Nhiệt điện Thái Bình 2: Sau Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh, sắp có cán bộ “vào lò”?

© Ảnh : Vietnam Oil and Gas GroupNhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xử lý sai phạm liên quan Nhiệt điện Thái Bình 2. Đây là dự án gắn liền với đại án kinh tế - tham nhũng khiến cựu Chủ tịch PVN Đinh La Thăng phải ngồi tù, cựu Chủ tịch PVC Trịnh Xuân Thanh dù trốn sang Đức cũng không thoát tội.

Cụ thể, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ hàng loạt sai phạm liên quan đến việc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) chỉ định thầu cho Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC - do Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch giai đoạn từ năm 2007-2013) trong khi doanh nghiệp này không đủ năng lực.

Thanh tra Chính phủ chỉ rõ loạt sai phạm tại Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2

Ngày 4/8, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã công bố kết luận thanh tra đối với dự án nhiệt điện Thái Bình 2 và việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại số 69 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Lãnh đạo Bộ Công Thương, Ủy ban QLVNNTDN, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tỉnh Thái Bình xem sơ đồ thi công NMNĐ Thái Bình 2.  - Sputnik Việt Nam
PVN sẵn sàng chịu trách nhiệm về dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2

Đây là cuộc thanh tra quy mô được Thanh Tra Chính phủ thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng, bắt đầu từ hồi ngày 7/4/2020. Văn bản do Phó Tổng Thanh tra Bùi Ngọc Lam ký.

Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 không còn xa lạ ở Việt Nam. Trong loạt đại án kinh tế - tham nhũng của Việt Nam cùng công cuộc “đả hổ”, đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, cả cựu Chủ tịch PVN Đinh La Thăng và cựu lãnh đạo Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) Trịnh Xuân Thanh đều gắn với dự án Nhiệt điện Thái Bình 2.

Thông báo của Thanh tra Chính phủ nêu rõ, cơ quan chức năng tập trung thanh tra một số nội dung đối với dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 về thông qua chủ trương đầu tư và phê duyệt đầu tư, việc chỉ định thầu với gói thầu EPC, việc bổ sung Dự án vào danh mục các dự án nguồn điện cấp bách, việc điều chỉnh giá trị hợp đồng EPC. Trong khi đó, đối với khu đất số 69 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng Hà Nội, Thanh tra chú trọng việc chấp hành quy định của pháp luật trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại đây.

Theo kết luận thanh tra số 1325 ngày 4/8 của Thanh tra Chính phủ, dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 được Thủ tướng giao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm đầu mối đầu tư (theo Văn bản số 913 ngày 14/2/2008 của Văn phòng Chính phủ).

Tại Quyết định số 5844/QĐ-DKVN ngày 2/7/2010 của Hội đồng Quản trị PVN phê duyệt dự án với tổng mức đầu tư theo mặt bằng giá quý 2/2010 là 31.505.4 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu 30%, vốn vay 70%), chủ đầu tư là Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower).

Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 nhìn từ flycam - Sputnik Việt Nam
PVC xin PVN thoái vốn sau khi hoàn thành nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2

Đến tháng 3 năm 2011, PVN quyết định chuyển chủ đầu từ PVPower sang PVN. Đồng thời, Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) (do Trịnh Xuân Thanh làm lãnh đạo giai đoạn này) được chỉ định làm Tổng thầu EPC của dự án.

Ngày 28/2/2011, PVPower và PVC ký Hợp đồng Gói thầu EPC Dự án với giá tạm tính 1.200 triệu USD. Sau khi PVN là chủ đầu tư dự án, ngày 11/10/2011, PVN và PVC đã ký Hợp đồng tổng thầu EPC dự án, giá hợp đồng trọn gói là 1.200 triệu USD.

Đến ngày 26/5/2011, Hội đồng thành viên PVN có Quyết định số 4626/QĐ-DKVN phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư thành 34.295 tỷ đồng. Đến ngày 4/10/2016, Hội đồng thành viên PVN tiếp tục điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lần 2 với giá trị là 41.799 tỷ đồng.

Ngày 16/7/2017, PVN và PVC còn ký Phụ lục hợp đồng số 26 điều chỉnh giá trị hợp đồng là 948,6 triệu USD và 10.709.879 triệu đồng.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 là công trình trọng điểm quốc gia, phải do Quốc hội xem xét, thông qua chủ trương đầu tư.

Tuy nhiên, việc PVN và Bộ Công thương đề xuất Thủ tướng quy đổi tổng mức đầu tư dự án về mặt bằng giá năm 2006 là 18.495 tỷ đồng để không trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, và kiến nghị Thủ tướng giao Hội đồng quản trị PVN quyết định đầu tư dự án là không đúng Nghị quyết 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội.

Đồng thời, khi dự án chưa được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, Hội đồng quản trị PVN căn cứ Công văn 800/TTg-KTN do Phó Thủ tướng ký để phê duyệt quyết định đầu tư là sai quy định pháp luật.

Chỉ định tổng thầu tỷ đô: PVN ưu ái PVC như thế nào?

Theo Thanh tra Chính phủ, quá trình thực hiện trình tự thủ tục điều chỉnh dự án 2 lần đều không đúng quy định pháp luật. Chưa hết, việc chỉ định PVC làm Tổng thầu EPC cho dự án cũng không đúng quy định, bởi nhà thầu này không đủ năng lực (theo Điểm e Khoản 3, Điều 40 Nghị định số 85/2009 của Chính phủ quy định điều kiện được chỉ định thầu có thời gian thực hiện hợp đồng không quá 18 tháng).

Trưởng Ban QLDA Nguyễn Thành Hưởng báo cáo tóm lược tiến độ thực hiện Dự án NMNĐ Thái Bình 2 - Sputnik Việt Nam
Sếp Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 bất ngờ xin nghỉ việc

Theo đó, đến thời điểm được chỉ định thầu, PVC chỉ thực hiện xây dựng công trình dân dụng, hạ tầng, tuyến ống dẫn khí... và thi công một số hạng mục của một số nhà máy Nhiệt điện, chưa làm Tổng thầu EPC các dự án lớn tương tự như Nhiệt điện Thái Bình 2.

Đồng thời, hồ sơ năng lực của PVC chưa đáp ứng hồ sơ yêu cầu để thực hiện gói thầu EPC nhưng PVN vẫn chỉ định PVC làm tổng thầu EPC.

Thanh tra Chính phủ còn nêu rõ, sau khi ký kết hợp đồng Tổng thầu EPC, PVC đã thực hiện không đúng cam kết, là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dự án chậm tiến độ, phát sinh tăng chi phí, trong đó có chi phí trả lãi tiền vay từ năm 2016 đến 2019 là 81,867 triệu USD.

“Việc chỉ định PVC làm Tổng thầu EPC Dự án như trên là không đúng quy định tại Điều 20 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và Điểm e Khoản 3, Điều 40 Nghị định số 85/2009 của Chính phủ ngày 15/10/2009. Trách nhiệm thuộc PVN, PVC, Bộ Công thương, các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong việc tham mưu, đề xuất, chỉ đạo và quyết định chỉ định PVC là Tổng thầu Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2”, kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ.

Chưa hết, Thanh tra Chính phủ cũng xác định, việc PVN điều chỉnh giá gói thầu EPC tăng 5.456.780 triệu đồng là không tuân thủ hơp đông EPC đã ký và các quy định của Chính phủ. Theo kết quả thẩm tra của Tư vấn PECC2 thì Thiết kế kỹ thuật Dự án thiếu khối lượng, phải bổ sung tăng khôi lượng khi thi công Dự án với số tiền tăng thêm 4.613.000 triệu đồng.

Ông Đinh La Thăng tươi cười rời toà sau ngày xét xử thứ 4 - Sputnik Việt Nam
Vụ án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2: Hợp đồng 33 và liên minh ma quỷ

Trách nhiệm thuộc PVN, Bộ Công Thương, các cơ quan, đơn vị cá nhân trong việc tham mưu, đề xuất, chỉ đạo và điều chỉnh giá Hợp đồng EPC Dự án.

Vẫn theo Thanh tra Chính phủ, việc tham mưu, đề xuất đưa Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 vào danh mục các dự án nguồn điện cấp bách giai đoạn 2013-2020 là thực hiện không đúng Quyết định 2414/QĐ-TTg ngày 11/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

“Trách nhiệm thuộc PVN, Bộ Công Thương, các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong việc tham mưu, đề xuất, chỉ đạo đưa Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 vào danh mục các dự án nguồn điện cấp bách thực hiện theo cơ chế Quyết định 2414/QĐ-TTg ngày 11/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ”,  kết luận của Thanh tra Chính phủ khẳng định.

Đề nghị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xử lý cán bộ sai phạm liên quan Nhiệt điện Thái Bình 2

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chinh phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan theo thẩm quyền tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định pháp luật đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có những vi phạm, khuyết điểm nêu tại Kết luận thanh tra.

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Tại sao Tập đoàn Dầu khí không loại PVC khỏi nhiệt điện Thái Bình 2?

Từ các sai phạm trên, Thanh tra Chính phủ đã chuyển Kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm theo quy định của pháp luật.

Đối với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại số 69 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có sai phạm, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao UBND TP. Hà Nội phối hợp với PVN rà soát để thu hồi và xử lý các phát sinh trong quá trình thu hồi cơ sở nhà đất này.

Nếu đến 31/10/2020 chưa thực hiện được việc thu hồi thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Cú "sa bút" của ông Đinh La Thăng ở dự án Nhiệt điện Thái Bình 2

Liên quan đến những sai phạm tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, trước đó, tháng 5/2018, Việt Nam đã tiến hành xét xử đại án kinh tế - tham nhũng xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Trong đó, cựu Chủ tịch PVN đã bị TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên 13 năm tù về tội Cố ý làm trái. Trong khi đó, cựu Chủ tịch PVC cũng phải ngồi tù cả đời với án chung thân về hàng loạt tội danh như Cố ý làm trái và tham ô tài sản.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала