Bộ Nội vụ Việt Nam đề xuất thi đầu vào tuyển công chức

© Ảnh : Bộ Nội vụ VNTrụ sở Bộ Nội vụ
Trụ sở Bộ Nội vụ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Nội vụ cho biết đang dự thảo và xin ý kiến rộng rãi về đề án thực hiện thống nhất việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức nhằm củng cố niềm tin của người dân.

Theo đó, thí sinh dự tuyển công chức sẽ tham dự thi kiểm định đầu vào, nếu trả lời đúng được 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì được cấp giấy chứng nhận. Bộ Nội vụ khẳng định, ngân hàng câu hỏi được các chuyên gia, nhà quản lý thiết kế theo hướng tư duy mới trên cơ sở khung năng lực cần thiết toàn diện (không chỉ là ngoại ngữ, tin học) đối với công chức Việt Nam.

Bộ Nội vụ đề xuất thi kiểm định đầu vào công chức

Thông tin từ Bộ Nội vụ cho biết, ngày 28/5, Bộ bắt đầu công bố dự thảo Đề án thực hiện thống nhất việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức, theo đó, dự kiến tổ chức kỳ kiểm định đầu vào tập trung với những đối tượng muốn thi tuyển vào công chức tại Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trình bày Tờ trình về nội dung xem xét, quyết định việc thành lập 3 thị xã thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Phú Yên và Bình Định. - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Nội vụ lên tiếng về việc chưa tăng lương, Chủ tịch tỉnh kiêm Hiệu trưởng ĐH

Mục tiêu chung của Đề án là thực hiện thống nhất, chuẩn hóa công tác kiểm định chất lượng đầu vào công chức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Ngoài ra, còn giúp tuyển chọn được công chức có năng lực phù hợp với vị trí công tác, đảm bảo mặt bằng chung về chất lượng công chức cả nước, đảm bảo hiệu quả tuyển dụng, giảm chi phí cho nhà nước và xã hội.

“Điều đặc biệt quan trọng chính là khắc phục những hạn chế, tiêu cực trong tuyển dụng công chức như trong thời gian qua, củng cố niềm tin của người dân vào sự khách quan, minh bạch của công tác tuyển dụng công chức”, Bộ Nội vụ khẳng định.

Bộ Nội vụ xác định đây là một Đề án lớn, quan trọng và đã giao Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị chủ trì soạn thảo Đề án. Học viện Hành chính Quốc gia đã tổ chức xây dựng dự thảo Đề án với sự tham gia của các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia của Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ.

© Ảnh : HVHCQGHọc viện Hành chính Quốc gia đề xuất trở thành cơ sở độc quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức
Bộ Nội vụ Việt Nam đề xuất thi đầu vào tuyển công chức - Sputnik Việt Nam
Học viện Hành chính Quốc gia đề xuất trở thành cơ sở độc quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức

Theo lý giải của Bộ Nội vụ, Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị độc lập thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng đầu vào công chức vì đây cơ sở có đầy đủ năng lực để thực hiện đúng đắn và chính xác kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

“Những kinh nghiệm về giảng dạy và nghiên cứu và những kết quả đóng góp vào thực tiễn cho thấy rằng, Học viện là cơ sở duy nhất có năng lực thực hiện một cách đúng đắn và chính xác việc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta”, Bộ Nội vụ nhấn mạnh.

Năm 2019, Đề án này đã được báo cáo Ban Cán sự Đảng Bộ Nội vụ cho ý kiến, tổ chức lấy ý kiến của các đơn vị chức năng Bộ Nội vụ. Tháng 12/2019, Bộ cũng tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý của các bộ, ban ngành, địa phương về dự thảo Đề án.

Bộ trưởng Bộ nội vụ Lê Vĩnh Tân - Sputnik Việt Nam
Không để hạ cánh an toàn: Bộ Nội vụ đề xuất 4 mức xử lý kỷ luật cán bộ nghỉ hưu

Tháng 5/2020, Bộ Nội vụ tiếp tục tổ chức Hội thảo lấy ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia của Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ. Trên cơ sở kết quả góp ý đối với dự thảo, Bộ Nội vụ giao Học viện Hành chính quốc gia tiếp tục hoàn thiện Đề án. Đến nay, Đề án đã được Ban Cán sự Đảng Bộ Nội vụ thông qua, thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.

“Việc tuyển dụng công chức có vai trò đặc biệt quan trọng trong tổng thể chu trình quản lý công chức. Hoạt động tuyển dụng được thực hiện hiệu quả không chỉ bổ sung cho vị trí công chức còn thiếu mà còn tạo nền tảng cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức”, Bộ Nội vụ nhấn mạnh.

Cơ quan này nhấn mạnh, nguyên tắc khách quan, công bằng, minh bạch, chất lượng trong tuyển dụng từng bước được đảm bảo thông qua nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thi tuyển.

Tuy nhiên, theo Bộ Nội vụ, trong những năm qua, hoạt động tuyển dụng công chức dù có nhiều đổi mới nhưng ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều thách thức. Cụ thể, nội dung thi tuyển công chức mặc dù tương đối toàn diện nhưng chưa đủ để đánh giá năng lực, kỹ năng mềm của người dự tuyển. Trong khi đó, vị trí công chức không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn mà còn cần có năng lực, kỹ năng của hoạt động công vụ.

Thêm vào đó, quá trình tuyển dụng chưa thực sự là quá trình đánh giá năng lực với những thước đo hiệu quả để tuyển đúng ứng viên cho vị trí công chức cần tuyển.

“Mô hình tuyển dụng công chức theo hướng phân cấp cũng bộc lộ những hạn chế về cách làm, về việc đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch trong hoạt động tuyển dụng, chi phí tuyển dụng, dẫn đến chất lượng, hiệu quả tuyển cụng công chức chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn”, Bộ Nội vụ nhấn mạnh.

Theo đó, việc kiểm định không chỉ là đánh giá kiến thức chung, ngoại ngữ, tin học của thí sinh như các nội dung tuyển dụng công chức trong giai đoạn vừa qua, mà sẽ đánh giá tổng hợp, toàn diện năng lực của thí sinh dự tuyển, như: Hiểu biết về nhiệm vụ, trách nhiệm, sự sẵn sàng đảm đương vị trí công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.

Hai phương án kiểm tra chất lượng đầu vào công chức của Bộ Nội vụ

Nhấn mạnh hai nguyên tắc chủ yếu để kiểm định chất lượng đầu vào công chức, Bộ Nội vụ nêu rõ, công khai minh bạch, khách quan, đúng pháp luật và thống nhất toàn diện các hoạt động kiểm định chất lượng đầu vào công chức (năng lực chung, nền tảng của công chức).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc phiên họp.  - Sputnik Việt Nam
Bộ Nội vụ Việt Nam đề xuất hợp nhất hàng loạt Bộ, giảm Phó Thủ tướng

Dự thảo đổi mới nội dung thống nhất kiểm định chất lượng đầu vào công chức được Bộ Nội vụ đề xuất hai phương án.

Phương án thứ nhất: Nội dung kiểm định chất lượng đầu vào công chức thực hiện đánh giá năng lực tổng hợp của thí sinh dự thi trên các phương diện về kiến thức, kỹ năng, thái độ của thí sinh, bao quát những lĩnh vực về chủ trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực, quyền, nghĩa vụ của công chức, kiến thức về văn hóa, lịch sử, kỹ năng giao tiếp, đạo đức công vụ, bảo đảm đánh giá được năng lực nhận thức và năng lực tư duy, năng lực ứng dụng vào thực tiễn của thí sinh.

Các nội dung về kiến thức chung, ngoại ngữ, tin học sẽ được tổ hợp chung trong một bài thi kiểm định với thời lượng ít nhất 180 phút.

Bộ Nội vụ nêu rõ, ngân hàng câu hỏi được xây dựng bởi các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý từ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu, hàng đầu của cả nước, các cơ quan quản lý nhà nước, của cơ quan sử dụng công chức để đảm bảo chất lượng ngân hàng đề thi.

Ngân hàng câu hỏi kiểm định chất lượng đầu vào công chức được tiếp cận theo hướng tư duy mới trên cơ sở khung năng lực cần thiết đối với một công chức (năng lực cốt lõi, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý).

Theo Bộ Nội vụ, việc kiểm định không chỉ là việc đánh giá kiến thức chung, ngoại ngữ, tin học của thí sinh như các nội dung tuyển dụng công chức trong giai đoạn vừa qua mà phải đánh giá tổng hợp, toàn diện năng lực của thí sinh dự tuyển (đánh giá được sự hiểu biết nền tảng, cần thiết cho vị trí công chức; hiểu biết về chức trách, nhiệm vụ, khả năng, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm sẵn sàng đảm đương vị trí công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển).

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân - Sputnik Việt Nam
Bộ Nội vụ Việt Nam mở đợt kiểm tra ngăn chặn “chạy” chức quyền

Phương án 2: Tiếp tục đổi mới các nội dung thi theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP theo hướng tăng thời lượng, tăng số câu hỏi nhằm tạo cơ sở đánh giá toàn diện hơn năng lực của thí sinh. Số lượng câu hỏi môn kiến thức chung, ngoại ngữ, tin học dự kiến là 100 câu mỗi môn.

Nội dung câu hỏi tiếp cận theo hướng đánh giá năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ) thay vì đánh giá kiến thức đơn thuần được trang bị trong hệ thống giáo dục quốc dân.

“Bộ Nội vụ đề xuất lựa chọn phương án 1”, Tờ trình về việc ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện thống nhất việc kiểm định chất lượng đầu vào của công chức nhấn mạnh.

Thi chất lượng đầu vào công chức ở Việt Nam sẽ được tiến hành như thế nào?

Theo phương án đầu tiên mà Bộ Nội vụ đề xuất trình Thủ tướng lựa chọn, thí sinh dự tuyển thi sẽ phải tham dự một kỳ kiểm định đầu vào chất lượng công chức. Sau đó, nếu trả lời đúng 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì sẽ được đơn vị kiểm định cấp giấy chứng nhận.

Nữ doanh nghiệp Việt - Sputnik Việt Nam
Bộ Nội vụ không đồng tình thay đổi giờ làm việc trong các cơ quan hành chính

Bộ Nội vụ khẳng định, giấy chứng nhận này là cơ sở để các cơ quan tuyển dụng công chức thực hiện các bước tiếp theo trong quá trình tuyển dụng. Giấy chứng nhận có giá trị 12 tháng kể từ ngày cấp để thí sinh đăng ký tuyển dụng vòng 1, có giá trị trong cả nước và cho tất cả các vị trí tuyển dụng.

Đồng thời, việc kiểm định chất lượng đầu vào sẽ được thực hiện trên máy tính, thí sinh sẽ biết kết quả ngay sau khi làm bài và sẽ được cấp giấy chứng nhận sau 5 ngày làm việc.

Địa điểm kiểm định chất lượng tập trung sẽ được tổ chức tại Hà Nội, TP.HCM, Thừa Thiên - Huế và Buôn Ma Thuột. Trường hợp các thí sinh không có điều kiện kiểm định tại 4 địa điểm trên thì đơn vị kiểm định chất lượng đầu vào bố trí nhân sự, phần mềm, ngân hàng đề thi để thực hiện kiểm định tại địa phương.

Theo dự kiến, kỳ kiểm định chất lượng đầu vào tập trung sẽ được thực hiện ít nhất 2 lần/năm. Các thí sinh không đạt yêu cầu có thể đăng ký thi lại sau 6 tháng kể từ khi kiểm định không đạt ở lần trước.

Bộ Nội vụ cũng đưa ra phương án căn cứ kế hoạch tuyển dụng, các cơ quan lập danh sách thí sinh đủ điều kiện về hồ sơ để tham gia kỳ thi tuyển dụng công chức. Danh sách được gửi về Bộ Nội vụ và đơn vị kiểm định chất lượng đầu vào. Sau đó, đơn vị kiểm định chất lượng đầu vào sẽ thực hiện kiểm định. Kết quả kiểm định được gửi về các Bộ ngành, địa phương để xác định người được dự tuyển thi tiếp vòng hai.

Ông Nguyễn Bá Cảnh, con trai ông Nguyễn Bá Thanh - Sputnik Việt Nam
Bộ Nội vụ nói về việc ông Nguyễn Bá Cảnh bị đề nghị kỷ luật

Về lộ trình, Bộ Nội vụ dự kiến thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức đối với các cơ quan Trung ương từ năm 2021-2022. Giai đoạn sau năm 2022 thực hiện đồng bộ các nội dung của Đề án.

Bộ Nội vụ nhấn mạnh, việc thực hiện đề án sẽ tác động trực tiếp đến các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp trong công tác tuyển dụng công chức theo hướng tăng cường trách nhiệm, tăng cường tính thực chất trong công tác tuyển dụng. Việc thực hiện đề án đồng thời tác động trực tiếp đến người dân, cụ thể là những người mong muốn trở thành công chức, những người có năng lực sẽ có cơ hội để thể hiện năng lực của mình.

“Đề án được thực hiện góp phần củng cố niềm tin của người dân và doanh nghiệp về hệ thống công vụ, người dân và doanh nghiệp sẽ được thụ hưởng từ một nền hành chính hiệu quả, chuyên nghiệp các dịch vụ hành chính công có chất lượng cao hơn, kịp thời hơn”, Bộ Nội vụ khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала