Vụ ông Phạm Phú Quốc: Quan chức Việt Nam không được phép mang hai quốc tịch

© Depositphotos.com / AppleEyesStudioNgười đàn ông với hộ chiếu
Người đàn ông với hộ chiếu - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Liên quan đến vụ sở hữu hộ chiếu vàng Cộng hòa Síp (Cyprus) của ĐBQH Phạm Phú Quốc và khả năng người Việt Nam đầu tư ra nước ngoài để có quốc tịch thứ hai, Cục Đầu Tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định không ai được phép đầu tư mua nhà ở nước ngoài để có quốc tịch.

Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực Bộ Tư pháp Nguyễn Công Khanh khẳng định, công chức, cán bộ, đảng viên Việt Nam không được phép mang hai quốc tịch. Đối với người là Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, cán bộ công chức Nhà nước thì “không có một quốc gia nào chấp nhận cho phép quốc tịch”.

ĐBQH Việt Nam chỉ được phép mang một quốc tịch Việt Nam?

Trước vụ việc gây chấn động dư luận trong nước của ông Phạm Phú Quốc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, ĐBQH Việt Nam (thuộc Đoàn TP.HCM), Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) có quốc tịch và hộ chiếu Cộng hòa Síp (Cyprus), báo chí đã lật lại vụ việc ngày 19/6/2020, khi Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu nhất trí thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội trong đó quy định rõ “ĐBQH chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”.

Khi đó, có 445/451 ĐQBH có mặt tán thành (tương đương 92,13%), không hề có ĐBQH nào bày tỏ ý kiến không tán thành và có 6 người không tham gia biểu quyết.

Đồng thời, trước đó, trong quá trình chuẩn bị nội dung cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Đoàn ĐBQH TP.HCM đã tiến hành lấy ý kiến của các sở, ngành, đơn vị và chuyên gia nhằm góp ý vào dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.

Thời điểm đó, các ý kiến cũng đều nhất trí với nội dung quy định người đại biểu nhân dân, ĐBQH chỉ có một quốc tịch là Việt Nam. Không hề có ý kiến phản bác.

Quốc hội Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Hộ chiếu vàng Cộng hòa Síp: Ông Phạm Phú Quốc gian dối, cần bãi nhiệm tư cách ĐBQH
Sau đó, trong suốt quá trình lấy ý kiến, thảo luận, biểu quyết thông qua Luật này, ông Phạm Phú Quốc, với tư cách ĐQBH Đoàn TP.HCM, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã thống nhất thông qua, mặc dù khi đó, ông đã có quốc tịch Cộng hòa Síp.

Trước đó, trong khi trả lời báo chí, ông Phạm Phú Quốc thừa nhận mình có quốc tịch Cyprus từ giữa năm 2018. Tuy nhiên, không phải ông bỏ 2,5 triệu USD ra để mua hộ chiếu vàng mà là được “gia đình bảo lãnh”.

Ông Phạm Phú Quốc khẳng định, khi ứng cử ĐBQH vào tháng 5 năm 2016, ông chỉ có một quốc tịch Việt Nam.

Tuy nhiên, vì lý do có một số thay đổi trong công việc và hoàn cảnh cá nhân nên năm 2018, ông Quốc đã hai lần làm đơn trình bày nguyện vọng xin thôi nhiệm vụ công tác (ở thời điểm đó ông đang là phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM), để chuyển đến Thành ủy, UBND TP.HCM.

Vị Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội này cũng cho hay, đến năm 2017, vợ và con gái ông có mong muốn ra nước ngoài học tập và sinh sống cùng con trai tôi nên đã thực hiện các thủ tục xin quốc tịch tại đảo Síp. Quốc gia này cho phép nhập quốc tịch không phải thôi quốc tịch Việt Nam. Sau đó, giữa năm 2018 gia đình ông đã làm thủ tục bảo lãnh xin quốc tịch cho ông Quốc tại Cộng hòa Síp.

Vấn đề đặt ra là, ông Quốc có thêm quốc tịch nước khác từ năm 2018, hiện đã là tháng 8/2020, nhưng Ban Công tác đại biểu của Quốc hội Việt Nam không hề biết và phải đang cho xác minh.

Như vậy, với tư cách một người đảng viên, cán bộ, công chức, quan chức, ông Quốc đã trung thực và khai báo đúng, kịp thời với tổ chức hay chưa. Nếu chưa, liệu ông có vi phạm một trong 19 điều mà đảng viên không được làm là “báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch, lịch sử bản thân không trung thực” hay không?

Cục Đầu tư Nước ngoài nói gì về việc đầu tư ra ngoài nước để có quốc tịch khác?

Ngày 27/8, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Nhất Hoàng cho biết, quan điểm nhất quán theo pháp luật Việt Nam đó là không ai được phép đầu tư mua nhà ở nước ngoài để có quốc tịch.

Đây cũng là thông tin đáng chú ý từ đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước sự việc ông Phạm Phú Quốc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, ĐBQH Việt Nam (thuộc Đoàn TP.HCM), Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC, 100% vốn Nhà nước) có sở hữu quốc tịch Cộng hòa Síp.

© REUTERS / StringerHộ chiếu Cộng hòa Síp
Vụ ông Phạm Phú Quốc: Quan chức Việt Nam không được phép mang hai quốc tịch - Sputnik Việt Nam
Hộ chiếu Cộng hòa Síp

Tuy nhiên, đáng chú ý, theo lời ông Đỗ Nhất Hoàng thông tin, hiện không thấy có tên ông Phạm Phú Quốc trong danh sách đầu tư ra nước ngoài.

“Trên hệ thống giám sát về tổ chức, cá nhân được cấp phép đầu tư ra nước ngoài của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng không có tên ông Phạm Phú Quốc”, vị lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài cho hay.

Theo Cục trương Cục Đầu tư nước ngoài, theo quy định của pháp luật, không cho phép mua nhà ở nước ngoài vì bất cứ mục đích gì.

“Mọi công chức đều phải kê khai tài sản rõ ràng tại cơ quan mình công tác để quản lý, giám sát thường xuyên”, ông Hoàng khẳng định.

Bà Trương Mỹ Lan - Sputnik Việt Nam
Đại gia Việt xin thôi quốc tịch và số phận dự án tỉ USD
Thông tin thêm với báo Tuổi Trẻ, ông Đỗ Nhất Hoàng khẳng định, Luật đầu tư không hạn chế tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, nhưng các tổ chức, cá nhân chỉ có quyền đầu tư bất động sản ở nước ngoài để kinh doanh, cho thuê, không được phép đầu tư mua nhà ở nước ngoài để định cư.

Cục trưởng Đỗ Nhất Hoàng nêu rõ, việc mua nhà ở nước ngoài với mục đích làm “thẻ xanh”, để có 2 quốc tịch là không được. Ông Hoàng cho biết thêm, pháp luật chỉ cho phép trường hợp tổ chức, cá nhân mua nhà để vừa ở, vừa kinh doanh, cho thuê thì không bóc tách được.

Đại diện Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng nêu ra một con số khá cụ thể, hiện nay, Việt Nam có khoảng 1.400 dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp phép, trong đó “chỉ có vài chục” dự án đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Về quá trình, thủ tục, ông Đỗ Nhất Hoàng cho biết mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài nếu có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định sẽ được cấp phép trong vòng 15 ngày.

Tuy nhiên, yêu cầu tiên quyết đối với các tổ chức, cá nhân phải là phải có xác nhận cơ quan thuế là không nợ đọng thuế, có xác nhận của ngân hàng trong việc cân đối ngoại tệ cho dự án đầu tư ở nước ngoài. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân phải chứng minh có tài sản, nguồn tiền tương ứng với lượng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Tổng thư ký - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc báo cáo tiếp thu, giải trình về dự thảo Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lên tiếng vụ 9 người trong Đoàn ĐBQH bỏ trốn ở lại Hàn Quốc

Tiếp đến, trong trường hợp nhà đầu tư, cá nhân đầu tư kinh doanh bất động sản tại nước ngoài, phải có giấy tờ chứng minh địa điểm đầu tư, hợp đồng mua bán bất động sản mới được phép.

Ông Hoàng nhấn mạnh, khi có chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, để chuyển tiền ra nước ngoài đầu tư, các tổ chức, cá nhân đều phải thực hiện qua hình thức chuyển khoản, không được mang tiền mặt ra nước ngoài. Tức mọi giao dịch đều phải minh bạch.

“Điều kiện để các tổ chức, cá nhân được chuyển tiền ra nước ngoài đầu tư là được cấp phép đầu tư ra nước ngoài và cấp phép đầu tư ở nước đến đầu tư, thiếu một trong 2 điều kiện sẽ không được chuyển tiền ra nước ngoài”, vị lãnh đạo này cho biết.

Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM yêu cầu ông Phạm Phú Quốc giải trình?

Về vụ việc của ông Phạm Phú Quốc, bà Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM cho hay, hiện Đoàn ĐBQH TP.HCM đã yêu cầu ông Phạm Phú Quốc tiến hành giải trình.

Bà Châu khẳng định, sau khi có báo cáo giải trình của ông Phạm Phú Quốc, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM sẽ trao đổi và báo cáo Thường trực Thành ủy TP.HCM, đồng thời Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM cũng sẽ báo cáo lên Ban Dân nguyện, Ban Công tác Đại biểu của Quốc hội, để xem xét giải quyết sự việc đúng pháp luật.

“Tinh thần là sẽ có kết luận sớm nhất. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. HCM tham gia vào quá trình này theo đúng quy định pháp luật”, bà Tô Thị Bích Châu bày tỏ.

Bà Châu cũng cho hay, hiện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM đang rà soát lại hồ sơ của ĐBQH Phạm Phú Quốc.

Về vấn đề giải trình, bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP.HCM khẳng định chưa nhận được giải trình của ông Quốc.

Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực nói gì về vụ ông Phạm Phú Quốc?

Đối với trường hợp của ông Phạm Phú Quốc, Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực, Bộ Tư pháp Nguyễn Công Khanh thông tin trên Dân Việt cho biết, về nguyên tắc, công dân Việt Nam chỉ được mang một quốc tịch. Nhưng trong một số trường hợp ngoại lệ, Việt Nam vẫn cho phép công dân được mang 2 quốc tịch.

Bãi biển - Sputnik Việt Nam
Tổng cục Thuế vào cuộc, “soi” các đại gia Việt trong Hồ sơ Paradise
Làm rõ thêm về các trường hợp ngoại lệ, ông Nguyễn Công Khanh cho biết, đây là người được Chủ tịch nước cho phép, trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn nhập quốc tịch Việt Nam, trẻ em là con nuôi.

Ngoài ra, người có vợ chồng, cha mẹ đẻ, con đẻ là công dân Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam và giữ lại quốc tịch của họ.

“Những trường này chỉ áp dụng với công dân bình thường, không áp dụng với cán bộ, công chức, đảng viên”, Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực Bộ Tư pháp khẳng định.

Ngoài ra, ông Nguyễn Công Khanh nhấn mạnh, riêng đối với người là Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, cán bộ công chức Nhà nước thì không có một quốc gia nào chấp nhận cho phép quốc tịch.

“Tất cả các nước đều quy định đối với cán bộ công chức, đại biểu Quốc hội, nghị sĩ, công an, quân đội thì chỉ có một quốc tịch duy nhất của quốc gia đó”, Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực Nguyễn Công Khanh nêu rõ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала