Việt Nam chính thức có ca tử vong đầu tiên vì Covid-19

© Ảnh : Thanh Tùng - TTXVN Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại Trạm Y tế phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy.
 Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại Trạm Y tế phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo Bộ Y tế Việt Nam và Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, chiều ngày 31/7, Việt Nam đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì coronavirus. Bệnh nhân số 428, 70 tuổi, tại Hội An, Quảng Nam đã qua đời sau một thời gian dương tính với SARS-CoV-2.

Về nguyên nhân tử vong của bệnh nhân 428, Bộ Y tế Việt Nam thông báo cho biết, trường hợp này bị nhồi máy cơ tim, có bệnh lý nền là tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, suy thận mãn tính giai đoạn cuối, biến chứng. Bệnh nhân đồng thời cũng bị suy hô hấp do tim suy và coronavirus.

Việc bệnh nhân 428 - ca tử vong đầu tiên vì Covid-19 của Việt Nam là điều bất ngờ và hết sức đáng tiếc, đau buồn. Kể từ thời điểm bùng phát dịch coronavirus, ngành y tế Việt Nam luôn quyết tâm để không ai thiệt mạng vì SARS-CoV-2.

Tính đến thời điểm hiện tại. Cả nước phát hiện 509 trường hợp nhiễm nCoV, trong đó 373 người đã bình phục. Riêng tại ổ dịch Đà Nẵng đã ghi nhận 80 ca mắc Covid-19, trong đó có 8 nhân viên y tế, 44 bệnh nhân, 26 người nhà bệnh nhân và 2 ca lây nhiễm coronavirus trong cộng đồng.

Việt Nam có ca tử vong đầu tiên vì Covid-19

Theo Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), Báo Thế giới và Việt Nam (cơ quan trực thuộc Bộ Ngoại giao) dẫn thông tin từ cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 vào chiều 31/7, Việt Nam đã có ca đầu tiên tử vong vì coronavirus, đó là bệnh nhân 428.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm của người dân xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn. - Sputnik Việt Nam
Kỷ lục: Đà Nẵng thêm 45 ca mắc Covid-19 mới, Việt Nam có nguy cơ rất cao lây nhiễm rộng

Bộ Y tế Việt Nam cũng xác nhận, trường hợp tử vong đầu tiên vì SARS-CoV-2 là ca bệnh 428, được ghi nhận trong ngày 31/7 là bệnh nhân nam, 70 tuổi, có địa chỉ thường trú tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Như đã đưa tin trước đó, cụ ông 70 tuổi này vào Khoa Nội thận-Tiết niệu (Bệnh viện Đà Nẵng) ngày 9/7 với chẩn đoán bệnh thận giai đoạn cuối, đang phải chạy thận nhân tạo.

Trước khi nhiễm coronavirus, bệnh nhân có tiền sử các bệnh huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, viêm phổi.

Ngày 27/7, bệnh nhân được lấy mẫu và xét nghiệm khẳng định dương tính với SARS-CoV-2. Mặc dù các y bác sĩ và chuyên gia giỏi nhất đã nỗ lực cố gắng cứu lấy tính mạng bệnh nhân, nhưng phép màu đã không xảy ra. Ca bệnh số 428 tử vong sau gần 5 ngày được xác định dương tính với Covid-19.

© Ảnh : TTXVN phátBệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận hai bệnh nhân nhiễm COVID-19 từ Đà Nẵng.
Việt Nam chính thức có ca tử vong đầu tiên vì Covid-19 - Sputnik Việt Nam
Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận hai bệnh nhân nhiễm COVID-19 từ Đà Nẵng.

Theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, tính đến 10 giờ ngày 31/7, Việt Nam ghi nhận 509 trường hợp nhiễm coronavirus, trong đó đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong.

Riêng tại ổ dịch Đà Nẵng (cụm ba bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình và phục hồi chức năng, Bệnh viện Đà Nẵng) đã ghi nhận 80 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có 8 nhân viên y tế, 44 bệnh nhân, 26 người nhà bệnh nhân và 2 ca được phát hiện tại cộng đồng (ca bệnh 420, 434).

Nhân viên y tế lấy mẫu máu để xét nghiệm nhanh cho người dân tại Trạm Y tế phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy. - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế dồn sức cho Đà Nẵng dập dịch, WB viện trợ Việt Nam chống Covid-19

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin trước đó, riêng ngày 31/7, Việt Nam ghi nhận thêm 45 trường hợp nhiễm coronavirus mới. Đây là các bệnh nhân này đã được cách ly tại cơ sở y tế và lấy mẫu xét nghiệm trước đó.

Tại 5 tỉnh, thành phố khác trên cả nước ghi nhận thêm 13 trường hợp mắc Covid-19, gồm Quảng Nam 7, Quảng Ngãi 1, Thành phố Hồ Chí Minh 2, Hà Nội 2, Đắk Lắk 1. Tất cả các trường hợp này đều có yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch bệnh tại Đà Nẵng.

Bộ Y tế nói gì về bệnh nhân 428 tử vong?

Phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu Ban Điều trị cho hay, bệnh nhân 428 đã được chuyển từ Bệnh viện Đà Nẵng ra Bệnh viện Trung ương Huế điều trị.

Lực lượng chức năng phong tỏa khu vực ngõ 230/26 Mễ Trì Thượng, nơi có trường hợp nghi nhiễm COVID-19 đang sinh sống. - Sputnik Việt Nam
Chủng mới virus corona lây lan nhanh: Việt Nam sắp thêm nhiều ca nhiễm mới?

Ông Khuê nhấn mạnh, các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam đã 6 lần hội chẩn và tích cực cứu chữa, điều trị, tuy nhiên bệnh nhân đã không qua khỏi vì bệnh nền nặng.

Bệnh nhân bị suy thận mãn tính, chạy thận nhân tạp chu kỳ hai tuần/lần trong suốt 10 năm nay.

“Hội đồng chuyên Bộ Y tế khẩn trương hội chẩn rút kinh nghiệm trường hợp này và rà soát toàn bộ quá trình điều trị bệnh nhân. Bệnh nhân 428 có các yếu tố bệnh lý nền nặng, tuổi cao và được tiên lượng nặng, thể trạng bệnh nhân suy kiệt do chạy thận 10 năm nay. Bệnh nhân tử vong sau một cơn nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân có bệnh nền về huyết ap, thiếu máu cơ tim, suy thận suy tim giai đoạn cuối và viêm phổi do mắc Covid-19”, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết.

Về quyết định chuyển bệnh nhân ra bệnh viện Trung ương Huế, Phó Trưởng Tiểu ban Điều Trị cho biết đây là hợp lý để tập trung điều trị.

Vì sao bệnh nhân Covid-19 nặng, có bệnh nền, dễ tử vong?

Sáng 31/7, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu Ban Điều trị Lương Ngọc Khuê cho biết, hiện tại, Việt Nam đang có nhiều bệnh nhân nhiễm coronavirus trong giai đoạn diễn biến nặng, tăng nặng, đặc biệt là diễn biến nguy kịch rất nhanh.

Nhân viên xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng tích cực xét nghiệm các mẫu tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Virus corona ở bệnh nhân Covid-19 tại Đà Nẵng là chủng mới, xâm nhập vào Việt Nam

Theo ông Khuê, trong đợt này, chỉ trong thời gian ngắn, tỷ lệ bệnh nhân nặng nhiều hơn so với đợt trước.

“Không chỉ thế, đợt này, bệnh nhân mắc các bệnh lý nền nhiều hơn, tình trạng nguy kịch đến nhanh hơn”, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết.
“Chúng tôi không so với thế giới, chỉ so với những bệnh nhân ở Việt Nam, rõ ràng bệnh nhân giai đoạn này nặng hơn, tiến triển nguy kịch nhanh hơn giai đoạn trước”, PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.

Theo nghiên cứu, giải trình tự gen của các nhà khoa học, chủng SARS-CoV-2 mới (chủng thứ 6 ở Việt Nam) phát hiện được ở Đà Nẵng có khả năng lây lan nhanh.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, trong số các bệnh nhân nhiễm coronavirus phát hiện và công bố trong những ngày qua có nhiều bệnh nhân là người lớn tuổi, có nhiều bệnh nền phức tạp, nhiều người đang chạy thận nhân tạo, mắc các bệnh lý tim mạch, thận, thậm chí ung thư.

Hành khách đeo khẩu trang chờ chuyến bay tại sân bay Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch UBND Hà Nội ra công điện khẩn về công tác phòng, chống dịch Covid-19

Tính đến ngày 30/7, Việt Nam có thêm một số ca bệnh nặng đang điều trị tại các bệnh viện Đà Nẵng, đặc biệt là các bệnh nhân tiên lượng rất nặng: gồm bệnh nhân số 416, 418, 428, 431, 436, 437, 438. Đồng thời, một số bệnh nhân tiên lượng nặng lên như ca bệnh số 429, 426, 427, 430, 422 và 433... Điều đáng lo là, phần lớn trong số đó là những bệnh nhân cao tuổi, có nhiều bệnh nền đi kèm.

Thông tin tới báo chí cuối buổi sáng nay, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, khi mắc coronavirus, nhóm đối tượng có nguy cơ cao diễn biến tăng nặng sẽ tập trung vào nhóm người cao tuổi (trên 60 tuổi), có bệnh lý nền (tiểu đường, cao huyết áp, suy thận mãn, lọc máu chu kỳ, ung thư, phổi tắc nghẽn mãn tính) hoặc có cơ địa, thể trạng béo phì, suy kiệt.

© Ảnh : Thanh Tùng - TTXVNTiến hành xét nghiệm nhanh cho người dân tại Trạm Y tế phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy.
Việt Nam chính thức có ca tử vong đầu tiên vì Covid-19 - Sputnik Việt Nam
Tiến hành xét nghiệm nhanh cho người dân tại Trạm Y tế phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy.
“Những yếu tố này sẽ dễ dẫn đến nguy cơ tăng nặng khi nhiễm Covid-19”, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn cho biết.

Chia sẻ sâu hơn về cơ chế gây tăng nặng, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, nhóm người có nguy cơ cao này khi mắc Covid-19 sẽ gây suy giảm sức đề kháng, khiến lượng virus phát triển và lây lan trong cơ thể nhanh hơn, tổn thương các cơ quan nhanh hơn so với các bệnh nhân khác.

“Tôi lưu ý về nguy cơ cơn bão cytokine. Một số người khi bị virus tấn công sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hệ thống này không chỉ tấn công virus mà còn tấn công các cơ quan nội tạng, gây suy các cơ quan và làm giảm các chức năng, dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn, đơn cử như bệnh nhân 91 ở TP. HCM giai đoạn trước”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết.

Khi đó, Tiểu Ban Điều trị chưa ghi nhận một cách rõ ràng số người bệnh gặp “cơn bão cytokine”, tuy nhiên theo Thứ trưởng Bộ Y tế, đã có một số bệnh nhân có những biểu hiện, dù chưa có sự thay đổi về dấu hiệu suy cơ quan cũng như đe doạ tính mạng.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại buổi lễ. - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế công bố bệnh nhân ở Đà Nẵng là ca nhiễm Covid-19 thứ 416 ở Việt Nam

Hiện tại, trong số các ca nhiễm nCoV của Việt Nam, đã có những bệnh nhân mắc virus corona trên nền bệnh mãn tính phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ hô hấp như ECMO, thở máy, hoặc thở oxy.

“Đây là dấu hiệu rất đáng nguy hại, vì những bệnh nhân này nói chung và bệnh nhân suy thận mạn nói riêng sẽ không chỉ bị duy nhất bệnh này, mà còn kèm theo các bệnh nặng khác như tiểu đường, suy tim, tăng huyết áp… Khi virus tấn công, các cơ quan sẽ dễ tổn thương, sức đề kháng giảm nhiều”, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Cũng nêu quan điểm về khả năng tử vong cao đối với người cao tuổi, có bệnh nền nhiễm Covid-19, một chuyên gia về lão khoa cho hay, sức đề kháng của nhóm người cao tuổi, mắc bệnh lý nền thường giảm hơn so với các nhóm tuổi khác.

“Nếu người cao tuổi bị bệnh, Covid-19 sẽ làm cho các bệnh mãn tính đó thúc đẩy chuyển thành giai đoạn cấp hoặc đợt cấp, do đó bệnh nhân rất dễ tử vong”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Thời gian qua, thực tế tại các nước có số lượng người mắc và tử vong vì coronavirus, tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 tử vong chủ yếu là người cao tuổi có kèm nhiều bệnh lý mãn tính. Do đó, ngành y tế Việt Nam và người dân phải đề cao cảnh giác hơn nữa.

Thông báo chính thức của Bộ Y tế về nguyên nhân tử vong của bệnh nhân 428

Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo về trường hợp bệnh nhân tử vong: Bệnh nhân 428, nam, 70 tuổi, ở tại Phường Minh An, TP. Hội An, Quảng Nam.

Về nguyên nhân tử vong của bệnh nhân 428, Bộ Y tế Việt Nam thông báo cho biết, trường hợp này bị nhồi máy cơ tim, có bệnh lý nền là tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, suy thận mãn tính giai đoạn cuối, biến chứng. Bệnh nhân đồng thời cũng bị suy hô hấp do tim suy và coronavirus.

Bệnh nhân có tiền sử suy thận mạn, đã chạy thận nhân tạo 2 lần/tuần trên 10 năm, tăng HA - suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Bệnh viện C Đà Nẵng. - Sputnik Việt Nam
Tin mới về ca nghi nhiễm Covid-19 Đà Nẵng, phát hiện 2 người Trung Quốc giả người Việt Nam

Ngày 9/7/2020, bệnh nhân thấy tức ngực, mệt, nên nhập viện tại Bệnh viện Đà Nẵng với chẩn đoán: Bệnh thận giai đoạn cuối / Thận nhân tạo / Tăng huyết áp / Bệnh tim thiếu máu cục bộ / Suy tim giai đoạn cuối/ Viêm phổi.

Bệnh nhân được nhập viện điều trị tại khoa Nội – Tiết niệu. Ngày 26/7/2020, bệnh nhân được xét nghiệm dịch hầu họng cho kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2, được điều trị tích cực tại Bệnh viện Đà Nẵng.

5h30 ngày 30/7/2020, bệnh nhân xuất hiện suy hô hấp tiến hành đặt ống nội khí quản, thở máy VCV, được tiến hành lọc máu tĩnh mạch – tĩnh mạch liên tục. 7h30 ngày 30.7.2020, bệnh nhân xuất hiện nhịp tim rời rạc chậm dần, xuất hiện ngừng tim, tiến hành cấp cứu ngừng tim 5 phút có tim trở lại.

Bệnh nhân được điều trị lọc máu tĩnh mạch liên tục. 21h45 ngày 30/7/2020 bệnh nhân được vận chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế, trên đường vận chuyển mang theo monitor theo dõi và các thiết bị hồi sức cấp cứu đầy đủ. 0h25 ngày 31/7/2020 bệnh nhân nhập Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Huế trong tình trạng rất nặng, tiên lượng tử vong rất cao.

Sau đó 5 phút, bệnh nhân xuất hiện nhịp tim chậm được cấp cứu và chỉ định thở máy tại ICU. Sau 5 phút mất mạch, được cấp cứu hồi sức thì mạch xuất hiện và huyết áp tăng trở lại 190 – 200 mmHg, 30 phút sau huyết áp xuống 140 – 110/70 mmHg.

Một người phụ nữ đeo mặt nạ đi dọc bến cảng Tuần Châu ở Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh phía đông bắc Quảng Ninh, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam phát hiện một thủy thủ người Myanmar mắc Covid-19

Rạng sáng ngày 31/7/2020 bệnh nhân xuất hiện ngừng tim, được cấp cứu tại chỗ, nhưng đã tử vong lúc 5h30 ngày 31/7/2020. Tiểu ban Điều trị đánh giá đây là trường hợp bệnh nhân rất nặng, cao tuổi, nhiều bệnh lý nền nặng, đã được hội chẩn nhiều lần của Tiểu ban điều trị và các chuyên gia đầu ngành về hồi sức cấp cứu, tim mạch, truyền nhiễm; được Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Huế điều trị, hồi sức tích cực, cấp cứu liên tục, nhưng đã tử vong.

Kết luận của Bộ Y tế Việt Nam nêu rõ: Nguyên nhân tử vong của bệnh nhân 428 là nhồi máu cơ tim trên bệnh nhân có bệnh lý nền tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, suy thận mạn giai đoạn cuối, biến chứng: suy hô hấp do suy tim và COVID-19

Có thể nói, trong khi trên thế giới đã có hơn 17,5 triệu người mắc và hơn 677.000 người chết vì Covid-19, việc giữ được thành tích "0 ca tử vong" suốt từ thời gian dài, từ lúc bùng dịch đến nay mới có một trường hợp bệnh nhân nhiễm coronavirus không qua khỏi, ngành y tế và Chính phủ cũng như toàn thế nhân dân Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều. Truyền thông và dư luận thế giới đều đánh giá cao phản ứng nhanh, kiên quyết của Việt Nam và tin tưởng vào cuộc chiến chống Covid-19 mà cả nước đang đoàn kết vượt qua, hướng về chiến thắng. Việt Nam cố lên!

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала