Quay cuồng chống coronavirus: Việt Nam đã qua đỉnh dịch Covid-19?

© Ảnh : Minh Quyết – TTXVNMẫu được chuyển đến các trung tâm xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR.
Mẫu được chuyển đến các trung tâm xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo chuyên gia dịch tễ hàng đầu, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, rất có thể, Việt Nam đã qua đỉnh dịch Covid-19. Hiện, ngành Y tế Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm, biết rõ hơn về virus corona, có điều kiện hỗ trợ nhau để từ đó có thể ngăn chặn được dịch tốt hơn.

Sáng 11/8, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm coronavirus mới. Có 45 bệnh nhân đã âm tính với SARS-CoV-2. Tuy nhiên, cả nước có thêm một trường hợp bệnh nhân Covid-19 tử vong.

Tỉnh Quảng Nam quyết định phong tỏa tạm thời hai khu vực có nguy cơ lây nhiễm nCoV cao liên quan đến bé trai 11 tuổi – bệnh nhân 841 nhiễm coronavirus.

Chi Cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Nam hôm nay đã có văn bản đề nghị hỗ trợ thuốc tránh thai, que cấy, vòng đặt, các phương tiện tránh thai cho người dân “bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19” vì dịch bệnh dẫn đến thất nghiệp, khó khăn, thậm chí, nhiều gia đình không có khả năng mua phương tiện tránh thai để sử dụng.

Không ca mắc mới, 45 bệnh nhân Covid-19 đã âm tính

Sáng nay, theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết, Việt Nam không có thêm ca mắc nCoV nào. Đồng thời, nhiều bệnh nhân ở Đà Nẵng, Huế đã âm tính. Số ca bệnh Covid-19 của cả nước vẫn là 847 người.

Người dân đến lấy mẫu được bố trí ngồi chờ theo khu vực quy định. - Sputnik Việt Nam
Nhật phát hiện cô gái từ Hà Nội nhiễm Covid-19, Việt Nam thêm bệnh nhân Covid-19 tử vong

Theo Bộ Y tế, số lượng ca nhiễm coronavirus liên quan đến Đà Nẵng tính từ thời điểm 25/7 đến nay là 389 trường hợp.

Số ca nhiễm mới của Việt Nam đã giảm đáng kể, nhất là trong hai ngày qua, ổ dịch tại Đà Nẵng cũng cơ bản được kiểm soát, khống chế lây lan dịch bệnh. Bộ Y tế chi viện tối đa cho Đà Nẵng và công tác chống dịch do coronavirus được thực hiện rất quyết liệt.

Về tình hình điều trị, hiện nay, Việt Nam đã có 399/847 bệnh nhân mắc nCoV được công bố khỏi bệnh (47,1% tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 của cả nước).

Đáng chú ý, tính đến sáng nay 11/8, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, theo dõi sức khỏe tại các cơ sở y tế của Việt Nam, đã có 45 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1-2 lần với coronavirus. Cả nước hiện còn 388 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

Về phân bổ điều trị, trong số các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 của Việt Nam hiện nay, Trung tâm y tế Hoà Vang- Đà Nẵng đang điều trị số lượng bệnh nhân đông nhất với 189 ca bệnh. Bệnh viện Phổi Đà Nẵng đang điều trị 57 ca bệnh. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 đang điều trị 41 ca bệnh.

Điều đáng tiếc là Việt Nam đã có 15 ca bệnh Covid-19 tử vong, gồm các bệnh nhân số 496, 426, 429, 524, 475, 499, 428, 437, 651, 718, 456, 430, 737, 436 và 522.

Các que sau khi phết lấy mẫu được bỏ chung trong ống nghiệm theo nhóm. - Sputnik Việt Nam
Thêm 2 ca mắc Covid-19 tử vong, Đà Nẵng vẫn chưa xác định được nguồn lây coronavirus
Về nguyên nhân dẫn đến tử vong, theo đại diện Bộ Y tế Việt Nam, các trường hợp này đều là người cao tuổi, có tiền sử nhiều bệnh lý nền nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường type 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi...Khi nhiễm thêm coronavirus, hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi, nguy cơ tử vong cao hơn.

Hiện cả nước đang cách ly tổng 165.983 người thuộc diện tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch. Số người đang được theo dõi sức khỏe tại các bệnh viện là 5.628 trường hợp, tại cơ sở cách ly tập trung là 27.472 người và tại nhà, nơi cư trú là 132.883 người.

Bệnh nhân 522 tử vong: Bệnh lý nền rất nặng

Tối ngày 10/8, Bộ Y tế công bố thêm một trường hợp bệnh nhân Covid-19 tử vong. Đây là trường hợp thứ 15 tử vong liên quan đến coronavirus của Việt Nam.

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho du khách bị mắc kẹt tại Đà Nẵng để hoàn tất quy trình đăng ký bay về thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 29 ca mắc Covid-19 ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại thành phố Đà Nẵng, trường hợp bệnh nhân 522 là ca thứ 15 tử vong do Covid-19 kể từ khi đại dịch xảy ra tại Việt Nam.

Theo đó, bệnh nhân số 522 là người đàn ông 68 tuổi ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Đây là bệnh nhân có tiền sử nhiều bệnh lý nền nặng như suy thận mạn tính, ung thư thận di căn phổi, đái tháo đường type 2.

Về quá trình nhiễm bệnh và điều trị, Bộ Y tế cho biết, ngày 9/7, bệnh nhân đến điều trị tại khoa Thận Nội tiết Bệnh viện Đà Nẵng, điều trị nhiều đợt, ra viện ngày 22/7 và trở về Quảng Nam.

Sang ngày 30/7, người đàn ông 68 tuổi này được xác nhận dương tính với coronavirus. Ngày 31/7, nhận thấy tình hình bệnh nhân tuổi đã cao, sức khỏe bị suy kiệt, Sở Y tế Quảng Nam đã quyết định chuyển ông đến Trung tâm cách ly và điều trị Covid-19 – Bệnh viện Trung ương Huế, cơ sở 2 để tiếp tục theo dõi.

Bệnh nhân này được chẩn đoán: Covid-19 trên bệnh nhân suy thận mạn, ung thư thận trái di căn phổi, đái tháo đường type 2.

Bệnh nhân đã chết. - Sputnik Việt Nam
Bệnh nhân 456 mắc Covid-19 tử vong do biến chứng suy hô hấp, suy đa tạng

Tuy nhiên, từ ngày 31/7 - 5/8, bệnh nhân diễn tiến nặng có biểu hiện suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa, sốt cao liên tục. Ngày 10/8, bệnh nhân lơ mơ, tim đập rời rạc, huyết áp tụt, sau khi hồi sức có mạch trở lại.

Đến 16h00 cùng ngày bệnh nhân có biểu hiện rối loạn vận mạch và đến 17h30, nam bệnh nhân đã không qua khỏi.

Kết luận chẩn đoán tử vong, Bộ Y tế cho biết, bệnh nhân 522 bị “viêm phổi nặng do Covid-19, biến chứng suy hô hấp nặng, tắc động mạch phổi trên bệnh nhân ung thư thận, di căn bàng quang và phổi, suy thận mạn tính, đái tháo đường type 2”.

Quảng Nam tạm phong tỏa 2 khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao ở Tam Kỳ

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có quyết định phong tỏa tạm thời hai khu vực có nguy cơ lây nhiễm coronavirus cao ở thành phố Tam Kỳ.

Mẹ và con xếp hàng chờ xét nghiệm coronavirus tại một trung tâm test nhanh ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Hành trình của nữ cán bộ Thanh tra tại Đà Nẵng mắc Covid-19

Cụ thể, tổ 12 khối 2, phường Phước Hòa, TP Tam Kỳ gồm 17 hộ dân và 54 nhân khẩu bị khoanh vùng, phong tỏa, cách ly tạm thời. Ngoài ra tỉnh Quảng Nam cũng tạm phong tỏa chợ Vườn Lài, khối phố 5, phường An Sơn, nơi có 20 hộ dân sinh sống, 195 hộ kinh doanh, buôn bán. Đây đều là những địa điểm được cơ quan y tế tỉnh Quảng Nam nhận định có nguy lây nhiễm cao Covid-19 vì liên quan đến bệnh nhân 841 (bé trai 11 tuổi, trú tại khu phố 2, phường Phước Hòa).

Thời gian thực hiện phong tỏa tạm thời là 14 ngày, kể từ 0h ngày 11/8. Đồng thời, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công an tỉnh phối hợp với Sở Y tế, UBND TP Tam Kỳ lập, bố trí các chốt, trạm kiểm dịch cô lập các khu vực trên.

© Ảnh : Trần Tĩnh - TTXVNThắt chặt kiểm soát để phòng, chống dịch COVID-19 an toàn.
Quay cuồng chống coronavirus: Việt Nam đã qua đỉnh dịch Covid-19? - Sputnik Việt Nam
Thắt chặt kiểm soát để phòng, chống dịch COVID-19 an toàn.

Về hồ sơ dịch tễ và quá trình di chuyển, bệnh nhân số 841 cùng chị là N.Q.N (sinh 1997) đi xe máy về quê ở Yên Khê 2, Đà Nẵng trong các ngày từ 13 – 24/7 vừa qua. Tại gia đình, bệnh nhân có tiếp xúc với ông nội N.P.D, bà nội L.T.Y.L, chị N.Q.N, chú M.V.L, M.Q.Đ.

Theo báo cáo của cơ quan chức năng, trong khoảng thời gian này, bệnh nhân đi chơi cùng chị tại công viên Sun World Đà Nẵng, siêu thị Lotte Mart Đà Nẵng (số 6 Nại Nam, Hòa Cường Bắc, Hải Châu).

Dòng người chờ xét nghiệm coronavirus tại một trung tâm test nhanh ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Thanh Hóa tạm đình chỉ công tác Trạm trưởng Y tế do thiếu trách nhiệm trong phòng, chống Covid-19

Từ 24/7 đến 31/7, bệnh nhân được mẹ là bà H.T.P (47 tuổi) đón về nhà ở phường Phước Hòa (bằng xe máy), không đi đâu chỉ ra Tạp hóa Phượng, chợ Vườn Lài, phường An Sơn cùng mẹ bán tạp hóa ở đây.

Ngày 1/8, bệnh nhân cùng mẹ đến Trạm Y tế Phước Hòa khai báo y tế và được hướng dẫn cách ly tại nhà. Chiều 6/8, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và sau đó được khẳng định dương tính với SARS-CoV-2. Ngày 9/8, cháu bé đã được chuyển điều trị tại khu Điện  Nam, Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn (Bệnh viện Đa khoa Khu vực Quảng Nam).

Quảng Nam xin hỗ trợ phương tiện tránh thai cho người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Một tin tức rất đáng chú ý trong ngày hôm nay chính là việc Chi Cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình Quảng Nam gửi công văn đề nghị Tổng Cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình hỗ trợ thêm địa phương các phương tiện tránh thai cho người dân tỉnh “bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19”.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri.  - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch UBND TP Hà Nội: “Hy vọng đến ngày 15-20/8 sẽ khoanh vùng dập được dịch Covid-19”

Theo đó, ngày hôm nay, Chi Cục Trưởng Chi Cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình Quảng Nam Phan Đình Nhân cho hay, cơ quan này đã có văn bản trực tiếp gửi Tổng Cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình đề nghị hỗ trợ thuốc, que thử, vòng đặt tránh thai và các phương tiện tránh thai – kế hoạch hóa gia đình khác hỗ trợ địa phương phục vụ người dân bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Cụ thể, theo ông Phan Đình Nhân, việc cấp phương tiện tránh thai cho người dân có nhu cầu rất lớn, khoảng hơn 4 tỷ đồng. Vị lãnh đạo Chi Cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Nam cũng nêu rõ, vừa rồi theo thông tư 26 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu y tế, dân số giai đoạn 2016-2020, đối tượng được cấp miễn phí rất ít (hộ nghèo, cận nghèo), chỉ khoảng 10% trong tổng số người dân được hưởng nhưng nhu cầu của người dân rất cao.

“Để hoàn thành được chỉ tiêu được giao, phải có nguồn để cấp cho người dân. Vì vậy Chi cục mới làm tờ trình để xin”, ông Phan Đình Nhân giãi bày.

Trong công văn nêu rõ, từ đầu năm đến nay, tỉnh Quảng Nam đang bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 nên đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Nhiều gia đình không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo nhưng vì dịch bệnh dẫn đến thất nghiệp, khó khăn.

“Thậm chí, do dịch Covid-19, nhiều gia đình không có khả năng mua phương tiện tránh thai để sử dụng phòng tránh mang thai ngoài ý muốn”, Chi Cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình Quảng Nam nêu thực tế đáng buồn.
“Trước diễn biến phức tạp của dịch, hiện nay toàn tỉnh tập trung vào việc phòng tránh và dập dịch, để góp phần chia sẻ khó khăn của người dân, Chi cục đề nghị Tổng cục hỗ trợ phương tiện tránh thai (que cấy, tiêm thuốc tránh thai, vòng tránh thai…) để cấp cho tất cả người dân không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19”, văn bản cho biết.

Trả lời Tuổi trẻ, một lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, trên thực tế, tỉnh không phải thiếu các phương tiện tránh thai. Nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh, việc cách ly xã hội đưa đến việc khó tiếp cận dịch vụ chứ không phải khó do không có nguồn cung ứng.

Nhân viên y tế trong trang phục bảo hộ tại một trung tâm xét nghiệm Covid-19 dã chiến tại Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 21 ca mắc Covid-19

Theo đó, ở đây là đi xin phương tiện, vấn đề là cách để giải quyết, việc làm thế nào để đáp ứng nhu cầu trong những vùng cách ly.

Vị lãnh đạo tỉnh Quảng Nam này cũng nói rằng trong nội dung văn bản trên không ổn, “chi cục lo quá xa”. Việc thực tế nhưng cần gì phải có văn bản với tổng cục.

Liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Quảng Nam, tính từ 25/7-11/8, trên cả địa phương ghi nhận 73 ca nhiễm Covid-19, nhiều khu dân cư có nguy cơ cao bị phong toả, cách ly. Ngành chức năng cùng người dân toàn tỉnh đang tập trung cao độ, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương.

Việt Nam có thể đã qua đỉnh dịch Covid-19?

Đây là nhận định của PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế và hiện là Trưởng khoa Y tế Công cộng và Điều dưỡng, Đại học Quang Trung, một trong những chuyên gia về dịch tễ hàng đầu của Việt Nam.

Phong tỏa các lối ra, vào khu vực tòa nhà bệnh nhân 785 sinh sống. - Sputnik Việt Nam
Quảng Ngãi: Dừng coi thi, cách ly tập trung 2 giáo viên liên quan đến ca 786 mắc Covid-19

Nhận định về việc nhiều ca mắc coronavirus trong đợt dịch này là F1 khiến người dân do ngại vì không xác định được nguồn lây, PGS.TS Nguyễn Huy Nga chia sẻ với Zing cho biết, đây là điều bình thường, đúng cơ chế lây bệnh của virus.

“Vừa qua, các ca F1 đông bởi đa phần tập trung trong phòng bệnh, buồng kín, đông người, lại trong điều kiện điều hòa nhiệt độ, không thông gió nên rất dễ lây. Hơn nữa, những người có sức khỏe yếu, mang bệnh nền đang điều trị cũng dễ lây hơn”, vị chuyên gia phân tích.

Ông Nga dẫn chứng, trong đợt dịch này, nhiều F1 lây bệnh ở Đà Nẵng. Chẳng hạn, những ca ở Hà Nội từng đi du lịch Đà Nẵng. Các trường hợp lây tiếp theo từ họ là F2. Với nhiều ca mắc vừa được ghi nhận, nguy cơ F2 mắc bệnh rất đông, gây khó khăn cho ngành y tế, đòi hỏi phải tầm soát kỹ.

“Sự lây lan trong cộng đồng cũng cảnh báo mọi người cần cảnh giác. Còn về bản chất, những người tiếp xúc bệnh nhân mắc Covid-19 sẽ có nguy cơ lây nhiễm virus, tùy khoảng cách và điều kiện tiếp xúc”, PGS.TS Nguyễn Huy Nga chỉ rõ.

Vị Trưởng khoa Y tế Công cộng và Điều dưỡng, Đại học Quang Trung cũng nhận định, đỉnh dịch Covid-19 của Việt Nam có thể đã qua sau buổi sáng thứ 2 trong vòng 14 ngày qua không ghi nhận ca nhiễm mới.

“Nếu chúng ta kiểm soát không chặt, con số mắc sẽ tăng lên. Còn kiểm soát chặt sẽ làm số ca tăng chậm. Hai hôm nay, Việt Nam không ghi nhận ca mắc vào sáng sớm song cần theo dõi tiếp. Số ca còn tùy thuộc vào số lượng mẫu đã được lấy. Tuy nhiên, không loại trừ việc đỉnh dịch đã qua”, PGS.TS Nguyễn Huy Nga nêu rõ.

Đánh giá về những điểm khác biệt giữa đợt dịch này với tâm dịch Đà Nẵng và đợt bùng phát đầu tiên, vị chuyên gia nhận định, điểm mấu chốt là đợt dịch này lây trong cộng đồng nhiều.

Khu cách ly Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. - Sputnik Việt Nam
Ca mắc Covid-19 mới tại Việt Nam, Hà Nội sẽ phạt người không đeo khẩu trang

Theo đó, vì không biết được F0 nên tình hình phức tạp. Lần trước, dịch có lây lan trong cộng đồng nhưng ít hơn vì đã được khống chế kịp thời. Ngoại trừ ổ dịch ở Bệnh viện Bạch Mai, phần lớn ca bệnh được dự đoán trước, chủ động khoanh vùng được.

“Hiện Việt Nam nhiều kinh nghiệm, biết rõ virus hơn và có điều kiện hỗ trợ nhau. Từ đó, chúng ta có thể ngăn chặn được dịch tốt hơn”, PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho biết.

Cũng giống như đại diện Bộ Y tế và các chuyên gia hàng đầu của cả nước đã nhận định, về các ca tử vong trong thời gian qua cũng như nguy cơ có thêm ca tử vong thời gian tới, PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho rằng, đợt dịch này, virus bùng phát trong các bệnh viện ở Đà Nẵng. Đa số là bệnh nhân đang điều trị nhiễm SARS-CoV-2.

“Đây là nhóm người có sức đề kháng yếu, lại mang bệnh nền nên khi bị virus tấn công, tình trạng sẽ nặng hơn. Các ca tử vong là bất khả kháng và được dự tính trước. Chúng ta phải chấp nhận”, vị chuyên gia thẳng thắn.

Về các biện pháp phòng bệnh, đặc biệt là khi không biết đâu là nguồn bệnh và người đã nhiễm, PGS.TS Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh, phải giữ khoảng cách và thực hiện biện pháp phòng hộ như đeo khẩu trang, vệ sinh tay.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
10 ngày tới là cao điểm dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo nóng

Trong đó, cần đặc biệt vệ sinh tay rất quan trọng bởi virus SARS-CoV-2 lây qua giọt bắn. Chúng văng ra các bề mặt, khi tay chúng ta chạm phải sẽ vô tình đưa virus vào người. Các bệnh viện phải thông gió, hạn chế điều hòa. Nhân viên y tế đảm bảo các phương tiện bảo hộ, rửa tay xà phòng, giữ khoảng cách.

Theo PGS. TS Nguyễn Huy Nga, hiện xét nghiệm chọn lọc những người có nguy cơ cao, được phân loại theo thứ tự ưu tiên.

“Những trường hợp chưa được xét nghiệm phải tự theo dõi sức khỏe, cách ly tại nhà, xin tư vấn của nhân viên y tế khi cần. Sau 14 ngày, nếu không phát bệnh, người dân vẫn cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách”, PGS.TS Nga nêu rõ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала