Tình anh em thời Covid-19: Việt Nam tăng cường hợp tác với Cuba

© Ảnh : Minh Quyết – TTXVNCa nghi nhiễm COVID-19 được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc tại Bệnh viện Thanh Nhàn
Ca nghi nhiễm COVID-19 được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc tại Bệnh viện Thanh Nhàn - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đoàn chuyên gia y tế của Cuba đã đến thăm và làm việc với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam tại Hà Nội, chia sẻ kinh nghiệm lâm sàng về sử dụng các loại thuốc do Cuba nghiên cứu, ứng dụng dùng trong điều trị Covid-19.

Sáng 27/8, Bộ Y tế cho biết cả nước không có ca mắc coronavirus mới, tuy nhiên Việt Nam có trường hợp bệnh nhân mắc SARS-CoV-2 thứ 30 tử vong – ca bệnh 696 ở Đà Nẵng. Việt Nam hiện có 4 vắc-xin Covid-19 đang ở được thử nghiệm tiền lâm sàng.

Về việc trên thế giới ghi nhận những ca tái nhiễm coronavirus, chuyên gia Việt Nam lên tiếng lý giải sự khác biệt giữa tái nhiễm virus corona và tái dương tính với SARS-CoV-2 cũng như khả năng các ca tái dương tính có lây nhiễm ra cộng đồng cho người khác hay không.

Việt Nam không có thêm ca Covid-19, đã có 26 vắc-xin tiêm thử trên người

Bộ Y tế sáng 27/8 cho biết chưa ghi nhận thêm ca Covid-19 mới, tổng số bệnh nhân trong cả nước hiện là 1.034 ca. Đồng thời, Bộ Y tế phát động chiến dịch “Bạn vẫn đẹp khi đeo khẩu trang” nhằm kêu gọi thực hiện các biện pháp phòng dịch trong giai đoạn bình thường mới.

Đến nay, Việt Nam đã chữa khỏi cho 632 ca nhiễm. Trong số những người đang điều trị, 144 người đã có từ 1-3 lần xét nghiệm cho âm tính, chuẩn bị được ra viện.

Đến nay, đã có gần 200 vắc-xin ngừa Covid-19 đang được nghiên cứu, phát triển. Trong số đó, có 170 loại vắc-xin đang ở giai đoạn tiền lâm sàng (trong phòng thí nghiệm hoặc đã thử nghiệm trên động vật). Trong số này có sự góp mặt của 4 vắc-xin Việt Nam.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long diễn tập phương án cách ly người mắc COVID-19 - Sputnik Việt Nam
Thêm bệnh nhân Covid-19 trẻ tuổi tử vong, Hàn Quốc phát hiện 2 người Việt nhiễm coronavirus
Hiện có 7 vắc xin đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, tức tiêm trên nhóm nhỏ người khỏe mạnh để đánh giá liều lượng và độ an toàn; 12 vắc xin thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, tức tiêm trên người ở nhóm rộng hơn; 7 vắc xin đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, tức là tiêm trên nhóm lớn hàng ngàn người để thử nghiệm độ đặc hiệu, độ an toàn.

Theo đại diện Bộ Y tế, trong tháng 10 năm nay, Việt Nam sẽ có một vắc xin bước vào giai đoạn 1 tiêm thử nghiệm trên người.

Các chuyên gia, nhà khoa học Mỹ nhận định vắc xin ngừa Covid-19 sẽ mất khoảng 12-18 tháng để nghiên cứu, phát triển. Đây được xem là một kỷ lục, bởi trong lịch sử phát triển vắc xin, có thể thấy thấy vắc xin ngừa bại liệt mất 7 năm, vắc xin sởi mất 9 năm, vắc xin ngừa ho gà 34 năm, vắc xin quai bị 4 năm.

Đáng chú ý, hiện nay, bên cạnh các biện pháp tuyên truyền phòng dịch, Bộ Y tế cũng phát động chiến dịch “Bạn vẫn đẹp khi đeo khẩu trang”, kêu gọi mọi người đeo khẩu trang đúng cách để phòng Covid-19.

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNBán thành phẩm của một loại vắc xin sau quá trình nghiên cứu, điều chế trước khi được tiêm thử trên động vật.
Tình anh em thời Covid-19: Việt Nam tăng cường hợp tác với Cuba - Sputnik Việt Nam
Bán thành phẩm của một loại vắc xin sau quá trình nghiên cứu, điều chế trước khi được tiêm thử trên động vật.

Ông Nguyễn Đình Anh - Vụ trưởng Vụ Truyền thông - thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) cho biết, thường xuyên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, đến nơi công cộng, giữ khoảng cách 2m khi tiếp xúc là biện pháp hiệu quả để phòng Covid-19 trong giai đoạn bình thường mới này.

Bộ Y tế nói gì về ca Covid-19 thứ 30 tử vong (bệnh nhân 696)?

Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng sáng 27/8 đã thông tin cho biết về trường hợp tử vong của bệnh nhân Covid-19 số 696. Đây là ca mắc Covid-19 tử vong thứ 30 tính từ khi dịch xảy ra ở Việt Nam. Theo đó, bệnh nhân số​ 696, là nữ, 51 tuổi, địa chỉ tại Hải Châu, Đà Nẵng.

Bệnh nhân có tiền sử suy thận mạn giai đoạn cuối đã chạy thận nhân tạo chu kì 15 năm nay, tăng huyết áp, suy tim. Bệnh nhân nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng từ ngày 19/7 do tắc cầu động - tĩnh mạch (FAV) ở tay.

Trong thời gian tại bệnh viện bệnh nhân không sốt, không có triệu chứng hô hấp. Bệnh nhân được chạy thận qua catheter bẹn, chờ mổ lại FAV.

Việc lấy mẫu xét nghiệm cho người nước ngoài được thực hiện bằng hai phương pháp là huyết thanh học (ELISA) và RT-PCR. - Sputnik Việt Nam
Vì sao Giáo sư Mỹ ao ước Hoa Kỳ kiểm soát đại dịch Covid-19 tốt như Việt Nam?

Bệnh nhân là trường hợp F1, nguy cơ cao, được xét nghiệm SARS-CoV-2 (PCR) ngày 27/7, cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân được xét nghiệm lại SARS-CoV-2 ngày 4/8 cho kết quả dương tính, chuyển sang Bệnh viện Hòa Vang ngày 5/8.

Tại Bệnh viện Dã chiến Hoà Vang, bệnh nhân diễn biến suy hô hấp tiến triển (ADRS), sốc nhiễm trùng nhiễm độc, sốt cao liên tục. Các bác sĩ đã điều trị hồi sức tích cực: thở máy qua nội khí quản, siêu lọc máu (CRRT), kháng sinh, kháng virus. Tuy nhiên tình trang nhiễm trùng không cải thiện, ngày 26/8, tình trạng lâm sàng diễn tiến nặng, rối loạn vận mạch phụ thuộc vận mạch liều cao.

Lúc 0g00 ngày 27/8, bệnh nhân nhịp tim rời rạc trên monitoring rồi ngừng tim. Tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn. Bệnh nhân tử vong lúc 0 giờ 30 phút ngày 27/8/2020

Nguyên nhân tử vong được xác định là do viêm phổi do Covid-19 biến chứng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng không hồi phục trên nền bệnh tăng huyết áp, suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ, suy tim. Như vậy, đến nay Việt Nam đã ghi nhận 30 ca tử vong liên quan đến Covid-19.

Như đã nhiều lần khẳng định trước đó, Bộ Y tế cho biết, hầu hết các trường hợp tử vong đến nay đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường type 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.

Chuyên gia Cuba thăm và làm việc với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Một hoạt động đáng chú ý trong công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam chính là sự cộng tác cùng với các chuyên gia y tế hàng đầu của Cuba.

Theo đó, ngày 26/8, Đoàn chuyên gia y tế của Cuba đã đến thăm và làm việc với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tại Hà Nội.

Theo ham gia đoàn chuyên gia Cuba sang làm việc tại Việt Nam lần này là 3 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế, virus học và công nghệ sinh học. Các chuyên gia này được Cuba cử đến để phối hợp cùng Việt Nam phòng, chống Covid-19.

Tại buổi làm việc, Trung tướng, GS, TS Mai Hồng Bàng, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã giới thiệu tổng quan về bệnh viện, nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 cũng như các chương trình hợp tác quốc tế mà bệnh viện đang triển khai thực hiện.

Một hành khách nhỏ tuổi tại khu cách ly tập trung Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. - Sputnik Việt Nam
Bộ Quốc phòng Việt Nam làm việc với chuyên gia Cuba về sản xuất vắc-xin chống Covid-19?

Đồng chí Mai Hồng Bàng cho biết, Việt Nam và Cuba đã tích cực thúc đẩy hợp tác phòng, chống dịch ngay từ khi dịch Covid-19 vừa xuất hiện. Hai nước đã viện trợ cho nhau vật tư y tế, thuốc men; đồng thời, tích cực trao đổi, thống nhất cách thức triển khai các nội dung hợp tác, trong đó tập trung vào nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất các loại thuốc, vaccine đặc trị virus mà hai bên có thế mạnh.

Đồng chí Mai Hồng Bàng hy vọng chuyến công tác của các chuyên gia y tế Cuba lần này sẽ là tiền đề mở ra những bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác về Quốc phòng nói chung và lĩnh vực quân y nói riêng.

Tại buổi tiếp, hai bên đã cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm trong phòng, chống, ứng phó với đại dịch Covid-19 cũng như các dịch bệnh mới nổi; đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm lâm sàng về sử dụng các loại thuốc do Cuba nghiên cứu, ứng dụng dùng trong điều trị Covid-19.

Đầu tháng 8 vừa qua, Cuba đã hỗ trợ Việt Nam hàng nghìn lọ thuốc interferon Alfa 2B do Cuba sản xuất để phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam. Đây là thuốc đã được sử dụng điều trị rất thành công tại Cuba cho những bệnh nhân nhiễm Covid-19. Phía Y tế cho biết, hiện toàn bộ số thuốc đã được vận chuyển vào Quảng Nam, Đà Nẵng để phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Tái dương tính coronavirus có lây lan cho người khác?

Theo nhiều chuyên gia y tế hàng đầu của Việt Nam nhận định, những ca bệnh Covid-19 tái dương tính sẽ không lây lan cho người khác.

Trước đó, truyền thông đưa tin cho biết, thế giới đã ghi nhận ca tái nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên là một người đàn ông 33 tuổi ở Hồng Kông (Trung Quốc). Sau khi điều trị khỏi bệnh 4 tháng, bệnh nhân này nhiễm một biến chủng khác của SARS-CoV-2.

Tại Việt Nam, đến nay chưa ghi nhận ca tái nhiễm SARS-CoV-2, chỉ mới ghi nhận ca tái dương tính với coronavirus.

Theo giới chuyên gia, “tái dương tính” là trạng thái một bệnh nhân đang trong quá trình tiến triển của bệnh, đã có những giai đoạn xét nghiệm âm tính rồi lại xuất hiện những lần xét nghiệm dương tính sau đó.

Tất cả người dân đến khám bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng, Bắc Giang đều được khai báo y tế và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch.  - Sputnik Việt Nam
Covid-19 tại Việt Nam: 0 ca mắc mới nhưng đã có 9 người tái dương tính

Tại Việt Nam, mới đây nhất là trường hợp của bệnh nhân 348, nam, 39 tuổi, địa chỉ ở phường Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Bệnh nhân này sinh sống tại Rumani, từ Thụy Điển về sân bay Nội Bài ngày 6/6. Sau khi được công bố khỏi bệnh ngày 8/8, bệnh nhân về cách ly tại nhà. Ngày 13/8, bệnh nhân được Trung tâm Y tế Bắc Từ Liêm lấy mẫu xét nghiệm sau ra viện, kết quả âm tính.

Đến ngày 23/8 (xét nghiệm lần 2) thì bệnh nhân có kết quả dương tính với nCoV. Bệnh nhân đã được chuyển trở lại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 trong đêm 23/8 để tiếp tục theo dõi.

Trước đó, ở TP HCM, Quảng Nam, Bắc Giang, Thái Bình cũng ghi nhận các trường hợp tái dương tính sau khi đã công bố chữa khỏi Covid-19.

Về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng-Bộ Y tế, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, “tái nhiễm” và “tái dương tính” hiện đang bị nhầm lẫn tại Việt Nam.

“Đây là hai khái niệm khác nhau, tái dương tính là trường hợp đã dương tính sau đó xét nghiệm là âm tính rồi lại dương tính. Đây không phải là trường hợp mắc mới. Còn tái nhiễm là khi đã mắc lần đầu khỏi bệnh và sau mắc lại. Trường hợp dương tính lại sẽ không lây lan cho người khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết.

Trong khi đó, Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam – GS.TS Nguyễn Văn Kính cho biết thêm, trên thực tế, các ca tái dương tính với SARS-CoV-2 không phải vấn đề mới tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Tại Việt Nam cũng có những trường hợp tái dương tính sau khi công bố khỏi bệnh.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, đa phần những trường hợp này không có dấu hiệu lâm sàng nào. Bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh, ăn ngủ bình thường. Nguyên nhân của việc này là do đáp ứng miễn dịch của từng người, không phải là ca bệnh.

Vị chuyên gia cũng cho biết, khi theo dõi dịch tễ trên thế giới như tại Nhật Bản, Trung Quốc những ca tái dương tính trở lại không lây nhiễm cho bất kỳ trường hợp nào dù họ đã về cộng đồng cách ly. Những người tiếp xúc với những ca này (F1) hoàn toàn âm tính.

“Bản chất của xét nghiệm hiện nay là làm RT-PCR, tức là lấy một đoạn mồi để phát hiện một đoạn gen của virus. RT-PCR có độ nhạy rất cao, lên tới 98%. Đây chỉ là xét nghiệm mật mã di truyền của virus, không phải phát hiện toàn virus”, GS.TS Nguyễn Văn Kính nêu rõ.
© AP Photo / Hau DinhTiến hành xét nghiệm coronavirus ở Hà Nội
Tình anh em thời Covid-19: Việt Nam tăng cường hợp tác với Cuba - Sputnik Việt Nam
Tiến hành xét nghiệm coronavirus ở Hà Nội

Trước đó, ở Việt Nam, như lãnh đạo Bộ Y tế đã khẳng định, với các bệnh nhân tái dương tính, khi nuôi cấy mẫu bệnh phẩm thì virus không hoạt động. Do đó, đây có thể chỉ là các phần mảnh ARN của virus (xác virus) thải loại. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng đã tiến hành nuôi cấy các mẫu bệnh phẩm này của một số ca bệnh tái dương tính và cũng cho kết quả tương tự. Điều đó chứng tỏ, các ca tái dương tính với nCoV không có khả năng lây bệnh cho người khác.

Lo ngại bùng dịch Covid-19 vào đông xuân, phải tính đến mọi tình huống

Sáng nay 27/8, lãnh đạo Bộ Y tế Việt Nam đã chủ trì buổi giao ban trực tuyến với các bệnh viện tuyến Trung ương và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước. GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì sự kiện.

Phát biểu tại buổi giao ban hôm nay, ông Nguyễn Thanh Long cho biết, với sự nỗ lực rất lớn của cả trung ương và địa phương, đến nay, dịch bệnh do coronavirus đã cơ bản được kiểm soát tại Hải Dương, Quảng Nam, Đà Nẵng.

Mặc dù vậy, GS.TS Nguyễn Thanh Long cũng lưu ý, thời gian tới đây, rất có thể Việt Nam sẽ còn tiếp tục có thêm các ca bệnh trong cộng đồng “vì mầm bệnh đã lây lan trong cộng đồng”, do đó, có thể bùng phát thành đợt mới nếu lơ là, mất cảnh giác.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp, nguy cơ dịch bệnh ở Việt Nam vừa từ bên ngoài vào vừa từ bên trong, đòi hỏi chúng ta phải quyết liệt, trường kỳ hơn nữa.

“Nếu không quyết liệt nhanh chóng, tốc độ lây lan của dịch sẽ nhanh hơn sự ứng phó của chúng ta. Do đó, chúng ta phải khoanh vùng nhanh gọn, truy vết thật nhanh và cách ly triệt để nhằm đưa mầm bệnh ra khỏi cộng đồng một cách nhanh nhất”, GS. TS Nguyễn Thanh Long cho hay.

Người đứng đầu Bộ Y tế nêu rõ, Việt Nam kiên định việc cách ly tập trung F1 để tránh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng, do vậy, các địa phương cũng phải kiên định với vấn đề này.

Từ các bài học kinh nghiệm của Đà Nẵng, Hải Dương, Hà Nội, các địa phương cần rà lại, kiểm tra lại tất cả các hoạt động, tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch bệnh.

© Ảnh : Trần Lê Lâm - TTXVNĐo thân nhiệt tại chốt kiểm tra dịch trên đường Trần Đại Nghĩa (quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng).
Tình anh em thời Covid-19: Việt Nam tăng cường hợp tác với Cuba - Sputnik Việt Nam
Đo thân nhiệt tại chốt kiểm tra dịch trên đường Trần Đại Nghĩa (quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng).

Đáng chú ý, tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ Y tế cũng lo ngại dịch Covid-19 vào mùa đông xuân sẽ khó khăn hơn do điều kiện thời tiết và môi trường ẩm nên virus sẽ lây lan nhanh hơn.

“Nếu xảy ra tình huống có hàng trăm ca mắc trong một thời điểm tại một địa điểm thì xử lý ra sao? Do đó, chúng ta phải luôn đặt ra tình huống nếu dịch xảy ra tại công sở, khu công nghiệp, bệnh viện thì xử lý như thế nào?”, ông Long nêu câu hỏi.

Lãnh đạo Bộ Y tế yêu cầu địa phương cần ngay lập tức rà soát lại các kịch bản, tình huống chống dịch của địa phương và luôn nghĩ đến tình huống có ca bệnh trên địa bàn để chủ động với mọi tình huống, nhanh chóng khoanh vùng, cách ly, dập dịch, tránh lây lan rộng.

Đôi bạn thân 16 tuổi Phạm Đặng Gia Huy và Hồ Ngọc Oanh hỗ trợ nhau bảo hộ an toàn trước khi làm nhiệm vụ trong khu cách ly. - Sputnik Việt Nam
Có coronavirus trong hàng đông lạnh nhập về Việt Nam hay không?
Cùng với đó, ông Long đề nghị các địa phương cần tiếp tục tăng cường năng lực xét nghiệm PCR. Tại buổi giao ban, GS.TS Nguyễn Thanh Long đã giao Viện Vệ sinh dịch tễ TW tổ chức tập huấn ngay cho các địa phương trong công tác xét nghiệm bằng phương pháp ELISA. Việt Nam hiện đã sản xuất được kit ELISA có độ nhạy tương đối cao.

Đối với việc bảo vệ các cơ sở y tế đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, các địa phương phải tăng cường tập huấn cho cán bộ, tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế, thực hiện các yêu cầu về an toàn trong phòng chống dịch.

“Nếu cơ sở y tế nào không đảm bảo an toàn thì dừng hoạt động ngay, nếu tiếp tục để xảy ra vi phạm thì xử lý trách nhiệm người đứng đầu, bất kể đó là bệnh viện công hay tư. Không để tình trạng vì một sơ xuất mà phải đóng băng cả bệnh viện”, Quyền Bộ trưởng kiên quyết.

Đáng chú ý tại cuộc họp giao ban sáng nay, về việc người Việt Nam xuất cảnh sang các nước có kết quả xét nghiệm dương tính, nhưng xét nghiệm F1 ở trong nước lại âm tính, hiện Bộ Y tế đã giao Cục Y tế dự phòng liên hệ với các cơ quan đầu mối y tế quốc tế nước bạn để tìm hiểu thêm thông tin.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định, ở mức độ cảnh giác cao, phải tiến hành ngay việc khoanh vùng, cách ly các trường hợp F1, F2 để tránh những tình huống lây lan dịch bệnh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала