Đã 66 ngày Việt Nam không ghi nhận ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng

© AFP 2023 / Manan VatsyayanaMột người đàn ông và một đứa trẻ đeo mặt nạ đi dạo bên hồ ở Hà Nội, Việt Nam
Một người đàn ông và một đứa trẻ đeo mặt nạ đi dạo bên hồ ở Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết, tính đến 18h ngày 21/6, đã 66 ngày Việt Nam không ghi nhận ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng.

Hội chẩn quốc gia trước khi chuyển nam phi công người Anh sang khu vực phục hồi chức năng

Chiều 21/6, thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết đã 66 ngày Việt Nam không ghi nhận ca lây nhiễm Covid-19 (SARS-CoV-2) trong cộng đồng.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) tiếp tục giảm, còn 5.724 trường hợp, trong đó 95 người cách ly tập trung tại bệnh viện; 5.347 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 282 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Đến thời điểm này, tại Việt Nam, 327/349 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh, chiếm 93,7% tổng số ca bệnh.

Trường THCS Quảng Minh, Việt Yên, Bắc Giang tiến hành phun hóa chất khử trùng toàn bộ trường học trước khi đón học sinh trở lại.  - Sputnik Việt Nam
Không có ca mắc COVID-19 mới, bệnh nhân 91 sẽ sớm được ra viện

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị – Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, bệnh nhân số 91 (nam phi công người Anh) tiếp tục có chuyển biến tốt. Bệnh nhân đã cai hoàn toàn máy thở, tự thở khí phòng, có thể cho xuất khỏi Khoa Chăm sóc tích cực (ICU), chuyển sang Khoa Phục hồi chức năng.

Dự kiến đầu tuần tới, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, sẽ tổ chức hội chẩn quốc gia trước khi chuyển bệnh nhân sang khu vực phục hồi chức năng, bên cạnh các thủ tục đưa bệnh nhân về nước.

Nam bệnh nhân hiện tại tỉnh, tiếp xúc tốt, sức cơ 2 tay bình thường, sức cơ 2 chân cải thiện 4/5, tự xoay trở trên giường, tự ngồi dậy được, chịu lực hai tay trên khung tập tự đứng dậy.

Sau hơn 3 tháng nhập viện điều trị, ngày 21/6, sức cơ hô hấp của nam phi công người Anh cải thiện, tự thở khí phòng, đã cai máy thở 8 ngày. Bệnh nhân giao tiếp tốt được bằng lời nói và tự ăn uống qua miệng. Chức năng thận đã hồi phục, chức năng tim, gan tốt, men tụy bình thường.

Theo tiên lượng của các bác sĩ, bệnh nhân còn cần thêm thời gian để phục hồi đáp ứng với gắng sức và chức năng vận động, trong quá trình hồi phục vẫn có thể bị những đợt nhiễm trùng mới. 

Nam phi công người Anh là bệnh nhân Covid-19 điều trị dài ngày nhất tại Việt Nam tới nay. Bệnh nhân đã trải qua hơn 90 ngày điều trị và cùng với bệnh nhân số 19, nam phi công phục hồi sức khỏe một cách kỳ diệu, đáng kinh ngạc, sắp sửa được xuất viện. 

Thế giới vào giai đoạn “nguy hiểm”, Việt Nam nguy cơ bùng phát dịch trở lại rất cao

Tại cuộc họp báo ở trụ sở của Tổ chức y tế thế giới (WHO) mới đây Tổng Giám đốc WHO cho hay, đại dịch Covid-19 đã bước sang giai đoạn “mới và nguy hiểm”. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang đối mặt với một đợt bùng phát dịch Covid-19 mới do chủng mới của SARS-CoV-2 gây ra.

Theo trang thống kê Worldometers, tính đến 9h ngày 21/6, toàn thế giới đã ghi nhận 8.906.655 ca nhiễm SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 466.253  ca tử vong.

Nhân viên y tế của Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC Hà Nội) tiến hành lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Giáo sư Mỹ chọc giận Việt Nam

Phát biểu tại cuộc họp báo từ trụ sở WHO ở Geneva (Thụy Sĩ), Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết số ca dương tính với SARS-CoV-2 trong 1 ngày qua đã “ở mức cao nhất từ trước tới nay tính trong vòng 1 ngày”. SARS-CoV-2 vẫn lây nhiễm nhanh và vẫn gây chết người và hầu hết mọi người vẫn dễ mắc bệnh.

Hiện Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong tổng số 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có dịch Covid-19, với 2.265.449 ca nhiễm và 120.726  ca tử vong. Tiếp đến là Brazil với 984.315 ca nhiễm và 47.897 ca tử vong.

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 đánh giá, Việt Nam cơ bản đã khống chế được dịch bệnh, nhưng diễn biến dịch bệnh trên thế giới hết sức phức tạp nguy cơ bùng phát dịch trở lại rất cao bởi nguồn bệnh từ bên ngoài có thể tấn công vào trong nước bất cứ lúc nào.  Ban Chỉ đạo đề nghị tất cả các thành viên rà soát lại toàn bộ các công việc, nhiệm vụ được giao; yêu cầu các lực lượng phòng, chống dịch không được chủ quan, nơi lỏng, sẵn sàng ứng phó với tình huống mới có thể xảy ra.

Để bảo vệ những thành quả đã đạt được trong công tác phòng, chống dịch bệnh, tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội trong nước, chúng ta phải tiếp tục siết chặt quản lý các tuyến biên giới, quản lý người nhập cảnh, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала