Nhật Bản ghi nhận ca mắc Covid-19 về từ Việt Nam, Đà Nẵng đổi chiến lược

© AP Photo / Hau DinhMột người phụ nữ mang thức ăn cho người thân của mình trong một khu dân cư bị đóng cửa do một trường hợp nhiễm coronavirus được xác nhận, Hà Nội
Một người phụ nữ mang thức ăn cho người thân của mình trong một khu dân cư bị đóng cửa do một trường hợp nhiễm coronavirus được xác nhận, Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sáng 3/8, Bộ Y tế thông tin cho biết, Việt Nam ghi nhận thêm một trường hợp nhiễm coronavirus tại Quảng Ngãi có liên quan đến Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, nâng tổng số ca mắc Covid-19 của cả nước lên thành 621.

Ngoài 6 bệnh nhân Covid-19 đã tử vong trên nền nhiều bệnh lý nặng như suy thận, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hóa chất, sốc nhiễm trùng, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, tiểu đường tuýp 2, tăng huyết áp, hiện Việt Nam còn 13 trường hợp diễn biến nặng và nguy kịch.

Đáng chú ý, Nhật Bản vừa xác nhận một người về từ Lâm Đồng nhiễm coronavirus. Ông N.M. Giám đốc người Nhật của Công ty Hokkaido được xác nhận dương tính với SARS-CoV-2 sau khi trở về từ Lâm Đồng. Trước khi sang Việt Nam từ tháng 3/2020, vị giám đốc người Nhật có giấy xác nhận không nhiễm nCoV.

Trong khi đó, tại Đà Nẵng, cơ quan y tế đã lấy hơn 16.107 mẫu xét nghiệm virus corona. Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ cho hay, thành phố đang điều chỉnh chiến lược chữa trị bệnh nhân, theo đó, toàn bộ các ca bệnh Covid-19 sẽ được chuyển khỏi Bệnh viện Đà Nẵng để cùng với Bệnh viện C phục vụ khám chữa bệnh cho hơn 1 triệu dân.

Nữ bệnh nhân ở Quảng Ngãi từng đi thăm người thân ở Bệnh viện Đà Nẵng

Sáng 3/8, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam thông báo một trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 mới vừa được ghi nhận trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Đây là ca bệnh có liên quan đến ổ dịch ở Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.

Cụ thể, Bộ Y tế cho biết, ca mắc nCoV số 621 là một phụ nữ 60 tuổi, có địa chỉ tại xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là ca mắc Covid-19 thứ 621 của cả nước và là bệnh nhân thứ tư của Quảng Ngãi dương tính với SARS-CoV-2.

Về hồ sơ dịch tễ, Bộ Y tế cho hay, trong các ngày từ 18/7-22/7 vừa qua, bệnh nhân này đi chăm người nhà tại Bệnh viện Đà Nẵng. Đến ngày 31/7, người phụ nữ trên bắt đầu xuất hiện các biểu hiện triệu chứng như ho, sốt nên đi khám.

© Ảnh : Lê Ngọc Phước- TTXVNBệnh viện đa khoa thành phố Quảng Ngãi
Nhật Bản ghi nhận ca mắc Covid-19 về từ Việt Nam, Đà Nẵng đổi chiến lược - Sputnik Việt Nam
Bệnh viện đa khoa thành phố Quảng Ngãi

Đến ngày 1/8, các nhân viên y tế tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm của người bệnh để xét nghiệm coronavirus. Sau một ngày, kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với SARS-CoV-2. Hiện người phụ nữ 60 tuổi này đang được điều trị tại Cơ sở 2, Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Theo Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn, bệnh nhân 621 là diện F1 nên trước đó, lực lượng chức năng đã tiến hành cách ly, phun khử khuẩn xung quanh nhà của người phụ nữ này. Đồng thời, hiện nay, huyện Bình Sơn đang truy vết những trường hợp có tiếp xúc gần với ca nhiễm nCoV số 621, thậm chí, nếu cần thiết, có thể phong tỏa khu vực nhà nữ bệnh nhân này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc về phòng, chống Covid-19
Như vậy tính đến 6h ngày hôm nay (3/8), Việt Nam ghi nhận tất cả 621 ca mắc coronavirus, trong đó có 307 ca nhiễm nhập cảnh, được lực lượng chức năg cách ly, xét nghiệm sàng lọc ngay từ đầu.

Về đợt bùng phát dịch Covid-19 tai Đà Nẵng, số trường hợp mắc mới liên quan đến các ổ dịch cụm ba cơ sở y tế - Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện chấn thương, chỉnh hình và phục hồi chức năng Đà Nẵng đã ghi nhận tới 174 ca lây nhiễm nCoV.

Tổng số người có tiếp xúc gần và nhập cảnh cách ly từ vùng dịch đang được giám sát, theo dõi sức khỏe của Việt Nam hiện cũng tăng kỷ lục với khoảng 103.268 người. Trong số này, có 878 trường hợp hiện đang được các ngành chức năng theo dõi chặt chẽ tại các bệnh viện. Có 14.852 người được cách ly tập trung tại các cơ sở khác và 87.538 người hiện đang được theo dõi tại nhà riêng, nơi lưu trú.

Việt Nam có nhiều bệnh nhân Covid-19 tiên lượng nặng

Về tình hình điều trị các bệnh nhân nhiễm coronavirus, Tiểu Ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 có báo cáo cho biết, tính đến ngày 3/8, cả nước có 373/620 trường hợp được công bố khỏi bệnh (60,1% tổng số ca nhiễm).

Đồng thời, tính đến sáng nay, trong số các bệnh nhân đang điều trị, theo dõi sức khỏe tại các cơ sở y tế, có 19 người đã có kết quả xét nghiệm âm tính từ một đến hai lần với chủng virus ác tính SARS-CoV-2. Việt Nam hiện còn 233 bệnh nhân dương tính với coronavirus.

Đến nay, cả nước đã ghi nhận 6 trường hợp bệnh nhân tử vong. Theo Bộ Y tế, đây là những bệnh nhân cao tuổi, có nhiều bệnh nền nặng như suy thận, ung thư máu giai đoạn cuối, không đáp ứng hóa chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, tiểu đường, thoái hóa đa khớp, tăng huyết áp…

Tối ngày 2/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã lên tiếng về trường hợp tử vong mới nhất. Theo đó là bệnh nhân số 429, nữ, 53 tuổi đã bị suy tim, suy thận mạn 5 năm rưỡi, đái tháo đường type 2. Người bệnh này được xét nghiệm khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 hôm 27/7.

Pano tuyên truyền phòng, chống dịch được treo ngay cửa ra vào bến xe Mỹ Đình.  - Sputnik Việt Nam
Dịch Covid-19 Việt Nam phức tạp hơn trước: Có cách ly Hà Nội, TP.HCM?
Mặc dù tất cả các bác sĩ giỏi của ngành y tế Đà Nẵng và cả nước đã nỗ lực cứu chữa, tuy nhiên, người phụ nữ 53 tuổi này đã trút hơi thở cuối cùng hôm 2/8 sau khi hồi sức thất bại. Trong kết luận của Bộ Y tế nêu rõ, chẩn đoán tử vong của bệnh nhân là “suy tim cấp, nhồi máu cơ tim, suy thận mạn, đái tháo đường type 2 và Covid-19”.

Trước đó, các bệnh nhân 524 và 475 tử vong do choáng nhiễm trùng, nhiễm độc, suy hô hấp cấp không hồi phục trên bệnh nhân suy đa tạng nhiễm Covid-19 và do hội chứng mạch vành cấp, viêm túi mật, thoái hóa đa khớp, tăng huyết áp và Covid-19.

Ngày 1/8 cả nước ghi nhận 3 ca tử vong là các bệnh nhân 499 (tử vong do ung thư máu ác tính, viêm phổi nặng và Covid-19), ca bệnh số 428 (bị nhồi máu cơ tim trên bệnh lý nền và Covid-19) cùng với bệnh nhân 437 (tử vong do bị sốc nhiễm trùng trên nền bệnh lý nặng và Covid-19).

Cũng trong báo cáo sáng 3/8, Tiểu Ban Điều trị cho hay, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang được tích cực điều trị, có 13 người đang có diễn biến nặng và trong tình trạng nguy kịch.

Cụ thể, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị cho hay, đến sáng nay, trong số 242 bệnh nhân đang điều trị, có 10 bệnh nhân nguy kịch, thở máy xâm nhập, điều trị tích cực ICU, can thiệp ECMO, đồng thời có 3 bệnh nhân nặng. PGS.TS Lương Ngọc Khuê cũng xác nhận, có 21 bệnh nhân tiên lượng nặng (có diễn biến nặng lên).

“Tổng số bệnh nhân tiên lượng nặng, nặng và nguy kịch là 34 trường hợp”, báo cáo của Tiểu Ban Điều trị cho biết.

Đáng chú ý, trong số 13 bệnh nhân nặng, nguy kịch, có 5 người hiện đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế. Số bệnh nhân này đã được chuyển từ Bệnh viện Đà Nẵng ra Huế trước đó. Hiện tại, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 đang tích cực điều trị cho 18 ca mắc Covid-19.

Tiểu Ban Điều trị cũng cho biết, hiện nay, có 8 bệnh nhân nặng, nguy kịch khác đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng (cơ sở y tế này đang điều trị 27 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2), Bệnh viện Phổi Đà Nẵng (32 bệnh nhân), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam.

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNCục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế Lương Ngọc Khuê phát biểu
Nhật Bản ghi nhận ca mắc Covid-19 về từ Việt Nam, Đà Nẵng đổi chiến lược - Sputnik Việt Nam
Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế Lương Ngọc Khuê phát biểu

Thông tin ngày 3/8, PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh, trong giai đoạn này, có tới 23% ca bệnh không có biểu hiện lâm sàng. Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng cho hay, hiện tất cả các bác sĩ giỏi được huy động điều trị cho các bệnh nhân nặng, nguy kịch.

Thực tế, đa số bệnh nhân là người cao tuổi, có nhiều bệnh lý nền phức tạp. Do đó, mọi diễn biến của bệnh nhân đều được theo dõi sát và được điều hành qua Trung tâm quản lý điều hành hỗ trợ trực tuyến chẩn đoán và điều trị Covid-19 đặt tại Cục quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế.

Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh, các cơ sở khám, chữa bệnh phải theo dõi sát tình hình, diễn biến dịch Covid-19 để phát hiện mọi trường hợp nghi ngờ và các trường hợp đến từ các vùng có bệnh nhân mắc coronavirus, phân luồng, xử trí cách ly kịp thời, không để trường hợp đáng tiếc xảy ra.

“Các bệnh viện thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Ban chỉ đạo và của Cục quản lý Khám, chữa bệnh. Thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt cho các đối tượng có nguy cơ cao”, đại diện Tiểu Ban Điều trị nêu rõ.

Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có 6 cuộc hội chẩn quốc gia trực tuyến về công tác điều trị cho các bệnh nhân nhiễm coronavirus tại Việt Nam kể từ thời điểm ghi nhận ca lây nhiễm cộng đồng trở lại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đã cử đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm chuyên môn cao nhất trên nhiều lĩnh vực từ điều trị hồi sức, thận nhân tạo, tim mạch, từ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh đến tăng cường hỗ trợ cho Đà Nẵng. Chỉ tính riêng BV Bạch Mai đã cử gần 40 giáo sư, bác sĩ là các chuyên gia đầu ngành. Tổ Công tác đặc biệt của Bộ Y tế cũng đã được cử đến Đà Nẵng hỗ trợ dập dịch.

Đồng thời, việc giãn cách bệnh nhân và nhân viên y tế khỏi khu vực 3 bệnh viện được phong tỏa (Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng ra Bệnh viện Trung ương Huế được tiến hành nhanh chóng và kịp thời trong 3 ngày qua.

Nhật Bản xác nhận một người về từ Lâm Đồng nhiễm coronavirus

Một thông tin gây chú ý dư luận hôm nay đó chính là việc cơ quan Y tế Nhật Ban xác nhận ông N.M. Giám đốc người Nhật của Công ty Hokkaido (có trụ sở tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) dương tính với SARS-CoV-2 sau khi trở về từ Lâm Đồng, Việt Nam.

Sáng nay, Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng, BS. Nguyễn Đức Thuận thông tin cho biết, ông N.M (75 tuổi, người Nhật Bản, Giám đốc Công ty Hokkaido, ở xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) được xác định dương tính với Covid-19 sau khi cơ quan Y tế Nhật Bản xét nghiệm bằng phương pháp PCR.

© Ảnh : TTXVN phátPhun khử trùng để phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn huyện Lạc Dương
Nhật Bản ghi nhận ca mắc Covid-19 về từ Việt Nam, Đà Nẵng đổi chiến lược - Sputnik Việt Nam
Phun khử trùng để phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn huyện Lạc Dương

Về trường hợp này, Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng cho biết, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế đã nhận được thông tin từ các đơn vị chức năng ngành Y tế Nhật Bản.

Theo BS. Nguyễn Đức Thuận, ông N.M nhiễm SAR-CoV-2 nhưng lại không có biểu hiện lâm sàng, triệu chứng.

Khi nhập cảnh vào Việt Nam (tháng 3/2020), ông N.M có giấy xác nhận “không nhiễm Covid-19” của ngành Y tế Nhật Bản, do đó có thể khẳng định ông N.M bị nhiễm Covid-19 trong khoảng thời gian ở Việt Nam cho đến khi bay về Nhật Bản đêm 31/7.

Cụ thể, ngày 31/7, vị giám đốc người Nhật bay từ Liên Khương đi TP.HCM trên chuyến bay VN-7385. Đến tối cùng ngày ông bay từ Tân Sơn Nhất qua sân bay Narita (Nhật Bản) trên chuyến bay TL-750 cất cánh lúc 23 giờ 25 phút.

Khi tới Tokyo, ông được lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp Test High Standard và phát hiện dương tính với coronavirrus. Sau đó, vị giám đốc được cách ly trong một khách sạn. Đến trưa ngày 1/8, ông thông báo cho trợ lý của mình tại Đà Lạt.

Lãnh đạo Sở Y tế Lâm Đồng khẳng định, ngay sau khi nhận được tin ông giám đốc người Nhật dương tính với Covid-19, tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành rà soát, truy vết những nơi ông N.M đã đi, đến, làm việc từ ngày 17 – 31/7 để xác định những người tiếp xúc gần, lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.

Theo BS. Nguyễn Đức Thuận, đến nay Lâm Đồng xác định được có 34 người tiếp xúc gần với ông N.M (F1), đều cho kết quả âm tính với Covid-19, tại Đà Lạt xác định có gần 100 người thuộc diện F2 đang được cách ly theo đúng quy định.

Nhân viên y tế trao đổi với người dân địa phương cạnh nhà của một bệnh nhân nhiễm coronavirus ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Đà Nẵng: Công bố kết quả điều tra, giám sát dịch tễ 10 ca bệnh Covid-19 mới ghi nhận
Trong khi đó, UBND H.Lạc Dương cho biết từ khi nhận thông tin ông N.M dương tính với Covid-19, địa phương đã cách ly tại chỗ (Công ty Hokkaido) 28 người, trong đó có 24 nhân viên công ty và 4 người dân sống cạnh công ty.

Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng cũng nhấn mạnh, từ kết quả dương tính với Covid-19 của ông N.M, ngành y tế sẽ phối hợp với trợ lý, phiên dịch, lái xe cho giám đốc người Nhật cùng các địa phương huyên Lạc Dương, TP.Đà Lạt tiếp tục truy vết để làm rõ hành trình ông N.M đã đi.

“Khẩn trương rà soát cập nhật các trường hợp tiếp xúc với giám đốc người Nhật để phân loại F1, F2, F3 và có các biện pháp xử lý phù hợp, nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan”, BS. Thuận nêu rõ.
Đà Nẵng điều chỉnh chiến lược chữa trị cho bệnh nhân Covid-19

Ngày 3/8, Quân khu 5 dùng xe đặc chủng tiến hành phun khử khuẩn phòng chống dịch Covid-19 trên toàn địa bàn quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. Được biết, quân đội sẽ phun khử khuẩn tất cả các tuyến đường lớn nhỏ thuộc quận Sơn Trà. Riêng với các hộ có người nhiễm Covid-19 và các hộ thuộc diện F1 sẽ được phun khử khuẩn trong nhà.

Chiều ngày 2/8, phát biểu tại buổi làm việc trực tuyến với Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết, thành phố đang điều chỉnh chiến lược chữa trị cho cách bệnh nhân mắc Covid-19.

Cụ thể, Đà Nẵng quyết định chuyển toàn bộ các ca mắc Covid-19 khỏi Bệnh viện Đà Nẵng, đưa về Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện dã chiến Hòa Vang.

Các đơn vị chuyên môn hiện đang tiến hành làm sạch, khử khuẩn Bệnh viện Đà Nẵng để bệnh viện này không còn Covid-19 và không thực hiện công tác chữa Covid-19. Việc chuyển các bệnh nhân Covid-19 sang cơ sở khác điều trị là để nhằm sớm đưa bệnh viện Đà Nẵng trở lại hoạt động bình thường, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của hơn 1 triệu người dân thành phố.

© Ảnh : TTXVN phátLấy mẫu sinh phẩm cho người dân vùng có nguy cơ cao tại Đà Nẵng để xét nghiệm SARS-CoV-2
Nhật Bản ghi nhận ca mắc Covid-19 về từ Việt Nam, Đà Nẵng đổi chiến lược - Sputnik Việt Nam
Lấy mẫu sinh phẩm cho người dân vùng có nguy cơ cao tại Đà Nẵng để xét nghiệm SARS-CoV-2

Về phần Bệnh viện C, hiện cơ bản đã vượt qua giai đoạn ban đầu, trong một vài ngày tới sẽ tiếp tục xét nghiệm. Nếu kết quả thuận lợi sẽ tính tới dỡ bỏ phong tỏa Bệnh viện C Đà Nẵng trong thời gian sớm.

Bước đi này của Đà Nẵng được xem là đúng đắn nhằm sớm phục hồi 2 cơ sở chữa bệnh chủ lực phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của hơn 1 triệu dân thành phố.

“Dự kiến trong 3 ngày tới, với sự hỗ trợ của Bộ Y tế, Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang sẽ được lắp đặt thêm thiết bị, máy móc, giường bệnh và sẽ trở thành trung tâm chữa trị COVID-19 với đầy đủ năng lực. Bên cạnh đó, Đà Nẵng có Bệnh viện Phổi và đang xây dựng Bệnh viện dã chiến tại Cung Thể thao Tiên Sơn với công suất tối đa 700 giường. Trong tuần tới sẽ hoàn chỉnh bệnh viện dã chiến này”, ông Huỳnh Đức Thơ cho biết.

Về phần mình, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến cho hay, hiện ngành Y tế đang phối hợp với các địa phương làm mạnh hơn nữa công tác giám sát các biện pháp phòng, chống Covid-19 trong cộng đồng.

Các nhân viên y tế đang bước ra từ tiệm bánh pizza ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam vào giai đoạn 3 chống COVID-19: Khó có khả năng mở đường bay vào ngày 1/8
Cụ thể, thành phố đã kích hoạt các tổ giám sát Covid-19 tại cộng đồng, dựa trên mô hình hoạt động của các tổ dân phố trước đây. Người đứng đầu các tổ giám sát cộng đồng là các Bí thư chi bộ, tổ trưởng, hội phụ nữ địa phương. Mỗi tổ gồm 3 thành viên, thực hiện giám sát từ 30-40 hộ dân trong khu dân cư.

Đà Nẵng cũng đang gấp rút nâng cao năng lực xét nghiệm với sự giúp đỡ từ Bộ Y tế. Với 5 cơ sở xét nghiệm hoàn thiện, Đà Nẵng sẽ nâng số lượng mẫu bệnh phẩm được phân tích và cho kết quả khoảng 10.000 mẫu/ngày. Đây được xem là phù hợp với tình hình thực tế, khi số ca mắc trong cộng đồng tăng cao, thành phố phải ưu tiên, tập trung xét nghiệm kháng nguyên theo kỹ thuật RT-PCR để cách ly, tìm ra F1, F2 chính xác, hơn là sử dụng phương pháp test nhanh kháng thể theo kỹ thuật Elisa.

Báo cáo mới nhất của Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, đến 8h ngày 3/8, toàn thành phố ghi nhận 116 ca mắc Covid-19. Chỉ tính riêng từ 14h ngày 2/8 đến 8h ngày 3/8, Đà Nẵng ghi nhận 16 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, với 1 ca tử vong do suy tim cấp, nhồi máu cơ tim, suy thận mạn, đái tháo đường type 2 và Covid-19.

© Ảnh : Trần Lê Lâm - TTXVNMột khách sạn ở Đà Nẵng thắp sáng các căn phòng để tạo thành hình ảnh trái tim kêu gọi cộng đồng chung tay phòng, chống dịch COVID-19
Nhật Bản ghi nhận ca mắc Covid-19 về từ Việt Nam, Đà Nẵng đổi chiến lược - Sputnik Việt Nam
Một khách sạn ở Đà Nẵng thắp sáng các căn phòng để tạo thành hình ảnh trái tim kêu gọi cộng đồng chung tay phòng, chống dịch COVID-19

Đà Nẵng cũng đang thành lập thêm 6 cơ sở cách ly tập trung, gồm Trạm Y tế xã Hòa Sơn, Trường Tiểu học Hòa Sơn, Trường Mầm non Hòa Phong 2, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Linh (xã Hòa Phước), Khu Ký túc xá sinh viên Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Doanh trại Tiểu đoàn Công binh 29 (Lữ đoàn Công binh).

Đà Nẵng lấy mẫu hơn 16.100 mẫu xét nghiệm virus corona

Trong khoảng thời gian kể từ 25/7 đến sáng 3/8, thành phố Đà Nẵng đã thu thập hơn 16.107 mẫu xét nghiệm kiểm tra virus SARS-CoV-2. Được biết, 10.101 mẫu trong số đó cho kết quả âm tính, 121 mẫu cho kết quả dương tính.

Nhân viên y tế lấy mẫu máu để xét nghiệm nhanh cho người dân tại Trạm Y tế phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy. - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế dồn sức cho Đà Nẵng dập dịch, WB viện trợ Việt Nam chống Covid-19
Bổ sung vào công tác xét nghiệm, Bộ Quốc phòng đã hoàn thành lắp đặt Labo xét nghiệm Covid-19 tại Bệnh viện Quân y 17 có khả năng thực hiện 400 mẫu mỗi ngày. Về phần mình, Bộ Công an cũng đã hoàn thành lắp đặt Labo xét nghiệm tại Bệnh viện 199 - Bộ Công an.

Tính chung lại, thành phố Đà Nẵng hiện đang có 5 đơn vị xét nghiệm Covid-19 bao gồm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng (CDC Đà Nẵng), Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện Quân y 17, Bệnh viện 199.

Ước tính, thành phố có thể thực hiện xét nghiệm 10.000 mẫu bệnh phẩm mỗi ngày. Cơ quan chức năng ở Đà Nẵng đang khẩn trương tổ chức lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm diện rộng nhằm sớm phát hiện và cách ly, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19. Theo thông tin cho biết, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã đề nghị Bộ Y tế giúp Đà Nẵng nâng công suất xét nghiệm lên 20 ngàn mẫu mỗi ngày.

“Đề nghị Bộ Y tế và các cơ quan Trung ương hỗ trợ tiếp tục nâng cao năng lực xét nghiệm. Nếu Bộ tích cực hỗ trợ chúng tôi hơn nữa đưa năng lực xét nghiệm lên 20.000 mẫu mỗi ngày thì sẽ rút ngắn được rất nhiều trong cuộc đua mà chúng ta chạy trước sự lây lan của dịch. Với tình trạng dịch hiện nay thì phải xét nghiệm từng cá thể. Chúng tôi đề nghị Bộ Y tế quan tâm tăng thêm năng lực xét nghiệm kháng nguyên bằng phương pháp k Real time-PCR để chúng tôi sàng lọc chính xác”, ông Huỳnh Đức Thơ đề nghị.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала