Liên kết hợp tác phát triển du lịch TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long

© Ảnh : Ánh Tuyết - TTXVN Ông Dương Tấn Hiển - Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ phát biểu khai mạc Ngày hội
Ông Dương Tấn Hiển - Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ phát biểu khai mạc Ngày hội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 4/7, tại Cần Thơ, UBND TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long đã tổ chức Hội nghị “Sơ kết thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020”.

Khách du lịch đến TP.HCM và ĐBSCL giảm hơn 50%

Ngày 4/7, Hội nghị “Sơ kết liên kết phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020” đã được tổ chức tại Cần Thơ.

Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM; lãnh đạo UBND, sở, ngành du lịch của 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và đông đảo các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch.

Cây Cầu Vàng Bà Nà Đà Nẵng - Sputnik Việt Nam
Hình mẫu thành công: Nhìn vào Việt Nam sẽ thấy tương lai du lịch thế giới

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc toàn diện tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, trong đó du lịch là một trong những ngành thiệt hại nặng nề. Riêng ĐBSCL còn phải gánh chịu tác động kép từ dịch bệnh và khô hạn. “Sáu tháng qua là giai đoạn hết sức khó khăn, tăng trưởng của ngành du lịch quý 1 giảm sâu và phục hồi chậm trong quý 2 đã tác động không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng GRDP của mỗi tỉnh, thành. Hơn nữa, chưa có giai đoạn nào du lịch giảm sâu như thế này, giảm cả số lượng lẫn doanh thu”, ông Phong nói.

Khách du lịch đến TP.HCM chỉ đạt 9,4 triệu lượt, giảm 54,7% so cùng kỳ; doanh thu đạt hơn 34 nghìn tỷ đồng, giảm 49,6%. Tương tự ở khu vực ĐBSCL, khách du lịch đạt gần 13 triệu lượt, giảm 51%, còn doanh thu đạt hơn 10 nghìn tỷ giảm 53%.

Theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, sau 6 tháng triển khai thực hiện thỏa thuận liên kết hợp tác, dù chịu tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL đã đạt được những kết quả bước đầu. Tiêu biểu như, chỉ khoảng 2 tháng không bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh đã có trên 50.000 lượt khách du lịch đăng ký mua tour tại 5 doanh nghiệp lữ hành lớn của TP.HCM để đi du lịch đến các tỉnh, thành vùng ĐBSCL.

© Flickr / Jean-Marc Astesanasông Cửu Long
Liên kết hợp tác phát triển du lịch TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long - Sputnik Việt Nam
sông Cửu Long

Ngoài ra, TP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL đã hình thành cơ chế thông tin, liên lạc để giải quyết các công việc trong thực hiện thỏa thuận, liên kết phát triển du lịch. Bên cạnh đó, các hoạt động kích cầu du lịch được đẩy mạnh, các chương trình đào tạo về quản lý khách sạn nhỏ và homestay được phối hợp thực hiện hiệu quả

Tạo thương hiệu thúc đẩy du lịch TP.HCM và vùng ĐBSCL

Ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho rằng, chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL là cơ sở quan trọng để các địa phương đẩy mạnh hợp tác, khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch. Từ đó, tạo thương hiệu thúc đẩy du lịch TP.HCM và vùng ĐBSCL phát triển hơn nữa.

Nói về du lịch ĐBSCL, ông Dương Tấn Hiển khẳng định, tiềm năng phát triển du lịch của khu vực ĐBSCL là rất lớn, với hệ thống tài nguyên du lịch tương đối phong phú và đa dạng, có nét đặc thù riêng như: du lịch biển đảo, du lịch sinh thái sông nước đô thị, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch gắn với di tích lịch sử văn hóa, chợ nổi, du lịch tâm linh.

Toàn cảnh thung lũng Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn nhìn từ trên cao. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tập trung sức làm du lịch nội địa trước

Tuy nhiên, việc phát triển du lịch của ĐBSCL chưa phát huy tiềm năng và lợi thế như: không gian du lịch vùng bị gián đoạn, nhiều địa phương làm du lịch còn tự phát, thiếu chuyên nghiệp và tổ chức khai thác các sản phẩm du lịch giống nhau, dễ gây nhàm chán.

Theo ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, để việc liên kết du lịch hiệu quả thì TP.HCM và ĐBSCL cần quyết liệt đi vào xây dựng sản phẩm, xúc tiến du lịch và đào tạo nguồn nhân lực. Nếu làm được cả ba mặt này thì ĐBSCL sẽ là trung tâm du lịch lớn nhất của Việt Nam.

Thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa UBND TP.HCM và UBND 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2020 - 2025 được ký kết ngày 14/12/2019.

Thỏa thuận liên kết nhằm tăng cường sự gắn kết, hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ của các địa phương và phát huy thế mạnh, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương vào việc xây dựng các sản phẩm du lịch của vùng và thương hiệu du lịch vùng nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của du lịch các địa phương trong liên kết cũng như sức hấp dẫn của du lịch vùng với các quốc gia trong khu vực.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала