Đường sắt Việt Nam lỗ hơn 725 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm 2020

CC BY 2.0 / Plusgood / RTW2009-1857HoiAnTuyến đường sắt Thống Nhất của Việt Nam kết nối thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
Tuyến đường sắt Thống Nhất của Việt Nam kết nối thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, 7 thàng đầu năm 2020, toàn ngành dự kiến lỗ hơn 725 tỷ đồng do ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19.

Hơn 4.000 lao động đường sắt đã phải nghỉ luân phiên, tạm hoãn hợp đồng lao động

Theo thống kê của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, hành khách đi tàu 6 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt hơn 2 triệu lượt hành khách, bằng 49,04% so với cùng kỳ. Trong đó, thời điểm đầu tháng 4/2020, thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội, từ ngày 1/4 đến 15/4, lượng hành khách lên tàu chỉ đạt 10,56% so với cùng kỳ.

Đường sắt Đông Siberi - Sputnik Việt Nam
Đường sắt Nga phục vụ trẻ em Việt Nam

Sản lượng hành khách sụt giảm nghiêm trọng, doanh thu không đủ bù đắp các chi phí cố định tối thiểu đã khiến vận tải đường sắt đối mặt với kết quả sản xuất kinh doanh lỗ. Dự kiến thực hiện 7 tháng năm 2020, doanh thu hợp nhất toàn tổng công ty đạt hơn 3.650 tỷ đồng. Riêng doanh thu vận tải đường sắt ước đạt hơn 1.900 tỷ đồng, bằng 67,94% cùng kỳ, giảm hơn 900 tỷ đồng so với cùng kỳ. Toàn ngành dự kiến lỗ 725,9 tỷ đồng.

VNR cũng cho biết, do dừng tàu 5 tháng đầu năm, hơn 4.000 lao động đường sắt khối phục vụ trên tàu, dưới ga thiếu việc làm, phải nghỉ luân phiên, tạm hoãn hợp đồng lao động. Đến tháng 6, khi các công ty vận tải đường sắt tham gia chương trình kích cầu du lịch nội địa, chạy lại nhiều tàu thì Đoàn Tiếp viên đường sắt Hà Nội vẫn còn đến 289 lao động phải nghỉ luân phiên, tạm hoãn hợp đồng lao động. Tương tự, Đoàn tiếp viên đường sắt Phương Nam còn khoảng 170 lao động.

Cuối tháng 7 đến nay, do bùng phát đợt dịch Covid-19, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã phải dừng hàng chục mác tàu trên các tuyến do khách trả vé không đi. Lượng khách trả vé tương đương số tiền hoàn khoảng 25 tỷ đồng.

Riêng tuyến đường sắt Bắc – Nam chỉ chạy hàng ngày 4 đôi tàu chạy suốt Hà Nội – Sài Gòn, nhiều tàu khu đoạn chỉ chạy cuối tuần như tàu Hà Nội đi Vinh, Yên Bái; tàu Sài Gòn đi Nha Trang và ngược lại. Vì vậy, người lao động đường sắt lại tiếp tục phải nghỉ luân phiên, giãn cách hợp đồng vì không có tàu.

Lo thiếu vốn, đường sắt xin gia hạn thực hiện niên hạn đầu máy, toa xe

Để giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải đường sắt, vừa qua, VNR đã kiến nghị Nhà nước miễn giảm nộp phí sử dụng kết cấu hạ tầng năm 2020 và miễn nộp 20% tiền thu cho thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt năm 2020; cho gia hạn thêm 3 năm việc thực hiện niên hạn phương tiện đường sắt theo lộ trình để giảm áp lực chi phí đầu tư đầu máy, toa xe mới thay thế.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Ai chịu trách nhiệm khi các dự án đường sắt đô thị Việt Nam đội vốn hơn 80 nghìn tỉ?
“Dù kéo dài niên hạn phương tiện, nhưng các phương tiện vẫn đảm bảo điều kiện an toàn kĩ thuật để vận dụng. Chất lượng của tất cả các loại đầu máy hiện nay vẫn ổn định đảm bảo kéo tàu an toàn theo đúng tốc độ thiết kế của nhà chế tạo. Một số loại đầu máy đã được nâng cấp cải tạo thay động cơ diesel và mới sửa chữa đại tu xong. Cùng đó, tất cả các toa xe đều được sửa chữa định kỳ và được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường”, - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thông tin.

Được biết, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản chỉ đạo Cục Đường sắt Việt Nam nghiên cứu, trường hợp cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thu phí, lệ phí thì đánh giá tình hình thực hiện, đề xuất sửa đổi, bổ sung, báo cáo Bộ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала