Việt Nam công nhận liệt sĩ thời bình: Đối tượng nào được hưởng chính sách ưu đãi?

© Ảnh : Trọng Đức - TTXVNBộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình bày tờ trình.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình bày tờ trình. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sáng nay, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi), trong đó, thêm chính sách ưu đãi cho vợ, chồng liệt sĩ tái giá.

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, cần làm rõ đạo lý của vấn đề công nhận liệt sĩ, thương bệnh binh trong thời bình. Bởi nếu sự mất mất nào trong thời bình cũng đề nghị liệt sĩ thì cần cân nhắc.

Có thực tế, nhiều trường hợp công nhận liệt sĩ dư luận không đồng tình

Sáng 11/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp thứ 47 để cho ý kiến về dự án Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi).

Một người tìm cách ngăn cản việc chụp hình nhà của ông Nguyễn Hồng Lam. - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch UBND huyện ở Gia Lai bị bắt vì tham ô tiền xây nghĩa trang liệt sĩ

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung đã có trong tờ trình gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, theo đó Chính phủ xin ý kiến về 4 nội dung, trong đó có việc công nhận liệt sĩ, bệnh binh trong thời kỳ đất nước hoà bình.

Theo đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, kế thừa quy định hiện hành về 12 đối tượng người có công với cách mạng, dự thảo pháp lệnh (sửa đổi) lần này làm rõ hơn điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người có công với cách mạnh, đối với công dân Việt Nam đang đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam, có công với cách mạng trên lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam (chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, trong xây dựng đất nước). Người Việt Nam có công với cách mạng đang thường trú hoặc tạm trú nước ngoài cũng được điều chỉnh vào phạm vi chính sách này.

Theo quy định hiện hành, người có hành vi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhà nước và nhân dân mà hy sinh thì được xem xét công nhận liệt sĩ.

Tuy nhiên, qua thực tiễn, có nhiều trường hợp chết đuối nước khi cứu người, cứu tài sản hoặc tham gia phòng, chống bão lũ, chết do tai nạn khi làm nhiệm vụ… dù rất cần phải tuyên dương, ghi nhận song việc được công nhận liệt sĩ lại không nhận được sự đồng tình của dư luận xã hội.

“Sau khi xem xét, Chính phủ sửa đổi tại Điều 14 của dự thảo Pháp lệnh theo hướng chỉ xem xét đối với những trường hợp chết do có hành động đặc biệt dũng cảm thực hiện các công việc đặc biệt nguy hiểm, cấp bách, để cứu người, cứu tài sản của nhà nước, nhân dân, là những tấm gương, có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục và lan tỏa rộng rãi trong xã hội”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

Truy điệu và án táng 18 hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Lào - Sputnik Việt Nam
Truy điệu, tiễn đưa hài cốt liệt sĩ Việt Nam hy sinh tại Lào về nước
Đối với các trường hợp khác, hướng xử lý là chuyển sang khen thưởng theo pháp luật Thi đua khen thưởng (huy chương, huân chương) và thực hiện trợ cấp mai táng hoặc hưởng chính sách tử tuất theo luật Bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đề xuất không tiếp tục công nhận bệnh binh mới là đối tượng người có công, trừ các trường hợp làm nhiệm vụ đặc biệt nguy hiểm, cấp bách làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Đối với các bệnh binh mới từ khi pháp lệnh sửa đổi có hiệu lực, hưởng chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Các bệnh binh đang hưởng theo Pháp lệnh hiện hành thì tiếp tục được hưởng theo quy định.

Công nhận liệt sĩ thời bình: Phải làm rõ đạo lý của vấn đề

Bà Nguyễn Thuý Anh - Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội cho biết, vấn đề này nhận được hai luồng ý kiến trái chiều từ cơ quan thẩm tra.

Nhà kinh doanh bỏ tiền vào túi - Sputnik Việt Nam
Thanh tra Chính phủ cắt hợp đồng ông Hoàng Đức Cần bị tố nhận tiền của mẹ liệt sĩ

Ý kiến thứ nhất tán thành với đề xuất của Chính phủ, sửa đổi theo hướng quy định điều kiện chặt chẽ hơn. Trong khi đó, ý kiến thứ hai đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành đối với người có hành vi “dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhà nước và nhân dân”.

“Đa số ý kiến Ủy ban tán thành loại ý kiến thứ nhất, vì cho rằng việc bổ sung tính chất công việc, hiệu ứng của hành động và nâng mức độ dũng cảm, cứu người, cứu tài sản, sẽ đảm bảo điều kiện chặt chẽ hơn, xứng đáng hơn”, bà Nguyễn Thúy Anh cho biết.

Đối với vấn đề bệnh binh trong thời bình, Ủy ban Các vấn đề xã hội thống nhất với dự thảo vì quân nhân, công an nhân dân đều tham gia đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, khi các đối tượng này bị mắc bệnh, bị suy giảm sức khỏe từ 31% trở lên thì được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, Ủy ban cũng đề nghị cần quy định cụ thể trong dự thảo pháp lệnh những nhiệm vụ đặc biệt nguy hiểm, cấp bách hoặc Chính phủ phải quy định chi tiết.

Tại phiên họp, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng ý về việc phải quy định chặt chẽ các tiêu chuẩn công nhận liệt sĩ, bệnh binh trong thời bình.

Hai bà cụ Việt Nam - Sputnik Việt Nam
"Cán bộ Thanh tra Chính phủ nhận 400 triệu của gia đình liệt sĩ và sự thật tàn nhẫn!"

Điển hình như, theo Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, phải rà soát chặt chẽ tiêu chuẩn việc công nhận liệt sĩ, thương binh trong thời bình vì đây là sự tôn vinh chứ không chỉ là vấn đề trợ cấp.

Trong khi đó, đề xuất việc chăm sóc, điều dưỡng người có công với nước, ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho rằng, Việt Nam nên có chương trình, chế độ điều dưỡng chăm sóc người có công với cách mạng hàng năm để tri ân người có công, gia đình cách mạng. Chế độ với thanh niên xung phong và người bị nhiễm chất độc da cam cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ để tránh trục lợi chính sách.

“Các đồng chí cho rằng lan toả thì căn cứ nào, phải có tiêu chuẩn cụ thể? Trong cứu người, cứu tài sản, để tôn vinh, giáo dục thì phải ở cấp nào mới được công nhận, chẳng hạn được Chủ tịch nước trao tặng phần thưởng, chứ không phải ai cũng được. Đây là sự tôn vinh, chứ không chỉ là vấn đề trợ cấp. Nếu tôn vinh không đúng thì có tác động ngược trở lại”, ông Phùng Quốc Hiển nói.

Về phần mình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu kỹ và làm rõ "đạo lý của vấn đề".

“Liệt sĩ hy sinh trong chiến đấu thì rõ ràng nhưng thời bình này không quy định chặt chẽ thì việc ai cũng đề nghị, bất cứ sự mất mát nào cũng đề nghị liệt sĩ thì phải cân nhắc”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý.

Chủ tịch Quốc hội ủng hộ quan điểm của Chính phủ và Ủy ban Các vấn đề xã hội trong việc quy định chặt chẽ việc công nhận liệt sĩ, bệnh binh trong thời bình.

“Tôi thấy đặc biệt dũng cảm, thực hiện công việc cấp bách cứu tài sản của nhân dân, nhà nước thì trường hợp đó mới có tôn vinh, hình ảnh mới lan tỏa rộng rãi trong xã hội. Bây giờ nhiều khi quân nhân thời bình làm việc ở khu vực đặc biệt khó khăn bị thương cũng công nhận bệnh binh thì đạo lý vấn đề không có rõ”, bà Nguyễn Thị Kim Ngân nêu ý kiến.

Từ đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải quy định rất chặt chẽ. Trường hợp nào chưa rõ thì như pháp lệnh giữ nguyên như cũ.

Thêm chính sách ưu đãi đối với vợ, chồng liệt sĩ tái giá

Cũng tại phiên thảo luận sáng nay, Chính phủ cũng xin ý kiến về vấn đề liên quan đến việc bổ sung chế độ đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ đã tái giá.

Trụ sở Thanh tra Chính - Sputnik Việt Nam
Làm rõ tố cáo cán bộ Thanh tra Chính phủ nhận 400 triệu của mẹ liệt sĩ

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết, về bổ sung chế độ đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ đã tái giá, Pháp lệnh hiện hành quy định thân nhân của liệt sĩ là: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ, vợ hoặc chồng liệt sĩ đã lấy chồng hoặc vợ khác thì không phải là thân nhân liệt sĩ và không được hưởng các chế độ ưu đãi như thân nhân liệt sĩ.

“Tuy nhiên, để ghi nhận tình cảm, trách nhiệm của người vợ/chồng tuy đã có chồng/vợ khác nhưng vẫn làm tốt việc chăm sóc gia đình liệt sĩ, nuôi con liệt sĩ nên Chính phủ bổ sung chính sách trợ cấp tuất hàng tháng (bằng một lần mức chuẩn) đối với trường hợp có biên bản của gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ khẳng định đã nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi còn sống, được UBND cấp xã xác nhận”, ông Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Hiện trường vụ án. - Sputnik Việt Nam
Về khả năng công nhận 2 hiệp sĩ tử nạn ở Sài Gòn là Liệt sĩ
Đồng thời, quá trình soạn thảo Pháp lệnh, có ý kiến đề nghị Chính phủ bổ sung chính sách bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ đã tái giá.

Sau khi nghiên cứu, Chính phủ tiếp thu, bổ sung chế độ bảo hiểm y tế, chưa mở thêm chế độ trợ cấp mai táng và chính sách ưu đãi khác như người có vợ hoặc chồng liệt sĩ không tái giá, nếu có thì cũng chỉ tập trung vào những người thuộc diện hộ nghèo, đơn thân không nơi nương tựa.

Giữ nguyên 12 đối tượng đang được hưởng chế độ chính sách người có công với cách mạng

Phát biểu kết luận Phiên thảo luận sáng nay 11/8 của Phiên họp thứ 47, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng, Pháp lệnh có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, có tác động đến tình cảm, tâm lý trách nhiệm của nhân dân với người có công với đất nước.

“Đây là nội dung quan trọng được Chính phủ quan tâm trong những năm qua, đặc biệt là trong năm nay. Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự chuẩn bị của Chính phủ về Pháp lệnh này. Đề nghị Chính phủ đánh giá thêm tác động cũng như hiệu quả của Pháp lệnh trong xã hội”, Phó Chủ tịch Tòng Thị Phóng khẳng định.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết hội nghị trung ương 7 sẽ quyết định các nội dung cải cách lĩnh vực bảo hiểm xã hội - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: ‘Tôi ủng hộ công nhận 2 hiệp sĩ là liệt sĩ’
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, qua lần chỉnh sửa Pháp lệnh này, nhiều nội dung đã được tiếp thu, hoàn thiện như các vấn đề nhà ở cho người có công, chính sách quy tập mộ liệt sĩ, chính sách cho thanh niên xung phong... đã được các cấp, các ngành và địa phương triển khai rất bài bản, có tác động sâu sắc, tri ân các gia đình chính sách. 

“Về đối tượng, giữ nguyên 12 đối tượng đang được hưởng chế độ chính sách. Những đối tượng nhiễm chất độc da cam, người bị địch bắt tù đày có công với cách mạng thì cần xem xét tính toán xem xét trong Pháp lệnh”, Phó Chủ tịch Quốc hội kết luận.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng cần xem xét chính sách cụ thể với đối tượng là người có công là người nước ngoài và người Việt Nam đang sống ở nước ngoài có công với cách mạng cần được xem xét ghi nhận trong Pháp lệnh, đồng thời, cần có sự thống nhất trong Luật Thi đua khen thưởng để thực hiện cho hợp lý.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала