“Di sản” của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung

© Ảnh : Thanh Tùng - TTXVNChủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Trưởng đoàn kiểm tra kỳ thi thành phố kiểm tra tại điểm thi Trường Trung học phổ thông Phan Đình Phùng (quận Ba Đình, Hà Nội)
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Trưởng đoàn kiểm tra kỳ thi thành phố kiểm tra tại điểm thi Trường Trung học phổ thông Phan Đình Phùng (quận Ba Đình, Hà Nội) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Liên quan vụ bắt giam và khám xét nhà riêng của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an lên tiếng về thông tin ông Nguyễn Đức Chung bị đột quỵ phải vào bệnh viện điều trị cũng như các vụ án điều tra dính đến bàn tay của Chủ tịch Hà Nội.

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác phòng chống tham nhũng của Việt Nam tiếp tục tạo dấu ấn mạnh mẽ, thể hiện rõ qua việc kỷ luật hàng loạt cán bộ cấp cao mắc sai phạm. Vụ bắt giam ông Nguyễn Đức Chung để điều tra loạt vụ án hình sự liên quan là một điển hình và bài học đau xót.

Bộ Công an nói gì về sức khỏe ông Nguyễn Đức Chung?

Trước đó, vào tối ngày 29/8, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an đã xác nhận thông tin, ông Nguyễn Đức Chung đã bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng vào chiều 28/8, sau khi được VKSND Tối cao phê chuẩn.

Thiếu tướng Tô Ân Xô cho biết, ông Chung bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước theo quy định tại Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Cũng trong tối cùng ngày 28/8, cơ quan điều tra đã phối hợp với đại diện VKS tiến hành khám xét nơi làm việc, chỗ ở của ông Chung tại UBND TP Hà Nội và ngôi nhà số 88 Trung Liệt, quận Đống Đa. Ông Chung không có mặt ở các địa điểm này vào thời điểm khám xét.

"Lệnh bắt được tống đạt khi ông Chung đến làm việc với Cơ quan An ninh điều tra vào ngày 28/8, trước thời điểm khám xét", Tướng Xô cho biết. Ông cũng thông tin, khi nhận các quyết định tố tụng, sức khỏe ông Chung hoàn toàn bình thường.

Tối 28/8, 3 cán bộ thuộc Cơ quan An ninh điều tra, một đại diện VKSND Tối cao đi trên hai ôtô biển xanh cùng khoảng 5 người mặc thường phục đã đến khám xét chỗ ở của ông Chung, tại 88 Trung Liệt.

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNLực lượng An ninh điều tra và đại diện Viện kiểm sát tiến hành các thủ tục khám xét nhà ông Nguyễn Đức Chung (tối 28/8/2020)
“Di sản” của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung - Sputnik Việt Nam
Lực lượng An ninh điều tra và đại diện Viện kiểm sát tiến hành các thủ tục khám xét nhà ông Nguyễn Đức Chung (tối 28/8/2020)

Việc khám xét kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ. Cơ quan chức năng đã mang theo nhiều thùng tài liệu niêm phong khi rời khỏi.

Ông Xô cũng cho biết Bộ Công an "đang tích cực xác minh, điều tra" vai trò của ông Chung liên quan đến một số vụ án khác.

Trong thời gian qua, sau khi ông Chung bị khởi tố, bắt tạm giam, đã xuất hiện nhiều đồn đoán ác ý trên mạng xã hội, như cho rằng ông Nguyễn Đức Chung bị đột quỵ, phải vào bệnh viện điều trị.

Tướng Tô Ân Xô cho biết, ngay sau khi bị tạm đình chỉ chức vụ ngày 11/8/2020, ông Nguyễn Đức Chung đã giải quyết một số công việc cá nhân và đến Cơ quan điều tra làm việc. Chiều 28/8/2020, Cơ quan điều tra đã triệu tập ông Chung lên làm việc, sau đó giữ lại và tống đạt quyết định khởi tố, bắt tạm giam.

Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội phát biểu chỉ đạo tại Đại hội. - Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Đức Chung liên quan gì đến vụ án Nhật Cường mà bị điều tra?
Theo người phát ngôn Bộ Công an, không có chuyện ông Nguyễn Đức Chung bị đột quỵ hay có bệnh gì nghiêm trọng đến mức phải cấp cứu, điều trị.

Tướng Xô đề nghị báo giới không giật tít theo cách suy diễn đến vấn đề liên quan đến vợ, con của ông Nguyễn Đức Chung, cũng như yêu cầu các phóng viên không viết bài trên mạng xã hội gây ảnh hưởng tới vợ, con ông Nguyễn Đức Chung.

“Tới hôm này họp báo thường kỳ Chính phủ (dự kiến đầu tháng 9, tôi sẽ nêu vấn đề này”, Tướng Tô Ân Xô nói.

Đồng thời, tướng Xô cũng cho biết, Bộ Công an sẽ cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí trong quá trình điều tra vụ án liên quan đến ông Nguyễn Đức Chung.

“Hiện chưa thể nói ông Chung có hành vi chiếm đoạt những tài liệu bí mật nào. Cơ quan Công an đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án”, người phát ngôn Bộ Công an cho hay.

Trong một diễn biến liên quan, được biết, 3 năm trước, ngày 18/2/2017, tại buổi gặp gỡ với văn nghệ sĩ thành phố Hà Nội, ông Chung cho biết, các bác sĩ đã phát hiện ông bị polyp sát trực tràng từ đầu năm 2015. Ông Chung sau đó đã sang Pháp điều trị và mổ vào tháng 4/2015. Đến tháng 4/2016, khi đi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ một lần nữa phát hiện trong phổi ông Chung có một nốt nhỏ và sau đó, ông lại sang Pháp để phẫu thuật. Ông không phải dùng bất cứ loại thuốc nào sau hai ca mổ tại Pháp.

Con trai ông Nguyễn Đức Chung không có mặt khi Chủ tịch Hà Nội bị bắt?

Theo một số thông tin đăng tải trên báo chí, gia đình ông Nguyễn Đức Chung hoàn toàn bất ngờ và bị sốc trước việc ông bị bắt tạm giam.

“Ngay tại thời điểm khám nhà, con trai ông là anh Nguyễn Đức Hạnh không ở Hà Nội, sáng hôm sau mới về được. Mẹ ông Chung tuổi đã cao, có bệnh và giờ liên tục khóc trước biến cố của con trai bà. Ngay trong tối 28/8, nhiều họ hàng, đồng nghiệp của gia đình ông cũng đến chia sẻ, mẹ ông Chung khi đó phải có người dìu tới”, nguồn tin chia sẻ.

Người dân trên phố Trung Liệt cũng rất bất ngờ trước việc ông bị khởi tố, bắt tạm giam và bị khám xét nhà, nơi làm việc.

“Ông ấy sống với hàng xóm láng giềng xung quanh rất tốt còn ông ấy làm gì ngoài xã hội chúng tôi không thể biết được. Khi nghe tin bắt ông ấy, tất cả hàng xóm chạy ra xem thế nào nhưng thấy rất đáng thương. Chúng tôi là người dân và thấy ông ấy làm được nhiều cái tốt, còn vi phạm thế nào chúng tôi chưa biết”, một hàng xóm của ông cho Tiền Phong biết.
“Nhà tôi quê Phú Thọ, cách nhà ông Chung một đoạn và về Hà Nội cũng sống cùng ngõ. Tết hằng năm, ông ấy đều tặng quà cho những cụ già 70 – 80 tuổi trở lên và những gia đình nghèo khó ở quê, giờ bị bắt thấy rất thương”, bà Hoa, hàng xóm ông Chung, cho hay.
© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNLực lượng An ninh điều tra và đại diện Viện kiểm sát tiến hành các thủ tục khám xét nhà ông Nguyễn Đức Chung (tối 28/8/2020)
“Di sản” của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung - Sputnik Việt Nam
Lực lượng An ninh điều tra và đại diện Viện kiểm sát tiến hành các thủ tục khám xét nhà ông Nguyễn Đức Chung (tối 28/8/2020)

Trong khi đó, một phụ nữ khác sống gần đó cho biết, ông Chung rất quan tâm đến những người già cả, khó khăn, rất tình cảm với những người dân trong cùng tổ dân phố. Mỗi sáng có người đến đón đi làm, ông chung đều chủ động chào hỏi mọi người xung quanh, rất gần gũi.

“Cá nhân tôi đánh giá ông Chung là người tốt, sống chan hòa với mọi người, gần gũi với nhân dân còn công việc của ông ấy chúng tôi không biết”, người này nói.

“Di sản” của ông Nguyễn Đức Chung

Trong thời giam đảm nhận chức vụ Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đã để lại nhiều “di sản”.

Con đường sự nghiệp chính trị của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung quả rất đáng ngưỡng mộ. Ông Chung tốt nghiệp Học viện Cảnh sát, có học vị Tiến sĩ Luật, đã trải qua hàng chục năm công tác tại Công an Hà Nội, trong đó kinh qua nhiều chức vụ từ lãnh đạo Đội Trọng án đến Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự, Phó giám đốc và Giám đốc Công an. Ông được phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang từ khi mới 37 tuổi. Năm 46 tuổi, ông Chung đã được phong hàm Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam.

© Ảnh : TTXVNÔng Nguyễn Đức Chung.
“Di sản” của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung - Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Đức Chung.

Cuối năm 2015, ông được bầu làm Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2011-2016. Giữa năm 2016, tại kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố, ông tái đắc cử nhiệm kỳ 2016-2021 với số phiếu cao.

Thống kê những điều đã làm được với thủ đô, cho thấy, dưới thời ông Chung làm Chủ tịch thành phố, Hà Nội đã trồng mới hơn một triệu cây xanh. Theo đó, với mục tiêu xây dựng Thủ đô trở thành đô thị xanh văn hiến – văn minh - hiện đại, đồng thời nỗ lực xây dựng môi trường sống tốt nhất người dân được sinh hoạt, giải trí với chất lượng cao.

Năm 2016, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đề ra mục tiêu trồng 1 triệu cây xanh giai đoạn 2016 - 2020. Các sở ngành, quận huyện trong thành phố đã tích cực thực hiện mục tiêu trên.

Trước đó, nhiều tuyến đường như Võ Nguyên Giáp (đi sân bay Nội Bài), Võ Văn Kiệt, Đại lộ Thăng Long chỉ lác đác cây xanh thì nay hai bên đường đã rợp bóng mát. Thành phố cũng trồng cây trên nhiều tuyến đường trong nội đô như Xã Đàn, Giải Phóng, Võ Chí Công, Nguyễn Hoàng Tôn.

Ngày 1/9/2016, Hà Nội triển khai thí điểm không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Sau nhiều năm triển khai, quận Hoàn Kiếm (đơn vị được giao triển khai tổ chức) nhận định việc này đã tạo dựng được điểm nhấn cho Thủ đô, tạo ra không gian vui chơi, giải trí cho cộng đồng dân cư, du khách trong và người nước, đồng thời là nơi giao lưu, lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống.

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung phát biểu tại buổi làm việc. - Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Đức Chung liên quan gì vụ bắt Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội?

Trong thời gian qua, tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã diễn ra hàng trăm sự kiện, hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật phong phú, đa dạng. Trong số đó, có 185 sự kiện văn hóa quy mô lớn, thu hút sự tham gia của 8 tỉnh, thành phố trong cả nước và 17 quốc gia, tiêu biểu. Một số sự kiển nổi bật có thể kể đến như: Không gian văn hóa dân tộc Mông – Hà Giang tại Hà Nội, Quảng Bình trong lòng Hà Nội, đờn ca tài tử Bến Tre, hòa nhạc của dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng thế giới London Symphony Orchestra, hoạt động giao lưu văn hóa Nhật Bản và triển lãm hoa Anh đào.

Trong cương vị Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội, ông Chung đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để khoanh vùng, dập dịch. Từ chỗ là địa phương dẫn đầu cả nước về số ca mắc, Hà Nội đã sớm trở lại trạng thái bình thường mới và có 105 ngày không có ca mắc mới trong cộng đồng.

Ngoài ra, ông Nguyễn Đức Chung còn là người có công lớn trong việc đàm phán để đăng cai giải đua xe Công thức 1. Dưới thời ông Chung, Hà Nội cũng thực hiện lấy ý kiến người dân, sắp xếp lại loa phường.

Mặc dù vậy, Hà Nội dưới thời ông Nguyễn Đức Chung làm chủ tịch vẫn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết, thậm chí trầm trọng hơn như ô nhiễm không khí, ngập khi mưa lớn, tắc đường. Việc cải tạo chất lượng nước các dòng sông nội đô chưa đạt kết quả, một số quy hoạch đô thị vệ tinh và phân khu chưa hoàn thành. Thêm nữa, nhiều vụ khiếu kiện đất đai diễn biến phức tạp, đặc biệt là vụ việc tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội khiến 3 chiến sĩ Công an hy sinh, hàng chục người bị khởi tố. Hiện Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an, đang làm rõ hành vi sai phạm của bị can để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, trong vụ án “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”, 3 bị can đã bị Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an khởi tố. Các bị can đó bao gồm Nguyễn Anh Ngọc, sinh năm 1974, trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, đang công tác tại Phòng Thư ký biên tập, tổ giúp việc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; Nguyễn Hoàng Trung, sinh năm 1983, trú tại phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là lái xe của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; Phạm Quang Dũng, sinh năm 1983, trú tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, nguyên cán bộ của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an.

Ngoài vụ án trên, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung còn bị tạm đình chỉ công tác, đình chỉ sinh hoạt Đảng để xác minh, điều tra làm rõ trách nhiệm có liên quan trong 2 vụ án khác.

Thứ nhất là vụ án "Buôn lậu", "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng", "Rửa tiền", "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường (Công ty Nhật Cường), Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và một số đơn vị liên quan.

Thứ hai là vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại thành phố Hà Nội.

Từ vụ ông Nguyễn Đức Chung: Tăng kiểm tra giám sát, không để cán bộ “dính chàm”

Ngoài vụ mới đây nhất là việc Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị khởi tố, bắt tạm giam, thì tại các địa phương khác, cũng có nhiều cán bộ và nguyên cán bộ bị kỷ luật, điều tra.

Lấy ví dụ, tại TP.Hồ Chí Minh, nhiều cán bộ cao cấp thành phố này cũng có những vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý hình sự. Vụ việc gần đây là việc ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó Chủ tịch UBND TPHCM, và ông Trần Trọng Tuấn - Phó Chánh Văn phòng Thành uỷ TPHCM cùng nhiều cán bộ bị khởi tố, bắt tạm giam vì vi phạm pháp luật trong công tác. Ở cấp Trung ương, cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng đã bị khởi tố.

Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an Việt Nam tại buổi trả lời phỏng vấn. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam khởi tố vụ án liên quan đến cán bộ giúp việc và lái xe của Chủ tịch Hà Nội

Liên quan tới vấn đề này, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng cho rằng, dù rất buồn trước việc nhiều cán bộ cao cấp, cán bộ chủ chốt ở các thành phố lớn bị xử lý kỷ luật nhưng đó vẫn là việc phải làm. Việc xử lý, kỷ luật những cán bộ này sẽ giúp làm trong sạch bộ máy, kiện toàn hệ thống chính trị. Trong thời gian qua Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành thực hiện vấn đề này một cách hết sức quyết liệt.

“Nghị quyết Trung ương 4, khoá XII cũng đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong Đảng. Và việc tiến hành chỉnh đốn Đảng hiện nay đang được thực hiện một cách quyết liệt, có những kết quả rõ nét. Cùng với đó, chúng ta cũng chỉ ra những điểm thiếu sót, yếu kém để chấn chỉnh”, ông Hùng cho biết.

Cũng theo ông, quyết tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Về phần mình, nguyên Phó Viện trưởng Viện Xây Dựng Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) - PGS.TS Nguyễn Văn Giang cho Lao Động biết, vừa qua Việt Nam đã điều tra nhiều trường hợp lãnh đạo chủ chốt ở một số địa phương vi phạm, hoặc có dấu hiệu vi phạm. Trong số đó, có những trường hợp vi phạm đã xảy ra từ trước khi được điều động, bổ nhiệm, cũng có những trường hợp vi phạm trong quá trình đang đương chức, đang nắm quyền hạn trong tay.

Ông Giang cho rằng, những vi phạm này có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Một phần, những lãnh đạo này chưa lường trước, nắm vững hết tất cả các mặt của đời sống, đặc biệt là về pháp luật kinh tế nên còn để dẫn tới những sai sót. Trong khi đó, một nguyên nhân khác là những lợi ích, “lợi lộc” khi được trao quyền, thực hiện chức trách nên đã đưa ra những quyết sách sai hoặc cố tình làm sai.

“Có những trường hợp không giữ được mình, bị vật chất, lợi ích cám dỗ dẫn tới tham nhũng, vi phạm”, ông Giang cho hay.

Cũng theo ông, cần đặc biệt chú ý trong việc lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ để tránh trường hợp bố trí “nhầm” cán bộ. Phải bố trí “đúng người, đúng việc” thì mới phát huy được hiệu quả làm việc. Đặc biệt, cần phát hiện sớm những trường hợp cán bộ có dấu hiệu vi phạm, phải ngăn ngừa sớm, không để lọt vào bộ máy.

Theo ông Giang, công tác đánh giá cán bộ cần phải rất sát sao, chuẩn mực để có thể chọn được người đủ tầm, đủ năng lực. Ngoài ra, cần không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ khi đảm đương nhiệm vụ, tránh để xảy ra vi phạm, sai phạm do nhận thức.

Ông Nguyễn Đức Chung. - Sputnik Việt Nam
Bộ Công an nêu lý do vì sao Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị điều tra

Thêm nữa, trong công tác Đảng, cần phải tăng cường kiểm tra giám sát, thường xuyên nhắc nhở, giáo dục cán bộ. Phải sớm phát hiện ra sai phạm, ngăn chặn kịp thời những sai lầm không để “dính chàm”, vì để qua một thời gian dài không kiểm tra, nhắc nhở, được “muốn làm gì thì làm” thì sẽ rất khó cứu chữa.

Công tác kiểm tra giám sát cần phải làm thật tốt, đặc biệt là thực hiện nguyên tắc dân chủ trong sinh hoạt Đảng. Bên cạnh đó, cần xử lý nghiêm để răn đe, cảnh tỉnh và làm bài học chung cho những người mắc sai phạm và những cán bộ, lãnh đạo khác.

Ông Vũ Quốc Hùng cho rằng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đang thực hiện quyết liệt, bài bản việc xử lý kỷ luật cán bộ có sai phạm, “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”. Việc nhìn nhận những khuyết điểm và sửa chữa sẽ giúp Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Để giáo dục, để răn đe và củng cố sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, đưa Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, thì việc xử lý kỷ luật cán bộ cần được thực hiện một cách trung thực, khách quan, đúng người, đúng sai phạm.

Có người nói rất hay nhưng làm rất dở

Chia sẻ thêm về công tác cán bộ và tăng cường chất lượng đội ngũ, GS.TS Phùng Hữu Phú – Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, Tổ phó thường trực Tổ biên tập Văn kiện Đại hội XIII cho rằng, công tác nhân sự vô cùng quan trọng vì vậy cần phải được tiến hành theo một quy trình khoa học, chặt chẽ, công tâm khách quan.

Người làm công tác tổ chức phải có con mắt tinh tường, đánh giá đúng người, đúng việc, đừng “thấy đỏ tưởng là chín”, đừng để cái mã bên ngoài che đậy sơ sài bên trong như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước từng nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 TP Hà Nội đánh giá tình hình dịch bệnh trên địa bàn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đòi hỏi chính quyền Thủ đô cần tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. - Sputnik Việt Nam
Vì sao Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị đình chỉ công tác?

Theo GS.TS Phùng Hữu Phú, “đừng thấy đỏ tưởng là chín”, ý nghĩa ở đây là bản chất và hiện tượng không thống nhất với nhau.

“Có người nói rất hay nhưng làm thì rất dở, thậm chí có người đạt đến trình độ “diễn mà như không diễn”. Cho nên người làm công tác tổ chức phải thực sự tinh tường, phân biệt cho được đâu là làm thật, đâu là nói thật, đâu là làm giả, đâu là nói giả”, GS.TS Phùng Hữu Phú nhấn mạnh trong cuộc chia sẻ với VOV.

Khẳng định quan điểm của mình, vị chuyên gia cho hay, trong đánh giá cán bộ cần nhìn vào hiệu quả công việc ở đơn vị mà cán bộ đó công tác, thấy nội bộ có đoàn kết, có phát triển không. Nếu chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài mà không nhìn thấy hết được bản chất bên trong thì sẽ không đánh giá đúng được.

“Có người nhìn bên ngoài tưởng là “đỏ” nhưng thực chất bên trong còn “xanh”, bởi cái sơ sài bên trong đã bị hào nhoáng bên ngoài che đậy, bóng bẩy nước sơn che đậy chất lượng gỗ. Đòi hỏi người làm công tác cán bộ phải nhìn đúng bản chất, có linh cảm, mẫn cảm đặc biệt và sự tỉnh táo đặc biệt, và trên hết là phải thực sự công tâm, khách quan để chọn cho đúng cán bộ”, ông Phùng Hữu Phú khẳng định.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương cho hay, trong thời gian qua, việc phải thi hành kỷ luật cán bộ, đảng viên do những sai phạm trong công tác cán bộ cho thấy nguyên tắc tập trung dân chủ ở một số nơi bị buông lỏng, thậm chí vi phạm, có biểu hiện dân chủ hình thức.

“Qua một số vụ việc như đưa tứ hệ vào bộ máy, nâng đỡ không trong sáng cho thấy có khâu, có bước liên quan đến cán bộ tuy được tập thể cấp ủy, tổ chức đảng thông qua đúng quy trình nhưng thực chất tập thể đó đã bị vô hiệu hóa bởi các lợi ích cá nhân, dẫn đến bố trí sai cán bộ”, ông Phùng Hữu Phú nêu quan điểm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала