Việt Nam đã làm được điều phi thường

© Ảnh : TTXVN phátBệnh nhân 91 sau khi được ngưng ECMO chiều 3/6.
Bệnh nhân 91 sau khi được ngưng ECMO chiều 3/6. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nam phi công người Anh, bệnh nhân số 91, ca nhiễm Coivd-19 nặng nhất của Việt Nam đã hồi phục thần kỳ và chuẩn bị được hồi hương. Việt Nam đã làm tất cả để cứu lấy mạng sống của một bệnh nhân người nước ngoài và để cả thế giới thấy trình độ y học, tấm lòng tuyệt vời của đội ngũ y bác sĩ và người dân đất nước này.

Theo Bộ Y tế Việt Nam, sau khi tiến hành hội chẩn quốc gia lần thứ 6, trưa ngày 3/7, các chuyên gia y tế thuộc Tiểu Ban Điều trị khẳng định, nam phi công người Anh, bệnh nhân số 91 đã đủ điều kiện sức khỏe về nước an toàn và tiếp tục quá trình điều trị ở quê nhà Scotland.

Theo bản tin lúc 18h của Bộ Y tế, đã 78 ngày qua Việt Nam không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng, ngoài ra hiện chỉ còn 12 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

Nam phi công người Anh đủ điều kiện về nước ngày 12/7

Có lẽ, đúng như nam phi công người Anh, bệnh nhân mắc Covid-19 số 91 từng nói, nếu ở một nơi nào khác trên thế giới, anh đã không thể qua khỏi.

Lấy mẫu huyết thanh của chuột đã tiêm dự tuyển vắc xin COVID-19, để đánh giá khả năng sinh miễn dịch vào ngày 15/5 và 29/5. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam vượt tiến độ, sắp có vắc-xin chống Covid-19?

Tính đến nay, nam phi công người Anh đã trải qua 107 ngày điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy. Đây là ca nhiễm Covid-19 nặng nhất của Việt Nam, phải can thiệp ECMO, sử dụng máy thở nhiều ngày, lọc máu, liên tục trong tình trạng nguy kịch, có lúc, tưởng như khó mà cứu chữa nổi.

Việt Nam đã từng xem xét phương án ghép phổi cho nam bệnh nhân số 91 khi phổi người này chỉ còn 10% hoạt động. Sự phục hồi của nam phi công người Anh là kỳ tích và câu chuyện hiếm trong y học thế giới hiện nay. Các bác sĩ, nhân viên y tế đã làm tất cả để cứu lấy phi công người Anh.

Trưa ngày 3/7, tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị đã chủ trì buổi hội chẩn quốc gia đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân 91, nam phi công người Anh.

Trước đó, vào đầu giờ làm việc buổi sáng, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị cùng GS.TS Nguyễn Gia Bình- Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu, Tổ trưởng Tổ Hội chẩn chuyên môn chăm sóc, điều trị ca bệnh Covid -19 diễn biến nặng, nguy kịch- Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam đã vào thăm nam bệnh nhân số 91.

Tại cuộc gặp với các chuyên gia y tế, nam phi công người Anh giao tiếp tốt và tương tác thuận lợi với các thành viên Tổ công tác. Bệnh nhân đã có thể xoay trở, nhấc chân tay, tập nói vài câu tiếng Việt theo hướng dẫn của PGS.TS Lương Ngọc Khuê.

Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đã 76 ngày Việt Nam không ghi nhận ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng

Tiếp đến tại buổi hội chẩn, đầu cầu Bệnh viện Chợ Rẫy có TS.Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thảo, Phó Giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy cùng Tổ điều trị bệnh nhân 91 của đơn vị này cùng đại diện Viện Pasteur Tp Hồ Chí Minh.

Phía điểm cầu Bộ Y tế có GS.TS Ngô Quý Châu- Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, GS.TS Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y.

Các điểm cầu khác như Bệnh viện Trung ương Huế có GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện cùng các chuyên gia của bệnh viện, cùng rất nhiều chuyên gia giỏi tại các điểm cầu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Phát biểu tại buổi hội chẩn, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết đây là buổi hội chẩn quốc gia lần thứ 6 dành riêng cho bệnh nhân 91.

Buổi hội chẩn có ý nghĩa quan trọng nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe người bệnh, các giải pháp đảm bảo an toàn để có thể chuyển bệnh nhân 91 về nước Anh theo đề nghị của Đại sứ quán Anh.

Tại buổi hội chẩn ngày 3/7, các chuyên gia đã nghe đại diện Khoa Hồi sức tích cực báo cáo tình hình sức khỏe bệnh nhân 91.

Báo cáo của Khoa Hồi sức tích cực cho biết, bệnh nhân tiếp xúc tốt, đêm ngủ ngon, tự thở khí phòng, SpO2 95%, nhịp thở 20 lần / phút. Sức cơ 2 tay, 2 chân bình thường, tự xoay trở trên giường, tự ngồi dậy được, chịu lực hai tay trên khung tập tự đứng dậy và vịn khung tập bước được nhiều bước hơn.

Các chuyên gia đã xem xét và cho ý kiến về các nguy cơ có thể xảy ra khi bệnh nhân được vận chuyển bằng đường hàng không, khi ở độ cao thì có nguy cơ gì về biến chứng tràn khí màng phổi, nhồi máu phổi khi ở độ cao hàng không hay không.

Phát biểu tại buổi hội chẩn, các chuyên gia nêu rõ, bệnh viện cần xây dựng kế hoạch chi tiết về phương án vận chuyển bệnh nhân, có bảng check list đảm bảo về sức khỏe tim mạch, hô hấp của bệnh nhân.

Lực lượng chức năng phun khử trùng xe chở lưu học sinh Lào tại trường Cao đẳng y tế Sơn La.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam quyết tâm không để có làn sóng Covid-19 thứ hai

Về tình hình sức khỏe của nam phi công người Anh ngày hôm nay, các chuyên gia hô hấp như GS Ngô Quý Châu, GS Đỗ Quyết cho biết, bệnh nhân đủ điều kiện chuyển viện an toàn.

Theo GS.TS Nguyễn Gia Bình, bệnh nhân tiếp xúc, giao tiếp tốt, cần coi như người bệnh bình thường. Bệnh nhân không cần cách ly và có giấy xác nhận đã hết SAR- CoV-2.

Phát biểu tại buổi hội chẩn, TS.Nguyễn Huy Quang cho rằng, đây là chuyển bệnh nhân đã âm tính với SAR-CoV- 2, việc tiếp nhận tại Anh theo đúng Pháp luật của Anh còn ở Việt Nam sẽ theo pháp luật và chính sách ngoại giao của Việt Nam.

Kết luận tại buổi hội chẩn, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, bệnh nhân 91 đủ tiêu chuẩn chuyển viện, bệnh nhân không phải cách ly và sẽ được làm xét nghiệm lần cuối và xác nhận không còn SAR-CoV-2. Đồng thời, bệnh viện xây dựng kế hoạch bàn giao bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

“Bệnh nhân có thể chuyển viện vào ngày 12/7 theo đề nghị của Đại sứ Quán Anh là hợp lý”- PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết.

Để đảm bảo pháp lý, Tiểu ban điều trị giao Bệnh viện Chợ Rẫy có hợp đồng chặt chẽ với cơ quan tiếp nhận bệnh nhân bệnh nhân 91 đúng thủ tục pháp lý, ngoại giao, có tóm tắt hồ sơ bệnh nhân tiếng Việt, Tiếng Anh.

Từ nay đến ngày 12/7, bệnh nhân còn 9 ngày cần tiếp tục được tập luyện, phục hồi chức năng để đảm bảo sinh hoạt binh thường trong ăn uống, di chuyển, vệ sinh khi di chuyển bằng đường hàng không.

Việt Nam chỉ còn 12 bệnh nhân dương tính với coronavirus

Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam, đã 78 ngày qua cả nước không hề ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng nào (kể từ thời điểm 6h ngày 16/4 đến 18h ngày 3/7).

Bác sĩ và bệnh nhân mắc COVID-19 tại bệnh viện. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có thêm 2 ca mắc Covid-19 từ Kuwait trở về

Hiện, theo Tiểu Ban Điều trị, Việt Nam đã có 340/355 bệnh nhân mắc coronavirus được công bố khỏi bệnh, chiếm 95,8% số ca nhiễm. 15 trường hợp còn lại đều có sức khỏe ổn định và đang được theo dõi, chăm sóc và cách ly chặt chẽ tại các cơ sở y tế trên cả nước.

Trong đó 49/50 bệnh nhân mang quốc tịch nước ngoài đã được Việt Nam điều trị khỏi. Hiện chỉ còn bệnh nhân 91 là phi công đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy nhưng cũng sắp được hồi hương vào ngày 12/7 tới đây.

Tính đến chiều ngày 3/7, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện 3 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2. Như vậy, Việt Nam chỉ còn 12 bệnh nhân dương tính với coronavirus.

Cũng tính đến chiều 3/7, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) tại Việt Nam là 8.859 người. Trong đó, cách ly tại bệnh viện có 120 người, tại nhà, cơ sở lưu trú là 1.699 người và tại các cơ sở tập trung khác là 7.040 người.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала