Đủ để bảo vệ Tổ quốc: Công nghiệp quốc phòng, an ninh Việt Nam phát triển rất mạnh

© Ảnh : Thống Nhất - TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo phát biểu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nền công nghiệp quốc phòng, an ninh của Việt Nam đang phát triển rất mạnh. Như Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã từng khẳng định: Vũ khí Việt Nam đủ mạnh để bảo vệ Tổ quốc và cũng không làm phương hại bất kỳ quốc gia nào.

Phát biểu tại Hội nghị của Ban Chỉ đạo Nhà nước về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, đây là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa cấp bách, nhiệm vụ chiến lược lâu dài và là trách nhiệm cùa toàn Đảng, toàn dân, toàn quân mà nòng cốt là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Những năm qua, năng lực sản xuất, sửa chữa các sản phẩm công nghiệp quốc phòng, vũ khí, trang thiết bị quân sự, an ninh, nhất là đóng tàu quân sự, điện tử viễn thông, tập trung vào các sản phẩm công nghệ cao của Việt Nam có sự tiến bộ vượt bậc. Theo đó, nhiều sản phẩm nghiên cứu phát triển đã được trang bị cho quân đội và công an Việt Nam.

Năng lực sản xuất công nghiệp quốc phòng, an ninh của Việt Nam phát triển mạnh

Sáng 3/6 Ban Chỉ đạo Nhà nước về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng (CNQP), an ninh đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh thời gian qua, đồng thời, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới tại Hà Nội.

Chuẩn bị nguồn hàng gạo xuất khẩu tại Công ty Lương thực sông Hậu (Tổng công ty Lương thực miền Nam). - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ vượt Thái Lan để đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng (CNQP), an ninh tham dự và chủ trì Hội nghị.

Có mặt tại sự kiện này còn có có Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an. Cùng với đó, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cũng dự Hội nghị.

Về phía Bộ Quốc phòng Việt Nam còn có Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Bế Xuân Trường, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh cùng thành viên Ban Chỉ đạo, các cơ quan chức năng của Chính phủ, đại biểu các bộ, ban, ngành Trung ương.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tại Lễ khánh thành - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cắt băng khai trương đường bao biển bên bờ vịnh Hạ Long

Theo cổng thông tin Bộ Quốc phòng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Đại tướng Ngô Xuân Lịch điều hành Hội nghị, thảo luận. Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Nhà nước báo cáo tình hình, kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.

Tại hội nghị hôm nay, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo đã báo cáo cho biết, trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo và Bộ Quốc phòng, năng lực của công nghiệp quốc phòng, an ninh Việt Nam đã được phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm được Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng, an ninh quốc gia.

Theo báo cáo của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo, đã xây dựng và ban hành được nhiều văn bản nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý, tổ chức lực lượng được kiện toàn. Hoàn thành xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện đến năm 2020 Đề án đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, các quy hoạch xây dựng và phát triển ngành.

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định đầu tư Chương trình mục tiêu Công nghiệp quốc phòng giai đoạn 2016-2020, kiện toàn tổ chức, sắp xếp lại bộ máy để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, xây dựng nghị định quy định về công nghiệp an ninh.

Được biết, đến nay, tỷ lệ các dây chuyền, thiết bị công nghệ hiện đại và khả năng sản xuất, sửa chữa, cải tiến hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật được nâng cao, đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật cho lực lượng vũ trang, giảm nhập khẩu, tiết kiệm ngân sách Nhà nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói về chí lớn của TP.HCM: Hãy trở lại là chính mình

Đặc biệt, năng lực sản xuất, sửa chữa các sản phẩm công nghiệp quốc phòng, an ninh, nhất là đóng tàu quân sự, điện tử viễn thông phát triển mạnh.

“Công tác nghiên cứu khoa học công nghệ quân sự bước đầu gắn kết chặt chẽ với sản xuất, tập trung vào các sản phẩm công nghệ cao, nhiều sản phẩm nghiên cứu phát triển đã được trang bị cho quân đội và công an”, báo cáo của Ban Chỉ đạo Nhà nước về phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh nêu rõ.

Ngoài ra, Bộ Công an đã bước đầu nghiên cứu, sản xuất được một số chủng loại trang bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác chiến đấu cho lực lượng công an nhân dân.

“Công nghiệp quốc phòng, an ninh còn sản xuất được một số sản phẩm phục vụ dân sinh và xuất khẩu”, báo cáo cho biết.

Việt Nam tiếp tục kiện toàn tổ chức công nghiệp quốc phòng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam không thể thất bại trước Covid-19
Trong phần phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương và đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cùng sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành liên quan trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.

“Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa cấp bách, là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, là trách nhiệm cùa toàn Đảng, toàn dân, toàn quân mà nòng cốt là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an”, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Chỉ đạo tại Hội nghị, người đứng đầu Chính phủ cho biết, trong những năm tới, trước những thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới và khu vực cùng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiệm vụ xây dựng phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh của Việt Nam sẽ ngày càng nặng nề, đòi hỏi phải có tinh thần đổi mới tư duy và có giải pháp, cách thức thực hiện phù hợp hiệu quả.

Cùng với đó, phải có đột phá về năng lực nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm công nghiệp quốc phòng, an ninh, đuổi kịp thành tựu của các nước trong khu vực cũng như nắm bắt xu hướng chung của thế giới.

Trước những phân tích trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các đồng chí thành viên trong Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành tiếp tục phát huy vai trò trách nhiệm trong xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh. Đồng thời, quan tâm, phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện và chỉ đạo quyết liệt để đẩy nhanh các chương trình, quy hoạch, kế hoạch về phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.

“Trong đó, tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, bảo đảm tính đồng bộ, đổi mới và hiệu quả, tổng kết thực hiện Pháp lệnh Công nghiệp Quốc phòng và đề xuất xây dựng Luật Công nghiệp Quốc phòng”, người đứng đầu Chính phủ cho biết.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu tiếp tục kiện toàn tổ chức công nghiệp quốc phòng trên cơ sở xem xét tổng thể, kỹ lưỡng, hiệu quả, bảo đảm năng lực để thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, ứng dụng có hiệu quả các thành tựu, tiến bộ khoa học công nghệ mũi nhọn trong hoạt động nghiên cứu, tạo bước chuyển biến và hình thành các sản phẩm có tính đột phá về khoa học công nghệ.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu xử lý nghiêm trường hợp giấu bệnh

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, Việt Nam cần đẩy mạnh chương trình đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh. Kết hợp sản xuất quốc phòng - kinh tế, kinh tế - quốc phòng như một bộ phận cốt yếu, nhiệm vụ thường xuyên để duy trì và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, đồng thời bảo đảm đời sống cho người lao động.

Bên cạnh đó, theo đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, cần huy động có hiệu quả sự tham gia của khoa học công nghệ quốc gia, công nghiệp dân sinh cho nhiệm vụ xây dựng phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh. Tăng cường hợp tác cùng nghiên cứu phát triển và sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp quốc phòng, an ninh với các đối tác nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của công nghiệp quốc phòng, an ninh.

Vũ khí của Việt Nam vừa đủ mạnh để bảo vệ Tổ quốc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu cú đấm thép để nông sản Việt Nam vươn tầm thế giới
Trước đó, chia sẻ với truyền thông khi công bố Sách Trắng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định, Sách trắng lần này không ngại giới thiệu trang bị vũ khí của quân đội nhân dân Việt Nam, thể hiện sự minh bạch của Quốc phòng Việt Nam, góp phần tăng cường sự hiểu biết và xây dựng lòng tin giữa Việt Nam với các quốc gia trong cộng đồng quốc tế.

“Vũ khí của Việt Nam vừa đủ mạnh để bảo vệ tổ quốc và không phương hại đến quốc gia nào”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh.

Theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, tỷ lệ những trang bị vũ khí do Việt Nam tự sản xuất hay cải tiến ngày càng nhiều hơn, chứng tỏ sự độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh của Việt Nam những năm qua ngày càng phát triển và tiến bộ.

Theo chia sẻ của Tướng Vịnh, Việt Nam công khai vũ khí vì trong thế giới hiện nay, không thông tin nào là bí mật hoàn toàn, hơn nữa, việc sản xuất, mua sắm vũ khí trang bị của Việt Nam phù hợp luật pháp quốc tế, phù hợp với mục tiêu hoà bình, tự vệ, không đe doạ nước khác.

“Khả năng khai thác, làm chủ vũ khí hiện đại của bộ đội ta cũng rất tốt. Đơn cử như vừa qua, cán bộ, chiến sĩ xe tăng Việt Nam đi thi Army Games, sử dụng xe tăng thế hệ mới do Nga sản xuất nhưng đã xuất sắc xếp thứ nhì. Chúng ta phải hiểu rõ tính năng kỹ, chiến thuật, thao tác rất giỏi thì mới đạt được kết quả đó”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Việt Nam cũng tập trung bảo dưỡng, giữ tốt dùng bền vũ khí trang bị, khi cần là sẵn sàng sử dụng được ngay. Các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng đã và đang tập trung cải tiến, sản xuất một số vũ khí trang bị như vũ khí bộ binh, pháo binh, thông tin phù hợp với điều kiện Việt Nam. Bên cạnh đó, một số sản phẩm được Việt Nam xuất khẩu như súng trường, vật tư, vật liệu quốc phòng, thuốc nổ cùng những vũ khí công nghệ cao mà Việt Nam tự nghiên cứu sản xuất cũng đạt được kết quả nhất định.

Корабль в Южно-Китайское море - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông: Bộ Quốc phòng Việt Nam nói không nhân nhượng

Theo tướng Vịnh tiết lộ, dù “chưa bày lên mâm”, chưa được trình bày hay giới thiệu nhưng “khi cần cũng có cái để dùng”.

“Vũ khí trang bị hiện đại rất quan trọng, không thể thiếu, nhưng vấn đề có ý nghĩa quyết định vẫn là con người có ý chí, trình độ, sử dụng vũ khí trang bị theo cách đánh của Việt Nam”, Thượng tướng Vịnh nhấn mạnh.

Chia sẻ về chi tiêu quốc phòng, kế hoạch mua sắm vũ khí, hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, Việt Nam sẽ căn cứ theo yêu cầu thực tế để lên kế hoạch mua sắm, chi tiêu cho Quốc phòng mỗi năm, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt ngân sách.

“Ngân sách quốc phòng Việt Nam vừa đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa phù hợp với khả năng đất nước, không trở thành gánh nặng của nền kinh tế”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định.

Hiện, trong biên chế QĐND Việt Nam được trang bị 6 tàu ngầm, có đầy đủ các trung đoàn không quân Su-30 MK2, hệ thống tên lửa phòng không, tên lửa bờ đối hải, hệ thống radar, trinh sát kỹ thuật, đơn vị tăng thiết giáp.

Đặc biệt, Tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh, ở thời bình, Việt Nam chỉ mua vũ khí với một số lượng vừa đủ, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu. Đồng thời quân đội tích cực nghiên cứu cải tiến, hiện đại hoá những loại vũ khí, khí tài hiện có.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu hội nghị - Sputnik Việt Nam
Nỗi buồn bực của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Việt Nam cũng dự trữ công nghệ chế tạo một số loại vũ khí, trang bị hiện đại, sẵn sàng sản xuất theo yêu cầu thời chiến. Các tiêu chí mua sắm vũ khí được Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng xác định rất rõ với nguyên tắc chung là đa phương hoá, đa dạng hoá, không lệ thuộc về vũ khí, trang bị vào một quốc gia nào.

“Việt Nam chọn mua vũ khí có chất lượng tốt, khả năng khai thác, sử dụng phù hợp với đường lối quân sự, chiến lược, chiến thuật của Việt Nam và có giá thành cạnh tranh”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала