Bộ Công an lên tiếng vụ Tenma Việt Nam hối lộ, các đại án tham nhũng lớn và tín dụng đen

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNQuang cảnh cuộc họp báo.
Quang cảnh cuộc họp báo. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an lên tiếng về 5 đại án kinh tế, tham nhũng lớn, vụ Tenma Việt Nam hối lộ quan chức thuế và hải quan Bắc Ninh 25 triệu yên, trấn áp tội phạm tín dụng đen, vay nặng lãi.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cũng phản hồi về trách nhiệm của Bộ GTVT trong việc chậm tiến độ triển khai hệ thống thu phí không dừng, dự án đường sắt đô thị trên cao Cát Linh- Hà Đông.

Đại diện Bộ Y tế thông tin về giá thuốc, giá biệt dược tại Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội lên tiếng việc xử lý sai phạm trong chi trả nhầm các đối tượng ưu tiên trong gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của chính phủ, cùng nhiều nội dung quan trọng khác.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Việt Nam có cơ hội vàng khi tái khởi động nền kinh tế sớm

Bị cáo Hà Văn Thắm (48 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương - Oceanbank) và đồng phạm tại phiên xét xử.  - Sputnik Việt Nam
Vụ Hà Văn Thắm: Bộ Công an Việt Nam bắt cựu Kế toán trưởng PVTrans
Chiều 2/6, tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2020 thông tin về kết quả phiên họp Chính phủ tháng 5, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành và lãnh đạo UBND Hà Nội đã giải đáp nhiều vấn đề báo chí đặt ra.

Sau thời gian thực hiện quy định giãn cách do dịch Covid-19, đây là buổi họp báo Chính phủ bình thường đầu tiên.

Tại cuộc họp, ông Mai Tiến Dũng đã thông báo tin mừng là Việt Nam đã có chuỗi  hơn 40 ngày không có ca nhiễm mới trong cộng đồng, nhiều ca được chữa khỏi, trong đó có ca đặc biệt khó. Ngoài ra, ca bệnh sô 91 là phi công người Anh đã cử động lại được.

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNBộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu.
Bộ Công an lên tiếng vụ Tenma Việt Nam hối lộ, các đại án tham nhũng lớn và tín dụng đen - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu.

Người đứng đầu Văn phòng Chính phủ cho biết Thủ tướng đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và cả người dân. Thời gian qua, nhiều tờ báo lớn của thế giới đã dẫn chứng Việt Nam như một nước thành công trong phòng, chống dịch Covid-19. Sau nới lỏng giãn cách xã hội từ 23/4, Thủ tướng đã tổ chức nhiều hội nghị để lắng nghe, tháo gỡ, chia sẻ và khích lệ các tập đoàn lớn, các địa phương. Hôm 9/5, Thủ tướng đã trực tiếp gặp mặt các doanh nghiệp để lắng nghe, cổ vũ doanh nghiệp.

“Đi đến đâu, các địa phương đều hứa với Thủ tướng không điều chỉnh giảm chỉ tiêu mà cố gắng, phấn đấu đạt được các chỉ tiêu được giao”, ông Dũng cho biết.

Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời phỏng vấn báo chí trong giờ nghỉ giải lao. - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm lên tiếng vụ Tenma Việt Nam và Nhật Cường Mobile
Theo ông, Việt Nam đang sở hữu một cơ hội quan trọng qua việc sớm kìm chế được dịch bệnh. Chỉ có đi ra ngoài đường tham gia các hoạt động, lễ hội mới thấy được sự hạnh phúc, tự hào khi đất nước sớm kiểm soát được dịch. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới hiện vẫn còn rất khó khăn vì buộc phải áp dụng lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội, phải dừng các hoạt động kinh tế xã hội.

“Thủ tướng và Chính phủ quyết tâm không lùi bước trước khó khăn thách thức, đổi mới sáng tạo trong điều hành, khắc phục đứt gãy chuỗi cung ứng, chủ động thu hút đầu tư phát triển, kể cả trong nước và quốc tế”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Theo ông, Việt Nam đang đứng trước “cơ hội vàng” để tái khởi động lại nền kinh tế rất sớm so với các nước trên thế giới.

Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực trong tháng 5

Tại phiên họp Chính phủ hôm nay, các thành viên Chính phủ nhận định tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 đã có nhiều biến chuyển tích cực.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Covid-19 thử thách nền kinh tế Việt Nam, Thủ tướng nóng ruột vì giá thịt heo

Xác định Việt Nam đang sở hữu cơ hội vươn lên trong bối cảnh thế giới còn nhiều khó khăn thách thức, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quán triệt tinh thần kiên quyết không lùi bước trước thách thức, đổi mới sáng tạo trong điều hành, khắc phục đứt gãy chuỗi cung ứng, chủ động thu hút đầu tư phát triển, kể cả trong nước và quốc tế.

Chính phủ đã họp và làm việc với các tỉnh, thành phố để cùng với các địa phương, vùng kinh tế trọng điểm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh; thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhiều tỉnh, thành phố đều có quyết tâm rất cao trong phát triển, phấn đấu hoàn thành toàn diện, vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 2020.

Ông Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Công Thương đánh giá tình hình tháng 5 đã “khởi sắc trở lại” khi mà nhiều nước tuy còn dịch bệnh nhưng đã bước đầu mở cửa trở lại nền kinh tế.

Cụ thể, các ngành sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng tuy còn ở mức thấp, đặc biệt là sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng cao hơn nhiều so với tháng trước đó, đạt 11,2%. Ngoài những ngành bị tác động mạnh như ôtô, điện tử, dệt may, da giày, có những ngành tăng khá như thực phẩm tăng 3,3%, hóa chất tăng 9,1%. Ông Trần Tuấn Anh nhận định, vẫn có những lĩnh vực có thể tập trung đầu tư và khôi phục sản xuất để thúc đẩy tăng trưởng chung của toàn ngành.

Cùng với đó, lĩnh vực xuất khẩu cũng cải thiện. Dù trong suốt 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 1,7%, nhưng riêng tháng 5 ước tính đạt 18,5 tỷ USD, tăng 5,2% so với đà giảm rất sâu của tháng trước đó.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Chính phủ nhận định, trong tháng 5, hoạt động thương mại, dịch vụ tăng mạnh trở lại do cuộc sống trở lại bình thường sau giãn cách xã hội. Bên cạnh đó, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 cũng giúp hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng của người dân có dấu hiệu tăng khá.

Ngoài ra, hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản đã trở về trạng thái bình thường. Hầu hết dự án, công trình được triển khai đúng tiến độ, một số dự án quan trọng đã được chỉ đạo quyết liệt và đẩy nhanh tiến độ (vốn đầu tư thực hiện 5 tháng từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 15,6% so với cùng kỳ; đạt 24,9% kế hoạch năm).

Một trong các ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất là hàng không cũng đã khai thác trở lại các chặng bay nội địa như thời điểm trước khi có dịch. Vận tải đường bộ thuận lợi hơn sau nới lỏng cách ly. Các hãng du lịch nội địa tung ra các gói sản phẩm ưu đãi để đảm bảo nhu cầu du lịch của người dân và tiết kiệm chi phí.

Mặc dù vậy, ảnh hưởng của dịch bệnh trong 4 tháng đầu năm là rất lớn, Bộ KH&ĐT nhận định, các chỉ tiêu về phát triển doanh nghiệp tháng 4 ở mức thấp nên chưa thể lạc quan ngay với tình hình đăng ký doanh nghiệp có tăng trưởng trong tháng 5.

Bên cạnh đó, nền kinh tế vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua như áp lực về tăng chỉ số giá (ví dụ như giá thịt lợn chưa giảm, giá dầu chưa có tín hiệu phục hồi). Nhiều ngành sản xuất, kinh doanh, thương mại vẫn còn khó khăn do dịch bệnh. Tổng vốn đầu tư đăng ký có yếu tố nước ngoài (FDI) đạt thấp.

Bộ Công an lên tiếng về 5 đại án kinh tế, tham nhũng lớn

Trong buổi họp báo thường kỳ Chính phủ chiều nay, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an, Thiếu tướng Tô Ân Xô thông tin đến báo chí về việc xử lý 5 đại án thuộc diện ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng chỉ đạo, các nhóm tội phạm cho vay nặng lãi, tín dụng đen và vụ Tenma Việt Nam hối lộ quan chức thuế và Hải quan ở Bắc Ninh 25 triệu yên (hơn 5,4 tỷ đồng).

Sản xuất khăn các loại xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam săn đại bàng: Bao giờ thu nhập đuổi kịp thế giới?

Theo đó, Thiếu tướng Tô Ân Xô cho biết, đối với 5 đại án thuộc Ban chỉ đạo trung ương Phòng chống tham nhũng chỉ đạo, đây là án kinh tế, chủ trương là từ nay đến cuối năm làm dứt điểm, nên Bộ Công an sẽ tiến hành xác minh, làm rõ và làm đúng theo tinh thần chỉ đạo của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng

“Bộ Công an sẽ chỉ đạo đúng tinh thần của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng", tướng Tô Ân Xô nhấn mạnh.

Trước đó, trong cuộc họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sáng 26/5, Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng yêu cầu, phấn đấu đến hết năm 2020 kết thúc điều tra 13 vụ án; ban hành cáo trạng truy tố 17 vụ án, xét xử sơ thẩm 21 vụ án, xét xử phúc thẩm 7 vụ án, kết thúc xác minh, xử lý 18 vụ việc theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Trong đó, tập trung điều tra, xử lý nghiêm minh, kịp thời sai phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan trong các vụ án nghiêm trọng.

Điển hình như vụ án “Buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Rửa tiền, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Nhật Cường và một số đơn vị liên quan (liên quan đối tượng Bùi Quang Huy và Sở Kế hoạch & Đầu tư TP.Hà Nội). Đối với vụ này, Cơ quan cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét nơi ở và nơi làm việc ông Nguyễn Văn Tứ, chánh Văn phòng Thành ủy Hà Nội và Phạm Thị Thu Hường, chánh văn phòng Sở Kế hoạch - đầu tư.

Sản xuất khăn các loại xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam săn đại bàng: Bao giờ thu nhập đuổi kịp thế giới?

Thứ hai là vụ “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Ban Quản lý đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và các đơn vị liên quan. Về đại án này, hôm 15/5, ông Lê Quang Hào, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, bị bắt để điều tra về vi phạm trong quá trình thi công, nghiệm thu, dẫn đến gây thiệt hại khi thực hiện dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Trước đó, liên quan đến vụ án này, trước đó, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 người gồm Nguyễn Tiến Thành - nguyên giám đốc Ban quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Hà Văn Bình - nguyên giám đốc gói thầu số 7, Ban quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Phạm Đình Phú - Phó Tổng giám đốc Công ty Phương Thành, giám đốc ban điều hành gói thầu số 5 và Nguyễn Thành An - thành viên Cienco 1, phó giám đốc ban điều hành gói thầu số 7.

Đại án thứ ba mà Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu xử lý chính là vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, Tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) với bị can là ông Lê Tấn Hùng, cựu Tổng Giám đốc Sagri cùng với ông Trần Văn Trường - Giám đốc Công ty CP Du lịch Thanh niên xung phong, Đỗ Sĩ Hoài Thanh - kế toán trưởng, Đoàn Quang Hồi - giám đốc Công ty TNHH TMDV Lữ hành Hòa Bình Quốc tế (PIT Travel) và Nguyễn Thị Nguyên - kế toán trưởng PIT Travel trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng này.

Ban Chỉ đạo yêu cầu tập trung vào vụ án “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại Tổng Công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Tiếp đến chính là vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Dự án cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên có liên quan đến nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải.

Tướng Tô Ân Xô nói về vụ Tenma Việt Nam hối lộ và tín dụng đen

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Thông tin mới nhất vụ Tenma Việt Nam hối lộ quan chức ở Bắc Ninh
Liên quan vụ công ty Tenma của Nhật nghi hối lộ công chức, cán bộ thuế, hải quan Bắc Ninh, thiếu tướng Tô Ân Xô khẳng định, cả Bộ Tài chính và Công an đều chỉ đạo kiên quyết làm sớm.

“Lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Công an Bắc Ninh xác minh thông tin, làm việc với công ty Tenma để xem xét tài liệu. Mặt khác liên hệ với đối tác Nhật Bản đề nghị họ cung cấp thông tin”, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết.

Người phát ngôn Bộ Công an cũng dẫn lại chỉ đạo của Thủ tướng là phải làm minh bạch, rõ ràng và chống thất thu thuế, Thiếu tướng Tô Ân Xô khẳng định, việc này đang được điều tra làm rõ.

Cũng trong buổi họp báo Chính phủ chiều nay, về việc báo chí đã phản ánh nhiều thông tin liên quan đến vay tiền lãi suất cao qua app, ông Tô Ân Xô - cho hay:

“Tội phạm tín dụng đen nằm trong tầm ngắm của các cơ quan công an, chiếm tới 22,6% trong nhóm các tội phạm nên phải làm đấu tranh rất mạnh”, Chánh Văn phòng Bộ Công an nêu rõ.

Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời phỏng vấn báo chí trong giờ nghỉ giải lao. - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm lên tiếng vụ Tenma Việt Nam và Nhật Cường Mobile
Theo người phát ngôn Bộ Công An Tô Ân Xô, tội phạm tín dụng đen này chiếm 22,6% trong cơ cấu tội phạm, hoạt động rất đa dạng và trên nhiều lĩnh vực, ở tất cả các địa phương nên công tác đấu tranh phải làm rất mạnh.

“Nhu cầu vay của một số người vay rất lớn nên tín dụng đen hoạt động mạnh. Người đi vay tín dụng đen chủ yếu là người cực kỳ cần tiền, như người nghiện hút, cờ bạc. Còn người kinh doanh thừa hiểu không có chuyện cho vay với lời lãi như thế”, Chánh Văn phòng Bộ Công an nêu rõ.

Trước đó, Bộ Công an đã cảnh báo về loại tội phạm tín dụng đen, đề nghị người dân xem xét để tránh lọt vào vòng xoáy của loại tội phạm này. Tới đây, Bộ Công an dự kiến sơ kết nội dung này và sẽ có con số cụ thể.

Bộ GTVT thông tin về dự án Cát Linh- Hà Đông, thu phí không dừng

Giải đáp câu hỏi của phóng viên đề cập đến việc Bộ GTVT chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao, Bộ trưởng Bộ GTVT và các cá nhân liên quan tự nhận hình thức nghiêm khắc phê bình rút kinh nghiệm trong báo cáo gửi Quốc hội về triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng chưa đạt tiến độ, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh, đây không phải lần đầu tiên vấn đề về dự án thu phí tự động không dừng được các nhà báo quan tâm. Dự án thu phí tự động không dừng thực hiện theo chỉ đạo của Nghị quyết số 437 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành (tháng 10/2017) và chỉ đạo của Chính phủ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến giai đoạn 1 của Dự án chưa đạt tiến độ mà Quốc hội và Chính phủ giao.

Năm đoàn tàu của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã tiến hành chạy thử toàn tuyến. - Sputnik Việt Nam
Bộ GTVT đề xuất giảm thuế giúp doanh nghiệp ứng phó đại dịch Covid-19

Theo lãnh đạo Bộ GTVT, thu phí tự động không dừng là hạng mục rất mới, công nghệ hiện đại trong khi đó cơ chế chưa có, ta vừa làm vừa xây dựng cơ chế trình Thủ tướng Chính phủ. Thêm vào đó, chúng ta chưa nhìn nhận được bao quát tất cả vấn đề phức tạp liên quan, các vấn đề liên ngành như: Vay vốn ngân hàng, kết nối thẻ, gửi tiền trước hay gửi tiền sau.

“Về chủ quan, chúng tôi xác định đây là vấn đề về tổ chức thực hiện, là trách nhiệm của Bộ GTVT. Việc phối hợp giữa các nhà đầu tư BOT và nhà tổ chức thu phí VETC còn nhiều khúc mắc về hệ thống, tiêu chuẩn hợp đồng mà Bộ GTVT chưa lường hết”, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông bày tỏ.

Thêm nữa là các dự án của Tổng Công ty đường cao tốc Việt Nam (VEC) thực hiện, mặc dù Bộ GTVT chỉ đạo rất nhiều nhưng VEC đang thiếu nguồn lực để làm, chưa kể giờ VEC đã chuyển sang Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nên việc chỉ đạo của Bộ GTVT bị gián đoạn.

Theo ông Đông, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã phân tích, làm rõ những nguyên nhân chủ quan, khách quan để rút kinh nghiệm những phần liên quan đến chủ quan của mình để tiếp tục chỉ đạo, thúc đẩy nhanh dự án này.

“Về cơ chế, chúng tôi cũng đã nghiên cứu những khúc mắc, vấn đề và cách giải quyết, đưa vào dự thảo Quyết định 07 sửa đổi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến dự án này, chi phí liên quan và điều chỉnh thời gian hoàn thành dự án sang đầu năm 2021”, đại diện Bộ GTVT nhấn mạnh.

Liên quan đến trách nhiệm của Bộ GTVT trong việc lỗi hẹn dự án đường sắt đô thị trên cao Cát Linh – Hà Đông, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, việc thanh toán 50 triệu USD là trách nhiệm của Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) - chủ đầu tư. Hiện tại, đơn vị này đã thanh toán cho Tổng thầu khoảng 80% giá trị hợp đồng theo khối lượng đã thực hiện và theo điều khoản của hợp đồng.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Bộ GTVT nói gì về đường sắt Cát Linh - Hà Đông, xóa bỏ BOT Bắc Thăng Long?

Những nội dung liên quan tới vấn đề hoàn thiện còn lại, vấn đề chạy thử, ông Đông cho biết sẽ thực hiện theo thiết kế và theo quy định của hợp đồng.

“Chúng tôi đang nỗ lực cùng các cơ quan chức năng để huy động lực lượng hoàn thiện việc này để đánh giá an toàn hệ thống và đưa vào khai thác”, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nói.

Với đề xuất của tổng thầu về việc thanh toán 50 triệu USD, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết cơ quan này đã trả lời rất thẳng thắn, việc này phải thực hiện theo quy định của hợp đồng.

“Khi vận hành, có những quy định về khối lượng thực hiện, về điều khoản thanh toán. Nếu xong các nội dung, nghiệm thu rồi sẽ được thanh toán 95%. Còn giữ lại 5% bảo hành thông thường như những dự án khác về đầu tư”, đại diện Bộ GTVT cho hay.

Về phần trách nhiệm, Thứ trưởng Đông cho rằng, nhiệm vụ của Bộ GTVT là chỉ đạo Ban quản lý dự án trực tiếp làm việc với tổng thầu, huy động nguồn lực tổ chức thực hiện dự án.

“Chúng tôi sẽ trực tiếp làm việc với cấp cao của tổng thầu”, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông khẳng định.
Khi nào mở lại vũ trường và karaoke?

Giải đáp về thời điểm mở lại hoạt động của các vũ trường và karaoke, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu rõ, hiện vũ trường và quán karaoke chưa có chỉ đạo cho phép hoạt động trở lại bình thường.

“Theo Chỉ thị 19, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đóng cửa ngay nhưng nới dần dần. Chúng ta chưa bao giờ có tiền lệ làm như thế này. Thời điểm đỉnh dịch (1/4), mỗi ngày có hơn 10 ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, nếu ta làm không tốt có thể bùng phát lây chéo trong cộng đồng”, ông Mai Tiến Dũng cho hay.

Công nghiệp Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ năm 2021
Theo người đứng đầu Văn phòng Chính phủ, khi đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội, đây là biện pháp rất mạnh. Khi thực hiện nới lỏng, ta thực hiện nới lỏng với các dịch vụ thiết yếu.

“Còn đối với dịch vụ vũ trường và karaoke hôm nay chúng tôi sẽ tiếp thu ý kiến của các cơ quan báo chí và báo cáo, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ trên tinh thần là ủng hộ các cơ sở này mở cửa hoạt động trở lại bình thường vì chúng ta đã kiểm soát được dịch bệnh”, đồng chí Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Tại cuộc họp báo, phóng viên cũng nêu câu hỏi về việc xử lý sai phạm chi trả không đúng đối tượng hỗ trợ Covid-19 trong gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng, đại diện Bộ Lao động thương binh và xã hội cho biết, đây là gói hỗ trợ chưa có trong tiền lệ, nên Bộ đã chỉ đạo làm kịp thời, đúng đối tượng, không để lạm dụng chính sách, xử lý nghiêm nếu phát hiện.

“Đến nay có vài địa phương (cá biệt) có vi phạm, bộ đã kiểm tra sớm và xử lý”, đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẳng định.
Giá thuốc ở Việt Nam rẻ nhất ASEAN?

Đo nhiệt độ cho công nhân tại phòng y tế Công ty TNHH sản xuất hàng may mặc Việt Nam (TAL), khu công nghiệp Bá Thiện 2 (huyện Bình Xuyên). - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế công bố thêm 2 ca mắc Covid-19 tại ổ dịch Hạ Lôi
Đại diện Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã có phần trả lời báo chí về vận hành giá thuốc, giá biệt dược ở Việt Nam.

Theo thứ trưởng Sơn khẳng định, việc sử dụng thuốc được bảo đảm tiêu chí về chất lượng và đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế. Về chính sách, được sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, ngành y tế cũng đã xây dựng được các văn bản luật như Luật Dược, Nghị định 54, Thông tư 15, Thông tư 09 về quy định danh mục thuốc.

“Chúng tôi xin khẳng định hiện giờ tại Việt Nam so với các nước ASEAN, giá thuốc thuộc hàng rẻ nhất. Biệt dược gốc của chúng ta có giá 0,9 so với trung bình, biệt dược là 0,56. Giá thuốc đã được thực hiện chính sách bình ổn giá, khống chế giá rất tốt”, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Liên quan đến các văn bản đã được ban hành, biệt dược gốc đang nằm trong nhóm riêng. Được sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đang tiến hành sửa đổi Thông tư 09 trong đó tăng cường danh mục đặc biệt đối với các biệt dược gốc hết bản quyền.

“Chúng tôi đang trong quá trình hoàn thiện văn bản. Sau khi ban hành, giá biệt dược gốc tại Việt Nam sẽ tiếp tục được điều chỉnh”, ông Sơn cho biết

Các y bác sĩ luôn tận tình hỏi thăm, động viên và chăm sóc những công dân của Trung Quốc tại khu cách ly của bệnh viện Việt Tiệp.  - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế công bố thêm một ca nhiễm Covid-19, là mẹ của bệnh nhân thứ 257
Theo đại diện Bộ Y tế, thông qua Trung tâm đấu thầu quốc gia, trong những năm vừa qua chúng ta đã thực hiện giảm giá cho một số loại thuốc, thực hiện đấu thầu tập trung cho nhiều loại thuốc, trong đó có biệt dược. Như vậy, đã tiết kiệm cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng trong những năm vừa qua.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng nêu rõ, vấn đề này luôn có sự làm việc giữa Bộ Y tế và cơ quan Bảo hiểm Xã hội Việt Nam để thống nhất về danh mục cũng như phương thức đấu thầu để phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала