Việt Nam không thay đổi mô hình kinh tế và bước sang giai đoạn phát triển mới

© Ảnh : Pixabay/QuangprahaThành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong một báo cáo gần đây có tên là «Việt Nam năng động: Hướng tới nền kinh tế thu nhập cao», Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Việt Nam đã đạt được một bước ngoặt trong nền kinh tế và cần tìm ra những mô hình mới nếu muốn tiếp tục phát triển.

Việt Nam cạn kiệt động lực tăng trưởng

Giám đốc khu vực WB Việt Nam Ousmane Dione cho biết:

"Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công trong phát triển lớn nhất hiện nay. Tuy nhiên, đất nước này đang ở một bước ngoặt khi một số động lực tăng trưởng truyền thống đang dần suy yếu".

Sản xuất khăn các loại xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam săn đại bàng: Bao giờ thu nhập đuổi kịp thế giới?
Báo cáo của WB đề xuất một chiến lược phát triển theo định hướng hiệu suất dựa trên 4 điểm: kích thích cạnh tranh, tạo điều kiện thành lập và đóng cửa các doanh nghiệp; tài chính hiệu quả hơn và phát triển ngành xây dựng; nâng cao trình độ giáo dục đại học, kỹ năng nghề và kỹ thuật; cải thiện sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Các chuyên gia Việt Nam đồng ý với kết luận của Ngân hàng Thế giới về sự cạn kiệt động cơ trước đây về tăng trưởng kinh tế năng động, cũng như tài nguyên, lao động giá rẻ, và nhu cầu mở rộng nền kinh tế đất nước hơn nữa.

Trước mặt Việt Nam — nền kinh tế tri thức

Nhưng chuyên gia hàng đầu của Nga về kinh tế Việt Nam Vladimir Mazyrin, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, không hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Ngân hàng Thế giới.

«Trong bản báo cáo, các nhiệm vụ đối với nền kinh tế Việt Nam được chỉ định chính xác, nhưng có sự nhầm lẫn trong khái niệm. Ngân hàng Thế giới nói về sự cần thiết phải thay đổi mô hình phát triển. Theo hiểu biết của tôi, đây không phải là một mô hình mới, mà là giai đoạn phát triển kinh tế tiếp theo. Hiện giờ Việt Nam đang hoàn thành giai đoạn thứ ba của cuộc cách mạng công nghiệp, thể hiện qua khẩu hiệu «Công nghiệp hóa, hiện đại hóa», và đang chuyển sang giai đoạn thứ tư. Bản thân mô hình vẫn giữ nguyên: chủ nghĩa tư bản với sự tham gia tích cực của nhà nước vào điều tiết, định hướng xã hội nền kinh tế. Bản chất định hướng xuất khẩu, thu hút tích cực đầu tư nước ngoài cũng không thay đổi, nếu không, đất nước sẽ đánh mất tất cả những thành tựu đã đạt được. Đối với sự cạn kiệt động cơ tăng trưởng trước đây, điều này cũng không hoàn toàn chính xác. Lao động và tài nguyên giá rẻ sẽ đạt đến điểm giới hạn ở bất kỳ quốc gia nào đi theo con đường Việt Nam, và hưởng những lợi ích tương tự. Nhưng ở Việt Nam đây vẫn là một chặng đường dài. Đất nước này có đủ dầu, than đá, mức sản xuất nông nghiệp cao, là một trong những tài nguyên xuất khẩu chính. Sức lao động, tất nhiên, đang trở nên đắt đỏ hơn, nhưng quá trình này diễn ra ở khắp mọi nơi». 
Attendees use their mobile device during the annual meeting of the World Economic Forum (WEF) in Davos, Switzerland January 20, 2016 - Sputnik Việt Nam
Thông điệp của Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia cách mạng 4.0
«Thay đổi giai đoạn phát triển cho Việt Nam là cần thiết, vì con đường sử dụng tích cực tất cả các nguồn lực hiện có là không hiệu quả, cần được thay thế bằng một giai đoạn chuyên sâu, - giáo sư Mazyrin nói tiếp. - Việt Nam đang thực hiện điều này thành công, có thể thấy trong tăng trưởng các chỉ số như lao động, vốn và năng suất. Theo quan điểm hiện nay, phát triển chuyên sâu là nền kinh tế sáng tạo. Tại Việt Nam, người ta nói rất nhiều về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sắp tới, bao gồm trí tuệ nhân tạo, robot, Internet vạn vật, thực tế ảo, in 3D, công nghệ sinh học, an ninh mạng. Tất nhiên, điều này đòi hỏi phải nâng cao trình độ giáo dục đại học, chất lượng lao động lành nghề, và Việt Nam đang tích cực làm việc này. Theo tôi, đã đến lúc đặt ra nhiệm vụ đạt đến giai đoạn tiếp theo - nền kinh tế tri thức, nơi các yếu tố phát triển chính là tri thức và vốn nhân lực», chuyên gia Nga nói.

Cởi mở quá mức dẫn đến sự phụ thuộc

Việt Nam cần tiếp tục mở cửa nền kinh tế, theo các chuyên gia phương Tây và Việt Nam. Đề xuất này làm Vladimir Mazyrin ngạc nhiên. Xét cho cùng, Việt Nam có mức độ mở cửa cao nhất thế giới: đất nước từ lâu đã vượt qua giới hạn khi ngoại thương chiếm đến 200% GDP - một chỉ số hiếm hoi đối với các nền kinh tế lớn. Việt Nam càng mở cửa, thì phụ thuộc càng lớn vào nền kinh tế toàn cầu. Nhà kinh tế học Nga Evgenia Aksenova trong luận án tiến sĩ của mình, một cách cụ thể và thuyết phục cho thấy trong một số lĩnh vực kinh tế Việt Nam, các tập đoàn đa quốc gia đang chiếm ưu thế. 

Đại dịch coronavirus đã có những điều chỉnh nghiêm túc đối với sự phát triển kinh tế thế giới. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 sẽ là 4,9% và theo ước tính của IMF, chỉ có 2,7%. Chính phủ nước này đang lên kế hoạch tăng trưởng GDP 5%, dựa vào sự phục hồi nhanh chóng và khắc phục hậu quả  đại dịch. Và chúng tôi chắc chắn Việt Nam sẽ thành công trong phát triển. 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала