Phải tìm ra nguồn lây Covid-19 ở Đà Nẵng, người dân không nên hoang mang

© Ảnh : Trần Lê Lâm - TTXVNTuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai được ngăn rào chắn phong tỏa để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Đà Nẵng.
Tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai được ngăn rào chắn phong tỏa để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Đà Nẵng. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu không được lơi lỏng bất cứ mắt xích nào trong cuộc chiến chống Covid-19, đồng thời cần tìm nguồn lây coronavirus nhanh nhất có thể, cả hệ thống chính trị cần “chia lửa” với Đà Nẵng.

Hiện, tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Đà Nẵng khá phức tạp khi chưa xác định được nguồn lây, trong khi 14 ca mắc mới đều là lây nhiễm cộng đồng, dự báo trong thời gian tới có thể sẽ thêm các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 mới nhưng người dân không nên hoang mang, lo lắng mà cần tăng cường cảnh giác với dịch bệnh.

Bệnh nhân nặng số 416 sắp cai ECMO

Ngày 28/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống Covid-19 của Việt Nam đã cùng các chuyên gia, lãnh đạo Bộ Y tế tiến hành họp trực tuyến với đại diện các bệnh viện về công tác điều trị bệnh nhân nCoV tại Việt Nam. Sự kiện diễn ra ở Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán và điều trị Covid-19, Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế.

Tất cả hành khách đều thực hiện việc đeo khẩu trang tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam xuất hiện chủng Covid-19 mới, Đà Nẵng giãn cách xã hội ít nhất 14 ngày

Cùng dự họp với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam còn có GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cùng nhiều chuyên gia, lãnh đạo các vụ, cục, ban, văn phòng Bộ Y tế.

Tham dự cuộc họp còn có đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển, Bệnh viện Đồng Nai, Sở Y tế Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Huế về công tác điều trị cho các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 tại Việt Nam.

Cũng như những cuộc họp đặc biệt tiến hành trước đây vào thời điểm Việt Nam phải căng mình đương đầu với đại dịch do coronavirus, cuộc họp lần này cũng có sự góp mặt của nhiều chuyên gia đầu ngành của Việt Nam về hồi sức, hô hấp tim mạch, truyền nhiễm, chạy thận nhân tạo…

© Ảnh : Danh Lam- TTXVNPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19, phát biểu chỉ đạo.
Phải tìm ra nguồn lây Covid-19 ở Đà Nẵng, người dân không nên hoang mang - Sputnik Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19, phát biểu chỉ đạo.

Tại cuộc họp này, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho hay, đây đã là lần thứ 3 trong liên tục 5 ngày qua tình hình sức khỏe các bệnh nhân nhiễm coronavirus nặng nói riêng và các bệnh nhân đang điều trị Covid-19 nói chung ở Đà Nẵng, cùng với công tác điều trị, xét nghiệm, cách ly, các biện pháp chống dịch tại cơ sở y tế Đà Nẵng đều được báo cáo chi tiết tại các cuộc hội chẩn quốc gia.

Báo cáo tại cuộc họp, lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng đã thông báo tình hình điều trị các bệnh nhân Covid-19. Cụ thể, TS.BS Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cho biết, sơ bộ hiện nay có ba ca bệnh nặng. Đó là các bệnh nhân 416 (chạy ECMO sau 3 ngày các chỉ số đã được cải thiện, khả năng trong vài ngày tới có thể được cai tim phổi nhân tạo), bệnh nhân 418 có tiền sử mắc nhiều bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường tuýp 2, gặp phải biến chứng suy hô hấp, suy tim, tổn thương thận cấp – trường hợp bệnh nhân này cần được tiếp tục theo dõi, và xem xét chỉ định can thiệp ECMO.

Nhân viên xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng tích cực xét nghiệm các mẫu tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Virus corona ở bệnh nhân Covid-19 tại Đà Nẵng là chủng mới, xâm nhập vào Việt Nam

Trước đó, tại cuộc hội chẩn quốc gia chiều ngày 27/7, các bác sĩ đã xem xét đến việc xem xét khả năng sử dụng ECMO cho trường hợp này, nhưng với những cải thiện các chỉ số, thông số hô hấp, khí máu, oxy máu, kết quả xét nghiệm, đánh giá cơ học dần ổn định, đến nay bệnh nhân chưa có chỉ định ECMO, tiếp tục được theo dõi sát sao.

Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho hay, hiện cả hai trường hợp bệnh nhân 416 và 418 đều đã hết sốt.

Trường hợp thứ ba, theo báo cáo của Bệnh viện Đà Nẵng, bệnh nhân mắc nhiều bệnh nền, như: suy thận mãn giai đoạn cuối, xơ gan, suy tim hiện, các thông số tạm ổn định, bệnh nhân hiện thở ô-xy qua mặt nạ, chưa phải chạy ECMO nhưng phải giám sát, theo dõi chặt chẽ.

Đà Nẵng đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm coronavirus

Theo TS. BS Lê Đức Nhân, hiện Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng đã tiến hành phân luồng điều trị, giải tỏa bệnh nhân, đảm bảo điều kiện về cách ly, điều trị các ca bệnh nhiễm nCoV.

Đặc biệt, các bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đà Nẵng hiện cũng được cách ly, phân luồng chạy thận, đảm bảo an toàn.

Kiểm tra nhiệt độ tại một trường trung học ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 2 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng

Hiện nay, cả Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Chợ Rẫy đều đang tích cực hỗ trợ Bệnh viện Đà Nẵng về công tác phân luồng bệnh nhân, cách ly, giám sát quá trình nhiễm khuẩn, hồi sức tích cực cho các ca bệnh nặng.

Ngoài hỗ trợ các bác sĩ giỏi, Bệnh viện Đà Nẵng còn nhận được sự hỗ trợ về máy móc, thiết bị y tế hiện đại như chạy ECMO, máy thở.

Hiện nay, để đảm bảo năng lực điều trị, TP. Đà Nẵng đang khẩn trương thiết lập trung tâm điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và vừa.

Tại cuộc họp, nhằm hỗ trợ cho Đà Nẵng trong điều trị bệnh nhân Covid-19, đặc biệt là bệnh nhân có bệnh lý nền cũng như các trường hợp đang chạy thận nhưng chưa nhiễm coronavirus, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế GS.TS Nguyễn Thanh Long và các chuyên gia đều đề nghị Bệnh viện Trung ương Huế chia sẻ gánh nặng ở thời điểm hiện tại – chia lửa với Đà Nẵng.

Bán thành phẩm của một loại vắc xin sau quá trình nghiên cứu, điều chế trước khi được tiêm thử trên động vật. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam rút ngắn thời gian thử nghiệm và sản xuất vắc-xin chống Covid-19

Về vấn đề này, GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế khẳng định, Bệnh viện đã chuẩn bị cơ sở vật chất tại cơ sở 2 để tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng nặng tại Đà Nẵng, đặc biệt là những người có nhiều bệnh nền, phải chạy thận nhân tạo.

Lãnh đạo Sở Y tế thành phố Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến cũng cho hay, hiện nay thành phố đã phân luồng, phân tuyến, điều trị tại các bệnh viện, đồng thời tăng cường, đẩy nhanh công tác xét nghiệm Covid-19 đối với các bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế trong các bệnh viện và người dân ngoài cộng đồng thuộc diện tiếp xúc hoặc có liên quan.

Không lơi lỏng bất cứ mắt xích nào trong cuộc chiến chống Covid-19

Lắng nghe báo cáo và ý kiến trao đổi cũng như đề xuất của các chuyên gia, bác sĩ ở các điểm cầu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chia sẻ những khó khăn, vất vả của các cán bộ y tế thời gian qua phải vật lộn trong cuộc chiến cam go, nơi tuyến đầu, đồng thời lưu ý, công tác điều trị cho các ca bệnh nhiễm coronavirus phải hết sức tập trung bởi đây là dịch bệnh nguy hiểm, lơ là một chút là diễn biến xấu rất nhanh.

“Phải nỗ lực cao nhất, không để có bệnh nhân tử vong”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
“Chúng ta không bất ngờ trước tình hình dịch bệnh ở Đà Nẵng nhưng trong chống dịch bao giờ cũng phải lường đến tình huống xấu, tính đến cả tình huống xấu nhất. Đến thời điểm hiện nay, các tỉnh, thành phố như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế, đặc biệt Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đều có nguy cơ có những người liên quan đến Đà Nẵng nhưng thành phố này hiện đang là ổ dịch. Do đó, cả hệ thống chính trị, trước hết là ngành y tế cần chia lửa với Đà Nẵng, không phân biệt bệnh viện tuyến Trung ương với địa phương hoặc địa phương với địa phương”, đồng chí Vũ Đức Đam nêu rõ.

Theo Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống dịch Covid-19, trước hết Bệnh viện Trung ương Huế phải sẵn sàng đón nhận những bệnh nhân dương tính với coronavirus có tiểu sử, bệnh nền.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại buổi lễ. - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế công bố bệnh nhân ở Đà Nẵng là ca nhiễm Covid-19 thứ 416 ở Việt Nam

Đối với Bộ Y tế, Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường các đội cơ động của các bệnh viện đầu ngành hỗ trợ cho Bệnh viện Trung ương Quảng Nam để sẵn sàng công tác cách ly, điều trị bệnh nhân Covid-19.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng yêu cầu Bộ Y tế điều động các lực lượng, sử dụng các công nghệ xét nghiệm để tìm ra nguồn bệnh nhanh nhất có thể.

Đối với tất cả các bệnh viện trên toàn quốc, đồng chí Vũ Đức Đam nhấn mạnh, các quy định, hướng dẫn phòng, chống dịch đã có đầy đủ, chi tiết.

“Chúng ta phải siết lại. Tất cả các bệnh viện trên toàn quốc phải sẵn sàng phòng, chống dịch trên địa bàn, chi viện cho các địa phương khác khi cần thiết”, Trưởng Ban Chỉ đạo khẳng định.

Ông Vũ Đức Đam yêu cầu toàn bộ hệ thống cơ sở y tế phải nâng cao cảnh giác, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định khi tiếp nhận người đến khám, chữa bệnh: Sàng lọc, phân luồng, phân tuyến.

“Tất cả các biện pháp chống dịch phải làm rất đồng bộ, không chỉ y tế mà các lực lượng khác và toàn xã hội. Chúng ta phải hiệp đồng chặt chẽ, vận hành nhịp nhàng như một cỗ máy, từ khâu quản lý xuất nhập cảnh, rà soát các đối tượng có nguy cơ cho đến tiếp nhận bệnh nhân đến khám, chữa bệnh, thực hiện các biện pháp bảo hộ, hướng dẫn khi có các triệu chức, tổ chức xét nghiệm, cách ly… Chỉ cần một mắt xích, một con ốc vít bị lỏng, thì cả cỗ máy sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí có thể gây hậu quả nghiêm trọng”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý.

Cũng trong cuộc họp sáng nay, Phó Thủ tướng đã nghe báo cáo về công tác chuẩn bị mọi cơ sở vật chất, thuốc điều trị, trang thiết bị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chuẩn bị đón 120 công dân đã nhiễm Covid-19 từ Guinea Xích đạo về nước sắp tới.

Tái bùng phát Covid-19 trong cộng đồng nhưng người dân không nên hoang mang

Chỉ trong 4 ngày qua, Việt Nam đã ghi nhận thêm 15 ca mắc coronavirus trong cộng đồng. Riêng Đà Nẵng có 14 trường hợp, trong đó có 4 người là nhân viên y tế gồm một bác sĩ, hai điều dưỡng, một hộ lý thuộc biên chế Bệnh viện Đà Nẵng.

Bệnh viện C Đà Nẵng. - Sputnik Việt Nam
Tin mới về ca nghi nhiễm Covid-19 Đà Nẵng, phát hiện 2 người Trung Quốc giả người Việt Nam

Chia sẻ về tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho hay, ngay từ đầu, các chuyên gia đã dự báo, Việt nam có thể sẽ còn xuất hiện các ca lây nhiễm trong cộng đồng, không thể giữ được mãi.

“Chúng tôi không bất ngờ với điều này, tuy nhiên không ngờ khi ca bệnh được phát hiện tại Đà Nẵng”, ông Phu cho biết.

Theo Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay tại Đà Nẵng khá phức tạp khi chưa xác định được nguồn lây, trong khi 14 ca mắc mới đều là lây nhiễm cộng đồng.

Vị chuyên gia nhấn mạnh, điều quan trọng lúc này là cần điều tra kỹ các ca bệnh, lịch trình đi lại, tiếp xúc với những ai (lập danh sách, theo dõi các trường hợp tiếp xúc gần, có liên quan), có triệu chứng từ ngày nào.

“Bước đầu cho thấy 15 ca mắc này có liên quan đến 3 bệnh viện gồm: Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng. Hiện tại có thể chắc chắn có sự lây nhiễm trong bệnh viện”, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết.

Cũng theo ông Phu, nhiều khả năng, số ca mắc có thể sẽ còn tăng trong những ngày tới, do dó, ngành Y tế Đà Nẵng cần đẩy mạnh xét nghiệm trên diện rộng, nhằm phát hiện sớm ca nhiễm và khoanh vùng, dập dịch.

“Đà Nẵng đã phong tỏa 3 bệnh viện, đây là mức độ cao nhất, thực hiện nội bất xuất, ngoại bất nhập cũng như áp dụng triệt để mọi biện pháp. Chúng ta đang thực hiện các biện pháp kiểm soát giống như với Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) trước đó”, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết.

Theo vị cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cơ sở y tế là một trong những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao. Thực tế ba bệnh viện ở Đà Nẵng là một bài học cho các địa phương.

Bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19 được chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng để điều trị, theo dõi.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam xuất hiện ca nghi lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng: Bộ Y tế lên tiếng

PGS.TS Trần Đắc Phu lưu ý, các bệnh viện khác trong cả nước cũng không được chủ quan, lơ là, phải tiếp tục tăng cường chống dịch, thực hiện nghiêm vấn đề sàng lọc, phân luồng, quản lý các ca bệnh, ca nghi ngờ, không để lọt ca bệnh. Bộ Y tế đã có nhiều văn bản hướng dẫn biện pháp chống lây nhiễm trong các cơ sở y tế. Thời điểm hiện nay, các cơ sở càng cần thực hiện nghiêm hướng dẫn này.

“Ngoài ra, theo tôi chúng ta không nên chỉ tập trung vào Đà Nẵng. Các tỉnh, thành khác cũng có khách du lịch, người nhập cảnh trái phép và yếu tố nguy cơ tương tự Đà Nẵng. Vì thế, nguy cơ dịch bệnh xảy ra ở các nơi là như nhau”, ông Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Vị chuyên gia cũng khẳng định, Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh cần tăng cường lấy mẫu xét nghiệm những người có dấu hiệu sốt, ho, viêm phổi. Phát hiện ca bệnh ở đâu thì khoanh vùng, dập dịch xử lý ở vùng đó. Điều này hết sức quan trọng để bệnh không lây lan.

“Trong bối cảnh hiện tại, người dân cả nước không nên hoang mang, lo lắng mà tăng cường cảnh giác với dịch bệnh, thực hiện nghiêm khuyến cáo của ngành y tế phù hợp với địa phương mình. Tất cả phải đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng, khai báo y tế, rửa tay khử khuẩn, thực hiện giãn cách xã hội”, PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала