19 ngưng lọc máu liên tục

Theo Bộ Y tế, nên đậy kín tất cả dụng cụ, lu, vại,… chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hàng tuần, thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thay rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước, thay nước bình hoa/bình bông, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn, loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Bộ Y tế khuyến cáo, khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.

Trong công tác phòng chống sốt xuất huyết, có một trở ngại là không phải tất cả mọi người dân đều hưởng ứng việc phun hóa chất diệt muỗi. Nhiều gia đình chỉ cho phép nhân viên y tế phun xịt muỗi ở tầng một nhà mình mà không cho xử lý ở tầng 2-3 trở lên, cá biệt có nhà không phun hóa chất diệt muỗi.

Cũng về biện pháp phòng tránh, đồng tình với khuyến cáo của Bộ Y tế, theo PGS Nga, trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo thuận lợi cho muỗi phát triển, người dân cần giữ vệ sinh môi trường, dùng các biện pháp diệt muỗi, ngủ màn, mặc quần áo dài tay ngay cả ban ngày. Bên cạnh đó, cần vệ sinh ăn uống sạch sẽ.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cảnh báo bệnh nhân nếu có biểu hiện sốt cao nên đến bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm sàng lọc sốt xuất huyết kịp thời.

Hiện nay, y học chưa có vắc-xin phòng sốt xuất huyết, do đó biện pháp phòng bệnh chủ yếu vẫn là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt, cắt đứt đường lây truyền của muỗi. Những bệnh nhân nào mắc bệnh đã khỏi vẫn có thể mắc bệnh lại, do đó tuyệt đối không được chủ quan.

Khu vực cách ly nếu có trường hợp nghi nhiễm COVID-19 hoặc có lịch trình đi qua vùng có ổ dịch. - Sputnik Việt Nam
Chống Covid-19 thành công, mức tín nhiệm của Việt Nam cao kỷ lục

TS.BS Kim Thư cũng khuyến cáo, những người đã từng mắc sốt xuất huyết cũng không được chủ quan, khi xuất hiện các triệu chứng kể trên, bởi có đến 4 loại virus dengue gây sốt xuất huyết. Vì vậy, dù cơ thể có hình thành miễn dịch với 1 chủng từ lần mắc bệnh trước thì hoàn toàn có thể trở thành nạn nhân của 3 chủng còn lại.

Năm 2019, sốt xuất huyết là bệnh đã được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào danh sách một trong 10 mối nguy cho sức khỏe nhân loại. Trước đây, nếu bệnh chỉ được ghi nhận ở các nước vùng nhiệt đới thì nay, bệnh đã xuất hiện nhiều hơn tại các vùng cận nhiệt đới, kể cả châu Âu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала