Việt Nam kêu gọi hiến huyết tương, cử bác sĩ giỏi nhất vào điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng

© Ảnh : Thành Đạt - TTXVNĐo kiểm tra thân nhiệt và làm thủ tục tiếp nhận hành khách về từ Đà Nẵng, tại khu cách ly tập trung Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô.
Đo kiểm tra thân nhiệt và làm thủ tục tiếp nhận hành khách về từ Đà Nẵng, tại khu cách ly tập trung Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các bác sĩ giỏi nhất Việt Nam đang nỗ lực, “chạy đua với tử thần” để hạn chế tối đa bệnh nhân Covid-19 tử vong. Bộ Y tế hôm nay tiếp tục cử các giáo sư đầu ngành vào miền Trung hỗ trợ chống dịch do coronavirus và điều trị các bệnh nhân SARS-CoV-2 nặng.

Việt Nam kêu gọi các bệnh nhân mắc SARS-CoV-2 đã bình phục tham gia hiến huyết tương hỗ trợ điều trị các ca bệnh nặng. Hiện đã có một nữ công dân Mỹ và du học sinh Anh qua xét nghiệm sàng lọc và đủ điều kiện hiến huyết tương cho ngành y tế cứu người.

Sáng nay, Bộ Y tế thông tin cho biết, cả nước ghi nhận thêm 3 ca mắc coronavirus mới, trong đó có 2 ca tại Quảng Nam, 1 ca bệnh xâm nhập. Việt Nam có 883 bệnh nhân.

Sáng 13/8, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống, dịch Covid-19 đã xác nhận ca mắc Covid-19 thứ 18 tử vong ở Việt Nam. Theo Bộ Y tế Việt Nam, bệnh nhân số 485 tử vong do suy thận mạn giai đoạn cuối và mắc Covid-19.

Cũng trong hôm nay, tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam và Trung tâm Y tế Hòa Vang, TP. Đà Nẵng đã công bố 12 bệnh nhân hết Covid-19 và được xuất viện.

Việt Nam có 883 ca nhiễm coronavirus

Sáng 13/8, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 thông tin cho biết, Việt Nam đã ghi nhận thêm 3 trường hợp mắc mới Covid-19, trong đó 02 ca tại Quảng Nam và 01 ca tại Bạc Liêu, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Như vậy, đến nay Việt Nam có 883 bệnh nhân

Một hành khách nhỏ tuổi tại khu cách ly tập trung Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. - Sputnik Việt Nam
Bộ Quốc phòng Việt Nam làm việc với chuyên gia Cuba về sản xuất vắc-xin chống Covid-19?

Bệnh nhân số 881: là nữ, 40 tuổi, trú tại quận Ba Đình, TP Hà Nội. Ngày 09/8/2020 bệnh nhân từ Ả Rập Xê Út về sân bay Cần Thơ trên chuyến bay mang số hiệu VN5002. Ngay sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được đưa đi cách ly tập trung tại tỉnh Bạc Liêu.

Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm ngày 11/8/2020, cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu.

Bệnh nhân số 882: là nam, 51 tuổi; thường trú tại Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh; tạm trú tại Duy Xuyên, Quảng Nam. Ngày 28/7/2020, bệnh nhân từ TP. Hồ Chí Minh ra chăm sóc mẹ là bệnh nhân 524 tại Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam. Ngày 29/7/2020, bệnh nhân có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân 626. Bệnh nhân được đưa đi cách ly tập trung Khách sạn Mỹ Sơn. Ngày 12/8/2020, bệnh nhân có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện ca bệnh này đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện đa khoa Khu vực Quảng Nam.

Bệnh nhân số 883: là nữ, 83 tuổi; trú tại Hội An, Quảng Nam. Bệnh nhân là mẹ của bệnh nhân số 858. Từ ngày 9-23/7/2020, bệnh nhân được điều trị Bệnh viện Đà Nẵng. Trưa ngày 23/7/2020, bệnh nhân về nhà tại Hội An. Kết quả xét nghiệm ngày 12/8/2020 cho dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện đa khoa Khu vực Quảng Nam.

© Ảnh : Văn Dũng - TTXVNTại phòng tiếp nhận bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm virus SARS-CoV-2 các y, bác sĩ luôn mặc áo quần bảo hộ.
Việt Nam kêu gọi hiến huyết tương, cử bác sĩ giỏi nhất vào điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng - Sputnik Việt Nam
Tại phòng tiếp nhận bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm virus SARS-CoV-2 các y, bác sĩ luôn mặc áo quần bảo hộ.

Như vậy, tính đến 6h ngày 13/8, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 883 ca mắc Covid-19, trong đó 322 ca nhiễm được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Số lượng các ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay là 421 ca.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly theo dõi sức khỏe là 133.340, trong đó có 5.361 được cách ly tập trung tại bệnh viện, 102.936 trường hợp được cách ly tại nhà, và 25.043 trường hợp được cách ly tập trung tại cơ sở khác.

Nhân viên y tế hướng dẫn người dân xếp hàng theo phường đã đăng ký. - Sputnik Việt Nam
Covid-19 tại Việt Nam: Thêm ca tử vong nhưng cũng nhiều người khỏi bệnh

Tính đến lúc này, Việt Nam đã chữa khỏi cho 421/883 bệnh nhân mắc Covid-19, chiếm tổng số 46,3% số ca bệnh.

Tính đến sáng ngày 13/8, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, có 86 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1- 2 lần với virus SARS-CoV-2. Hiện còn 371 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện các bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị tại 24 bệnh viện, trong đó có khoảng 15 ca rất nặng, mắc 3-4 bệnh nền đi kèm như tim mạch, tiểu đường, suy tủy, thận nhân tạo. Những bệnh nhân này được cho thở máy, ECMO, tiên lượng tử vong cao.

Các ca nặng chủ yếu được điều trị tại Bệnh viện TW Huế cơ sở 2, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Trung tâm y tế Hòa Vang, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW Cơ sở 2, Bênh viện đa khoa TW Quảng Nam...

Đã có 18 trường hợp tử vong cho đến nay, bao gồm các bệnh nhân số 496, 426, 429, 524, 475, 499, 428, 437, 651, 718, 456, 430, 737, 436, 522, 832, 431 và 485.

Bệnh nhân mắc Covid-19 thứ 18 tử vong

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại TP.Đà Nẵng đã thông tin về trường hợp tử vong của bệnh nhân Covid-19.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 phát biểu chỉ đạo. - Sputnik Việt Nam
Covid-19: Biên phòng Việt Nam không tiếp tay cho tội phạm xuất nhập cảnh trái phép

Cụ thể, đó là bệnh nhân số 485, là nữ, 52 tuổi, trú tại Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Bệnh nhân có tiền sử suy thận mạn giai đoạn cuối, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2.

Từ ngày 15/7 – 31/7, bệnh nhân điều trị tại khoa Nội Tiết niệu, Bệnh viện Đà Nẵng. Bệnh nhân sau đó được lấy mẫu bệnh phẩm và có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2.

Ngày 31/7, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, được chẩn đoán mắc Covid-19 biến chứng viêm phổi nặng trên nền bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2.

Ngày 1/8, bệnh nhân suy hô hấp, khó thở, được chuyển đến khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng.

19h00 ngày 4/8, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm y tế Hòa Vang tiếp tục điều trị. Bệnh nhân bị hôn mê, sốt cao, thở máy. 19h00 ngày 12/8, bệnh nhân tử vong.

Theo cơ quan y tế, bệnh nhân tử vong do Covid-19 biến chứng viêm phổi nặng trên nền bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2.

Như vậy, đến lúc này Việt Nam đã có 18 ca tử vong ở các bệnh nhân mắc Covid-19. Hầu hết các ca tử vong đều đi kèm các bệnh lý nặng, mãn tính như suy tim, suy thận, ung thư, tăng huyết áp, thận nhân tạo.

Nữ công dân Mỹ và du học sinh Anh hiến huyết tương cho ngành Y tế Việt Nam

Hưởng ứng lời kêu gọi người khỏi đã điều trị khỏi bệnh Covid-19 hiến huyết tương để giúp chữa trị cho bệnh nhân nặng, đã có nhiều trường hợp là người Việt Nam và nước ngoài liên hệ với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để đăng ký thực hiện nghĩa cử cao đẹp này.

Mẫu được chuyển đến các trung tâm xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR. - Sputnik Việt Nam
Quay cuồng chống coronavirus: Việt Nam đã qua đỉnh dịch Covid-19?

Kelly Michelle Kock là một phụ nữ 50 tuổi người Mỹ, hiện đang sinh sống ở quận Bình Thạnh, TP.HCM. Sáng 12/8, Kelly đã có mặt từ rất sớm ở BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương để làm các xét nghiệm sàng lọc cho việc hiến huyết tương, sau chuyến bay từ miền TP.HCM ra TP. Hà Nội.

“Khi tôi biết được thông tin về chương trình này, tôi nghĩ rằng đây là cơ hội của mình để giúp đỡ mọi người. Tôi cũng rất cám ơn Chính phủ Việt Nam, các y bác sĩ Việt Nam đã chăm sóc cho tôi. Và đây là lúc tôi trở lại để giúp đỡ mọi người”, bà Kelly cho biết.

Bà Kelly trước đó là bệnh nhân số 83 ghi nhận tại Việt Nam.

“Tôi mắc Covid-19 sau khi trở về từ chuyến đi châu Âu. Lúc đó, tôi được cách ly và không hề biết rằng mình mắc bệnh. Sau khi có kết quả xét nghiệm tôi đã được các bác sĩ theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi (TP.HCM). Là bệnh nhân Covid-19, tôi biết rằng không phải ai cũng may mắn như tôi vì có thể bình phục hoàn toàn sau khi mắc bệnh. Tình hình dịch bệnh hiện tại đang rất phức tạp và tôi mong rằng mình có thể giúp được cho những người bệnh”, bà chia sẻ.

Từ suy nghĩ đó, bà quyết định hiến huyết tương để cứu người. Khi được hỏi bà vượt qua quãng đường xa như thế có mệt không, bà Kelly quả quyết:

“Tôi không mệt, tôi đã từng đi rất xa, đến nhiều nơi để thực hiện công việc của mình. Nhưng nay vì dịch bệnh mà tôi không thể đi đâu cả. Đó cũng là quãng thời gian cho tôi nghỉ ngơi rất thoải mái… Lần này ra Hà Nội, tôi hi vọng huyết tương của mình có thể giúp đỡ được cho các bệnh nhân. Đó là điều khiến tôi cảm thấy rất hạnh phúc”, bà Kelly chia sẻ.

Với bà Kelly, Việt Nam đã trở thành quê hương thứ 2 của mình. Việt Nam đã mang đến cho bà những trải nghiệm thú vị với cuộc sống an toàn, người dân tốt bụng.

“Tôi tin rằng Chính phủ Việt Nam đang làm rất tốt, nên tôi cảm thấy may mắn vì mình đang ở Việt Nam giai đoạn này. Hiện chúng tôi có thể tự do làm việc lại ở trong đất nước mà không lo lắng gì”, bà nói.

Một trong số các bệnh nhân đăng ký hiến huyết tương là nữ sinh Cáp Thị Yến, sinh năm 1999, quê ở Hưng Yên.

Yến là bệnh nhân thứ 155 mắc Covid-19 ở Việt Nam. Là sinh viên trường Đại học Huddersfield (Anh), ngày 22/3/2020, Yến bay từ London về Cần Thơ và được chuyển tới khu cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Bạc Liêu (ở thị xã Giá Rai).

Người dân đến lấy mẫu được bố trí ngồi chờ theo khu vực quy định. - Sputnik Việt Nam
Nhật phát hiện cô gái từ Hà Nội nhiễm Covid-19, Việt Nam thêm bệnh nhân Covid-19 tử vong

 Sau khi lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm, Yến nhận kết quả dương tính với SARS-CoV-2 và được đưa tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu cách ly, điều trị. Yến được công bố khỏi bệnh vào đầu tháng 4.

 “Suốt thời gian nằm viện, các bác sĩ rất tận tình chăm sóc em. Mỗi ngày các bác sĩ đều hỏi thăm từ sáng đến tối, rằng hôm nay con thế nào, có biểu hiện gì khác không, có ho không, người có mệt không”, cô nữ sinh chia sẻ.

Là người Hưng Yên, lại cách ly trong Bạc Liêu, nhiều khi nhớ nhà, nhớ cha mẹ Yến tủi thân phát khóc. Trước hoàn cảnh của Yến, các bác sĩ vừa điều trị, vừa tâm tình, chia sẻ với Yến, động viên Yến, coi em như con cháu trong nhà. Biết ơn trước sự tận tâm đó từ các bác sĩ, Yến đã cố gắng điều trị tốt, hợp tác với các nhân viên y tế để sớm được trở về sau khi hết thời gian điều trị và cách ly.

Nói về việc hiến huyết tương lần này, Yến cho biết, từ nhỏ cô đã rất sợ kim tiêm, sợ phải lấy máu nhưng Yến nghĩ rằng, việc làm của mình sẽ giúp được cho nhiều người thì cảm giác sợ hãi đã không còn nữa.

“Động lực lớn nhất khiến em gạt bỏ nỗi sợ hãi và quyết định đến đây đó là vì em thấy hiện nay dịch bùng phát lại, có một số bệnh nhân bị tử vong. Vì thế, nếu mình có thể làm được điều gì đó giúp cứu người thì đó là điều nên làm. Em cũng có hỏi về việc hiến huyết tương, bác sĩ bảo điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe nên em không lo lắng nữa”, Yến tâm sự.

Các que sau khi phết lấy mẫu được bỏ chung trong ống nghiệm theo nhóm. - Sputnik Việt Nam
Thêm 2 ca mắc Covid-19 tử vong, Đà Nẵng vẫn chưa xác định được nguồn lây coronavirus
Theo thông tin từ BSCKII. Vũ Thị Thu Hương - Trưởng khoa Khám bệnh cơ sở Giải Phóng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sau đúng 1 tuần kêu gọi những người đã được chữa khỏi Covid-19 hiến huyết tương, hiện đã có tổng cộng 17 người đăng ký hiến và 9 người trong số đó đã đến Bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm, thăm khám khám sàng lọc. Đã có 2 tình nguyện viên làm xong các thủ tục sàng lọc và được lấy mẫu huyết tương.

Bộ Y tế Việt Nam cho hay, người bệnh đã được chữa khỏi Covid-19 có thể chủ động liên hệ với đường dây nóng 19003228 hoặc Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để được tư vấn, giải đáp.

Thêm 12 người khỏi bệnh ở Đà Nẵng, Quảng Nam

Sáng 13/8, tại Trung tâm Y tế Hòa Vang, TP. Đà Nẵng, đã có 10 người bình phục và được công bố khỏi bệnh. Các trường hợp này là bệnh nhân số 466, 469, 495, 555, 581, 638, 682, 685, 665, 730. Từ ngày 25/7 tính đến thời điểm này đã có 15 bệnh nhân điều trị khỏi coronavirus tại đây, đáng chú ý, có cả trường hợp của bệnh nhi chỉ mới 8 tháng tuổi.

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho du khách bị mắc kẹt tại Đà Nẵng để hoàn tất quy trình đăng ký bay về thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 29 ca mắc Covid-19 ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị

Trong số 10 bệnh nhân được ra viện hôm nay, có 8 người Đà Nẵng và hai người Quảng Nam. Phía Trung tâm Y tế Hòa Vang cho biết, sau khi xuất viện, các bệnh nhân được xe của bệnh viện đưa về tận địa phương để tiếp tục cách ly, theo dõi y tế thêm 14 ngày sắp tới.

Tại lễ công bố xuất viện cho các bệnh nhân ở Đà Nẵng, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, đây là dấu hiệu hết sức đáng mừng cho những nỗ lực trong suốt thời gian qua.

Đại diện Bộ Y tế cho biết, ngành Y tế Đà Nẵng và Trung ương đã dồn sức ở Bệnh viện Hòa Vang để tập trung cứu chữa các bệnh nhân.

“Hơn 170 bệnh nhân còn lại tại đây sẽ tiếp tục được cung cấp dịch vụ y tế tốt nhất, với phác đồ điều trị phù hợp để được an toàn trong điều trị tại bệnh viện cũng như sau khi xuất viện”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khẳng định.

Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, có được thành quả bước đầu này là nhờ sự hỗ trợ rất lớn từ các chuyên gia đầu ngành về hồi sức, các bệnh lý tim mạch, thận nhân tạo để hỗ trợ các bệnh viện, đặc biệt là Trung tâm Y tế Hòa Vang và Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.

Đồng thời, bệnh viện được chi viện hơn 100 thầy thuốc từ Phú Thọ, Bình Định, Huế để phối hợp tổ chức, điều trị và hồi sức.

“Hy vọng với sự nỗ lực tiếp sức của ngành y tế cả nước, chúng ta sẽ đạt được nhiều thành tựu mới trong thời gian tới”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khẳng định.

Cũng trong sáng nay, theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam công bố 2 ca khỏi bệnh là bệnh nhân 716 và 719 sau khi được khẳng định đã nhiều lần âm tính với coronavirus.

Bệnh nhân đã chết. - Sputnik Việt Nam
Bệnh nhân 456 mắc Covid-19 tử vong do biến chứng suy hô hấp, suy đa tạng

Bệnh nhân 716 (nữ, 42 tuổi, cư trú tại thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam), được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam vào ngày 6/8 sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Sau một tuần điều trị (từ 6/8 – 13/8), bệnh nhân cho kết quả xét nghiệm âm tính 3 lần đủ điều kiện công bố khỏi bệnh.

Trường hợp bệnh nhân mắc Covid-19 số 719 (nam, 28, Thăng Bình, Quảng Nam), nhập viện hôm 6/8. Cũng sau một tuần điều trị từ ngày 6/8 – 13/8, bệnh nhân đã nhiều lần âm tính (4 lần) đủ điều kiện công bố khỏi bệnh.

Bộ Y tế chi viện miền Trung, hạn chế tối đa ca bệnh Covid-19 tử vong

Trưa nay, tại Trung tâm Quản lý điều hành hỗ trợ chấn đoán và điều trị Covid-19 ở Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam – GS.TS Nguyễn Thanh Long đã có cuộc họp giao ban trực tuyến với Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam về công tác điều trị bệnh nhân mắc Covid-19, đặc biệt là những trường hợp nặng.

Mẹ và con xếp hàng chờ xét nghiệm coronavirus tại một trung tâm test nhanh ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Hành trình của nữ cán bộ Thanh tra tại Đà Nẵng mắc Covid-19

Tại buổi giao ban hôm nay, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết, ông rất chia sẻ với những khó khăn, vất vả của các chuyên gia mà Bộ Y tế điều động vào hỗ trợ hai bệnh viện cũng như toàn bộ bác sĩ của hai bệnh viện trong công tác phòng chống dịch hiện nay, nhất là trong việc điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, nhiều bệnh lý nền.

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng động viên các chuyên gia, các y bác sĩ các y bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 và Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam tiếp tục nỗ lực, quyết tâm cao nhất trong điều trị để làm sao hạn chế tối đa nhất trường hợp bệnh nhân tử vong.

Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, tính đến nay Bộ Y tế đã cử đội ngũ chuyên gia đầu ngành, tinh nhuệ nhiều lĩnh vực như hồi sức, truyền nhiễm, cấp cứu, thận nhân tạo, xét nghiệm, dịch tễ, tim mạch, ung bướu... của các bệnh viện/ viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương... lên đến hàng trăm người vào hỗ trợ Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, Bệnh viện Đà Nẵng, Trung tâm y tế Hoà Vang, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng và một số cơ sở y tế khác của Đà Nẵng, rồi Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam về điều trị, xét nghiệm, cách ly, khoanh vùng, dập dịch.

Dòng người chờ xét nghiệm coronavirus tại một trung tâm test nhanh ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Thanh Hóa tạm đình chỉ công tác Trạm trưởng Y tế do thiếu trách nhiệm trong phòng, chống Covid-19

GS. TS Nguyễn Thanh Long cũng thông tin, trong chiều nay, Bộ Y tế sẽ cử thêm GS.TS Nguyễn Gia Bình- Tổ trưởng Tổ hội chẩn, điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và GS.TS Nguyễn Văn Kính- Chủ tịch Hội đồng chuyên môn và PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu- Giám đốc Bệnh viện Đại học Y tế Hà Nội vào Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam cùng với “Bộ chỉ huy tiền phương” của Bộ Y tế tại Đà Nẵng và các chuyên gia, tiếp tục nâng cao năng lực điều trị bệnh nhân coronavirus, đặc biệt là bệnh nhân nặng.

“Hai bệnh viện cần Bộ Y tế hỗ trợ gì về nhân lực, trang thiết bị, hậu cần..., các đồng chí cứ đề xuất, Bộ Y tế sẵn sàng hỗ trợ trên tinh thần tối đa nhất, tốt nhất để phục vụ tiền phương chống dịch”, GS.TS Nguyễn Thanh Long nói.

GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, tất cả các bác sĩ hiện đang nỗ lực, quyết tâm cao nhất, hạn chế tối đa ca tử vong. Trong khi đó, TS. Đinh Đạo, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ hệ thống hội chẩn từ xa telemedicin và tủ an toàn sinh học cấp 3 phục vụ cho việc nâng cấp hệ thống labo xét nghiệm để tuyệt đối đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch.

Trước những đề xuất này, lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định đã đề nghị Viettel chiều nay vào Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam thẩm định để sớm thiết lập hệ thống hội chẩn từ xa theo đề xuất của bệnh viện.

Khu cách ly Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. - Sputnik Việt Nam
Ca mắc Covid-19 mới tại Việt Nam, Hà Nội sẽ phạt người không đeo khẩu trang

Đồng thời, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho hay, Bộ Y tế sẽ cấp thêm máy thở cho các bệnh viện.

“Bất cứ khi nào bệnh viện có nhu cầu cần báo cáo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn để Bộ Y tế điều phối/cấp phát”, lãnh đạo Bộ Y tế nêu rõ.
“Đề nghị Bệnh viện trung ương Huế và Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam nỗ lực, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao cho ngành y tế. Chúng ta đã vượt qua giai đoạn một không có bệnh nhân tử vong, ngành y tế cần quyết tâm hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, hạn chế tối đa bệnh nhân Covid-19 tử vong”, GS.TS Nguyễn Thanh Long tái khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала