Giám đốc Bệnh viện K chỉ ra nguyên nhân và cách phòng tránh ung thư ở Việt Nam

© Ảnh : Bệnh viện K PGS.TS Lê Văn Quảng
PGS.TS Lê Văn Quảng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tỷ lệ mắc ung thư ở Việt Nam ngày càng tăng. Giám đốc Bệnh viện K, PGS.TS Lê Văn Quảng vừa có phân tích chỉ ra 80% nguyên nhân gây ung thư ở Việt Nam.

Theo PGS.TS Lê Văn Quảng, ung thư hiện là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở Việt Nam. Đâu là lý do khiến ngày càng nhiều người Việt mắc ung thư?

Ung thư ở Việt Nam: Giám đốc Viện K chỉ ra định kiến sai lầm

Giám đốc Bệnh viện K, PGS.TS Lê Văn Quảng cho biết, có một số định kiến sai lệch về bệnh ung thư không những ở người còn hạn chế về kiến thức khoa học, mà cả ở giới có học thức.

“Định kiến sai lầm phổ biến nhất là mắc bệnh ung thư thì đương nhiên là mang bản án tử hình, nếu có điều trị thì cũng chỉ có thể vớt vát, kéo dài sống thêm một thời gian ngắn. Hệ lụy của định kiến này là tâm lý bi quan quá mức, buông bỏ và không tuân thủ điều trị”, lãnh đạo Bệnh viện K khẳng định.

PGS.TS Lê Văn Quảng nhấn mạnh, phải từ bỏ định kiến này trong mỗi người. Thực tế với các tiến bộ y học ngày nay đã giúp nhiều người chữa khỏi hoặc có thể kéo dài sống thêm đáng kể tuỳ loại ung thư và giai đoạn bệnh.

ung thư - Sputnik Việt Nam
Những cách mới nhất để điều trị ung thư gan ở Việt Nam

Vị chuyên gia hàng đầu về ung thư của Việt Nam phân tích, có một số loại bệnh ung thư có tỷ lệ khỏi bệnh trên 5 năm vượt quá 90% nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời như ung thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư đại tràng…

“Hiện tại Bệnh viện K đã có rất nhiều bệnh nhân ung thư đã chữa trị ổn định 10 năm, 20 năm, 30 năm. Lý do có lẽ là mọi người thường có cảm nhận chủ quan, nhận thấy xung quanh mình có nhiều bệnh nhân ung thư sau một thời gian điều trị là tử vong mà ít biết đến, rất nhiều người bệnh ung thư đã được điều trị thành công, đang sống khoẻ mạnh”, PGS.TS Lê Văn Quảng cho biết.

Theo lãnh đạo Bệnh viện K, dù khó tin nhưng hiện vẫn có không ít người dân nghĩ rằng bị ung thư là do quả báo, nghiệp quật, trời hành.

“Trên thực tế ai cũng có thể mắc bệnh ung thư, mọi lứa tuổi, giới tính, sắc tộc và thành phần xã hội. Ung thư xuất hiện ở mọi vùng, hầu như mỗi xóm làng, cơ quan, đơn vị đều thấy có người mắc ung thư”, PGS.TS Lê Văn Quảng khẳng định.

Tuy nhiên, theo vị chuyên gia, đa phần ung thư xuất hiện ở người ngoài 50 tuổi khi các yếu tố nguy cơ đủ thời gian tích luỹ để hình thành phát sinh bệnh.

80% ung thư ở Việt Nam là do đâu?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, năm 2000, Việt Nam chỉ có vẻn vẻn 68 ngàn ca mắc ung thư mới.

nhà khoa học - Sputnik Việt Nam
Cơn lốc ung thư ở Việt Nam: Trẻ em mắc bệnh tăng đột biến, phát hiện thì đã muộn

Đến năm 2010, con số này đã tăng gần gấp đôi, lên thành 126.000 ca. Tính đến thời điểm năm 2018 vừa qua, số ca mắc ung thư mới của Việt Nam tăng lên gần 165.000 ca/ hơn 96,5 triệu dân, với khoảng 70% trường hợp tử vong (tương đương số người chết rơi vào khoảng 115.000 ca).

Đồng thời, có khoảng 300.000 người đang phải chung sống, điều trị căn bệnh quái ác này.

Năm 2015, Việt Nam chỉ đứng hạng thứ 107 và năm 2013 là hạng 108 về tỷ lệ mắc ung thư. Tuy nhiên, Việt Nam hiện đang xếp vị trí số 99/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỷ lệ mắc ung thư là khoảng 151,4/100.000 dân số.

Việt Nam cũng xếp hạng số 19 ở châu Á và thứ 5 ở khu vực Đông Nam Á về tỷ lệ mắc ung thư trong dân số.

Theo phân tích của Giám đốc Bệnh viện K, tỷ lệ mắc ung thư có xu hướng cao hơn ở xã hội phát triển nơi tuổi thọ người dân tăng cũng như liên quan đến mức độ và lối sống công nghiệp hoá.

Hiện nay, ung thư là một trong những căn nguyên gây tử vong nhiều nhất ở Việt Nam sau tim mạch, tiểu đường, tai nạn giao thông

Vậy nguyên nhân yếu tố nào gây bệnh ung thư nhiều nhất ở Việt Nam?

Trả lời về vấn đề này, PGS.TS Lê Văn Quảng cho hay, ung thư hình thành do các tế bào tiếp xúc với các tác nhân sinh ung thư, gây thương tổn DNA của tế bào không hồi phục.

Hội nghị Ung thư Việt Nam- Hoa Kỳ năm 2017 tổ chức ngày 5/9. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ở đâu trên bản đồ ung thư thế giới

Các tế bào bất thường nhân lên không kiểm soát được, thoát ra khỏi sự kiểm soát sinh lý bình thường, mất khả năng biệt hóa, xâm lấn cục bộ phá hủy các tổ chức xung quanh và di căn đến nhiều cơ quan khác nhau.

“Trong đó nguyên nhân từ môi trường, ăn uống chiếm tới khoảng 80% nguyên nhân sinh ung thư như dùng thuốc lá, rượu, bức xạ ion hoá, tia cực tím… Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như di truyền, nhiễm vi sinh vật”, PGS. TS Lê Văn Quảng nói.

Vị chuyên gia cũng bổ sung thêm, một số yếu tố, tác nhân gây ung thư có thể thay đổi và dự phòng được như hút thuốc, uống rượu, nhai trầu, lối sống ít vận động, thói quen ăn uống không lành mạnh, sinh hoạt tình dục không an toàn lây nhiễm virus HPV, không tiêm phòng viêm gan B dẫn đến lây nhiễm và tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời.

Tuy nhiên Giám đốc Bệnh viện K cũng khẳng định, có những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được là tuổi tác, các yếu tố di truyền và rối loạn nội sinh. Càng nhiều tuổi, sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật càng giảm, thời gian tiếp xúc, tích lũy các yếu tố nguy cơ càng nhiều, ung thư càng dễ phát sinh.

“Rất may chỉ có dưới 10% bệnh ung thư phát sinh do các rối loạn nội sinh từ bên trong cơ thể, các tổn thương có tính di truyền, những nguyên nhân không thay đổi được”, chuyên gia Lê Văn Quảng cho biết.
Làm sao để phòng tránh ung thư?

Phân tích ra hàng loạt nguyên nhân, những định kiến sai lầm về ung thư ở Việt Nam, lãnh đạo Bệnh viện K cũng nêu ra một số biện pháp mà mỗi người có thể thực hiện nhằm phòng tránh mắc ung thư.

ung thư - Sputnik Việt Nam
Thành tựu chống ung thư: Triển khai liệu pháp điều trị mới ở Việt Nam

Theo PGS. TS Lê Văn Quảng, mặc dù khoa học đã xác định được các tác nhân, yếu tố nguy cơ gây ung thư nhưng trên thực tế hầu hết từng trường hợp cụ thể, bác sĩ không thể đưa ra chẩn đoán nguyên nhân vì không thể hồi cứu hết các tác nhân, yếu tố nguy cơ mà người bệnh phơi nhiễm trong cuộc sống.

Chính vì các bác sĩ không phải lúc nào cũng có thể tìm ra nguyên nhân mắc ung thư chắc chắn, nên nhiều người tự đưa ra những lời giải thích riêng cho mình theo cách tâm linh để trả lời câu hỏi mình đã làm gì để dẫn đến mắc bệnh ung thư.

“Nhiều người tin rằng mình bị trời phạt do việc đã từng làm ở kiếp trước hoặc trong quá khứ. Cổ nhân cũng có câu nhân định thắng thiên, nếu loại bỏ, tránh hoặc giảm thiểu tiếp xúc với các tác nhân sinh ung thư trên, có thể phòng được 1/3 bệnh ung thư”, PGS.TS Lê Văn Quảng khẳng định.

Bên cạnh đó, theo Giám đốc Bệnh viện K, còn tồn tại một định kiến sai lầm phổ biến khác là ung thư mà đụng dao kéo sẽ làm bệnh lan tràn nhanh và tử vong sớm hơn.

Phòng thí nghiệm của công ty công nghệ sinh học Nga Biocad - Sputnik Việt Nam
Việt Nam bật đèn xanh cho thuốc điều trị ung thư từ Nga

Trong thực tế hoàn toàn ngược lại, đối với đa số các loại ung thư, phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng nhất để cứu chữa bệnh nhân ung thư ở giai đoạn sớm.

“Hậu quả của quan niệm này cũng rất nguy hiểm, tai hại, bệnh nhân sợ hãi và trốn tránh phẫu thuật, thử dùng thuốc này thuốc kia các nơi, khi bệnh đã nặng mới vào viện, thời điểm vàng của quá trình điều trị đã trôi qua, thời cơ chữa khỏi bệnh bằng phẫu thuật đã mất”, vị chuyên gia chỉ rõ.

Theo Giám đốc Bệnh viện K, tai biến phẫu thuật là điều không ai mong muốn nhưng là rủi ro luôn có thể xảy ra như bất kì can thiệp nào khác trong y khoa kể cả thông thường như tiêm thuốc kháng sinh.

Cuối cùng, cũng có khi bệnh nhân được phẫu thuật triệt căn, thuận lợi nhưng bệnh vẫn có thể tái phát do đây là bản chất của bệnh ung thư.

“Trong nhiều trường hợp, sau khi phẫu thuật triệt căn, bệnh nhân không được điều trị bổ sung sau mổ một cách bài bản, bệnh cũng có thể tái phát lại trong thời gian ngắn. Khi điều trị bệnh ung thư, phẫu thuật không phải là sự kết thúc điều trị, mà chỉ là nền tảng cho các điều trị bổ sung tiếp theo”, PGS.TS Lê Văn Quảng phân tích.

Theo Giám đốc Bệnh viện K, nói một cách khách quan, hiện nay, một số cơ chế bệnh sinh học ung thư còn chưa được làm sáng tỏ, căn bệnh này vẫn còn nhiều bí ẩn cần được khám phá, nhiều phương thức điều trị mới cần được nghiên cứu để chữa trị.

ung thư - Sputnik Việt Nam
Việt Nam phát hiện loài cây rừng kháng đến bốn dòng ung thư

Dường như điều này lại là nguyên nhân thông tin về bệnh ung thư dễ bị sai lạc, phản khoa học, dẫn tới không ít người bệnh ung thư bị lợi dụng.

“Chúng tôi cho rằng điều đúng đắn nhất và nên làm là người bệnh và gia đình hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ nhất về bệnh, điều trị và tiên lượng cũng như dùng các phương thức, thuốc điều trị chính thống tại cơ sở chuyên khoa, không nghe theo những lời đồn đại để mất đi thời gian quý báu có thể chữa được bệnh mà sẽ là tiền mất tật mang”, vị chuyên gia hàng đầu về ung thư của Việt Nam nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала