ĐBQH Việt Nam mang hai quốc tịch: Ai trả lại danh dự cho ông Phạm Phú Quốc?

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNCác đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp chiều 10/6.
Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp chiều 10/6. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sau những vụ việc ầm ĩ như thời Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, hay cựu ĐBQH Nguyễn Thị Nguyệt Hường, có ý kiến cho rằng, ông Phạm Phú Quốc nên từ nhiệm sau khi lộ thông tin sở hữu hộ chiếu vàng Cộng hòa Cyprus (Síp).

Theo ĐBQH Phạm Văn Hòa, chính sự giám sát của nhân dân chính là “bộ lọc” tốt nhất để loại bỏ, ngăn chặn những trường hợp không xứng đáng vào Quốc hội Việt Nam. Còn vụ việc của ông Phạm Phú Quốc, có hay không việc “dọn đường”? Nếu bị phát hiện sai phạm sẽ chạy sang Cộng hòa Síp?

Vụ ông Phạm Phú Quốc: Thẩm định kỹ hồ sơ, lý lịch ngay từ đầu

Việc Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc (đoàn TP. HCM) có quốc tịch Síp đã thu hút sự quan tâm của dư luận cả trong và ngoài Quốc hội thời gian qua. Ban Công tác đại biểu thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã và đang làm theo những quy trình cần thiết để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Tuy nhiên, đáng nói đây không phải lần đầu xảy ra việc đại biểu Quốc hội có hai quốc tịch.

Ngay đầu nhiệm kỳ, Quốc hội đã bãi nhiệm tư cách đại biểu của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) khi bà này có thêm quốc tịch Malta. Ông Phạm Phú Quốc đã biết rõ điều này.

Người đàn ông với hộ chiếu - Sputnik Việt Nam
Vụ ông Phạm Phú Quốc: Quan chức Việt Nam không được phép mang hai quốc tịch
Thế nhưng ông Quốc vẫn tiếp tục đi vào vết xe đổ của bà Hường. Thậm chí, ông còn không khai báo trung thực nữa. Dù vẫn phải chờ đợi quyết định cuối cùng, song kết cục thế nào, hẳn ai cũng có thể đoán được.

Vấn đề là những bài học cần rút ra trong việc quản lý nhân sự sau những vụ việc như vậy. Cần chú ý hơn nữa đối với công tác quản lý cán bộ, công chức nói chung, đặc biệt là những vị trí nhạy cảm như đại biểu Quốc hội.

“Quan trọng là phải thẩm tra, thẩm định kỹ lưỡng về hồ sơ lý lịch ngay từ đầu, cũng như trong quá trình hoạt động của mỗi cán bộ cũng như đại biểu Quốc hội”, ĐBQH Phan Viết Lượng chia sẻ .

Bên cạnh đó, cần tuyên truyền về các yêu cầu, tiêu chuẩn của người cán bộ cho các tổ chức, cá nhân hiểu rõ. Một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên cần phải tuân thủ là trung thực khai báo. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ. Không chỉ khai báo lần đầu, mà còn phải khai báo trung thực hàng năm trong quá trình công tác, khi có những biến động xảy ra.

Thêm nữa, phải làm bài bản hơn về công tác thẩm tra lý lịch, hồ sơ trong mọi trường hợp.

“Từng có những trường hợp ban đầu hồ sơ rất “đẹp”, nhưng khi có chuyện xảy ra, thẩm tra lại mới “giật mình”, nhất là về vấn đề bằng cấp. Một ví dụ của việc này là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh trước đây”, ĐBQH Phan Viết Lượng nhấn mạnh.

Thường chỉ rà soát lại hồ sơ khi xảy ra mất dân chủ trong công tác cán bộ. Nếu thẩm định hồ sơ chặt chẽ, bài bản ngay từ đầu thì chắc chắn sẽ không để “lọt lưới” như vậy.

Cần rờ đến “người gác cổng” vụ ông Phạm Phú Quốc?

Tiếp tục nêu quan điểm với TPO về vụ việc ông Phạm Phú Quốc, câu hỏi đặt ra với cơ quan “gác cổng” là: từ năm 2018 đến nay, ông ấy có kê khai gì không? Tài sản biến động hàng năm thế nào? Có biến động về lý lịch vì sao không báo cáo? Tổ chức có nhắc nhở ông ấy kê khai đầy đủ không? Kê khai rồi có kiểm tra, giám sát không?

Có thể sẽ còn nhiều trường hợp như bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, ông Phạm Phú Quốc hay Nguyễn Xuân Anh vừa qua, nếu không có sự thẩm tra kỹ lưỡng.

“Lúc kê khai thi bằng cấp rất “ngon”. Nhưng đại học gì, phân hiệu nào, thời gian nào, có đúng không,… lại là cả một vấn đề. Quan trọng là có thực hiện nghiêm túc, bài bản các quy định hay không”, vị ĐBQH nhấn mạnh.

Cán bộ là gốc rễ của mọi vấn đề. Do đó, cần đẩy mạnh ngay từ ban đầu việc thẩm tra, thẩm định hồ sơ của mỗi cán bộ. Phải đặt rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân. Ai khai báo không trung thực phải chịu trách nhiệm trước tiên.

Ngoài ra, theo ĐBQH Phan Viết Lượng, người “gác cổng” cũng phải liên đới trách nhiệm. Ai không là tốt, làm bài bản công tác thẩm định, thẩm tra phải chịu trách nhiệm. Nếu sau này có phát hiện ra cán bộ khai man bằng cấp, hay tài sản sản bất minh, phải “truy” cho cùng trách nhiệm của người “gác cổng”.

Cần lấy lại danh dự cho ông Phạm Phú Quốc

ĐBQH chuyên trách, Ủy viên Ủy ban Pháp luật Phạm Văn Hòa nhận định về vụ việc ông Phạm Phú Quốc cho rằng, nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14 sắp kết thúc, những vụ việc như vừa qua là bài học kinh nghiệm để không “lọt lưới” những trường hợp tương tự trong nhiệm kỳ tới.

Quốc hội Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Hộ chiếu vàng Cộng hòa Síp: Ông Phạm Phú Quốc gian dối, cần bãi nhiệm tư cách ĐBQH

“Muốn vậy, phải kiểm tra, giám sát hiệu quả từng trường hợp ứng cử, đặc biệt là vấn đề tài sản, bằng cấp, quốc tịch”, ông Hòa nêu rõ.

Theo ông Hòa, ngay từ khi tiến hành bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, ngoài các trường hợp được đề cử, có rất nhiều ứng viên tự làm đơn xin ứng cử. Luật Bầu cử Quốc hội quy định, cả người tự ứng cử và người được giới thiệu đều phải tiến hành quy trình hiệp thương, lấy ý kiến ở nơi cư trú.

Quy trình bầu đại biểu Quốc hội được làm rất kỹ, được quy định rõ ràng, cụ thể. Mặc dù vậy, cũng không thể nào “lọc” hết được. Do có tới 500 đại biểu, có những trường hợp tổ chức không phát hiện ra và để “lọt lưới” vào Quốc hội.

Như vụ việc của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội), là người có hai quốc tịch mà không phát hiện ra ngay từ đầu. Đây là sơ hở của tổ chức khi giới thiệu bà Hường ra ứng cử.

Với trường hợp ông Phạm Phú Quốc theo ông Phạm Văn Hòa, khi ra ứng cử năm 2016, ông này chỉ có một quốc tịch. Chỉ đến năm 2018, sau khi đã trở thành đại biểu Quốc hội, ông ấy mới nhập quốc tịch Síp. Tuy nhiên, việc này do ông Phạm Phú Quốc thừa nhận trên báo chí, vẫn phải chờ cơ quan chức năng xác minh, làm rõ.

“Nếu mọi chuyện đúng như vậy, thì ngoài việc ông Quốc không trung thực khai báo, còn có sự sơ hở nhất định khi các tổ chức không phát hiện ra ông Quốc có thêm quốc tịch khác”, ĐBQH khẳng định.

Một vấn đề khác mà dư luận quan tâm là vấn đề tài sản. Thông tin cho biết, để có được quốc tịch Síp, phải chi tới hàng triệu USD, một số tiền không hề nhỏ.

Đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, đây là một sơ hở rất lớn trong quản lý cán bộ, gây bức xúc trong nhân dân.

“Dư luận còn đặt câu hỏi, phải chăng việc ông Quốc nhập quốc tịch Síp là để “dọn đường”, khi bị phát hiện vi phạm sẽ “chạy” sang bên đó?”, ông Hòa nói.

Hiện chúng ta vẫn phải chờ cơ quan thanh tra, kiểm tra vào cuộc điều tra làm rõ, không chỉ về dấu hiệu khai báo quốc tịch không trung thực mà còn phải xem xét cả vấn đề kê khai tài sản. Công ty nơi ông Quốc làm việc là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

“Nếu phát hiện sai phạm trong kê khai tài sản, phải xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu ông ấy không sai phạm cũng phải thông báo rõ để công luận hiểu, cũng là để lấy lại danh dự cho bản thân ông Quốc”, ông Hòa nêu rõ.

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, bản thân ông và các đại biểu Quốc hội khác năm nào cũng phải có nhiệm vụ kê khai đầy đủ. Phải khai báo hàng năm về mọi biến động tài sản, lý lịch…

Cuối năm Uỷ ban Kiểm tra đều gửi cho cán bộ bản kê khai tài sản, nhưng vấn đề là kê khai xong rồi kiểm tra xem có trung thực hay không mới là điều quan trọng. Mặc dù đã được Luật Phòng chống tham nhũng quy định rất rạch ròi, tuy nhiên vẫn còn tình trạng du di, hạn chế trong kiểm soát tài sản, thu nhập.

Bãi biển - Sputnik Việt Nam
Tổng cục Thuế vào cuộc, “soi” các đại gia Việt trong Hồ sơ Paradise
ĐBQH Phạm Văn Hòa phát biểu cho hay, nhiệm kỳ khóa 14 sắp kết thúc và những vụ việc như vừa qua hẳn sẽ là những bài học cần rút kinh nghiệm, không để sơ hở, “lọt lưới” những trường hợp tương tự trong nhiệm kỳ khóa tới.

Cơ quan có trách nhiệm phải xác minh bài bản, chặt chẽ việc kê khai của ứng viên, xem việc kê khai tài sản, bằng cấp như vậy có đúng không. Tuyệt đối không thể tin tưởng vào bản kê khai của người ứng cử rồi nhét vào hồ sơ cất đi, đến khi lộ ra chuyện này chuyện kia mới đi kiểm tra, xác minh.

Sau khi đã kiểm tra, xác minh kỹ từng trường hợp, cần thông tin đầy đủ, để người dân giám sát, bằng cấp, tài sản như vậy có đúng hay không.

“Sự giám sát của nhân dân chính là “bộ lọc” tốt nhất để loại bỏ, ngăn chặn những trường hợp không xứng đáng vào Quốc hội”, ông Phạm Văn Hòa khẳng định.
Đại biểu Phạm Phú Quốc có quốc tịch Síp nên xin thôi nhiệm vụ

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành không nói rõ về quốc tịch. Đây là một sơ hở, nên luật sửa đổi, có hiệu lực từ đầu năm 2021 đã quy định rõ đại biểu Quốc hội chỉ có một quốc tịch Việt Nam. Và trên thực tế đã có trường hợp bị bãi miễn vì có hai quốc tịch.

Mặc dù ông Phạm Phú Quốc không vi phạm luật hiện hành, cử tri vẫn hoàn toàn có thể đặt dấu hỏi về tư cách đại biểu của ông ấy. Trong trường hợp này, ông Quốc nên làm đơn xin thôi nhiệm vụ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên cho ông ấy thôi làm đại biểu Quốc hội.

“Một đại biểu Quốc hội mang hai quốc tịch rất phản cảm. Tới đây, ông Phạm Phú Quốc tiếp xúc cử tri, cử tri nêu vấn đề này ra, ông Phạm Phú Quốc sẽ trả lời sao đây? Ông không khai báo trung thực là vi phạm, gian dối, không còn xứng đáng là đại biểu Quốc hội. Quốc hội có thể biểu quyết xóa tư cách đại biểu Quốc hội của ông Quốc chứ không chỉ cho thôi nhiệm vụ”, vị ĐBQH đoàn Đồng Tháp nêu ý kiến.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала