Việt Nam truy tố cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamCựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng
Cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương và đồng phạm vừa bị Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao ra cáo trạng truy tố trong vụ án sai phạm liên quan đến dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng, TP.HCM, đồng thời nhấn mạnh phải xử nghiêm nhằm răn đe, phòng ngừa chung.

Trong vụ án này, cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, là lãnh đạo chủ chốt, được xác định đã có nhiều sai phạm cùng đồng phạm, khiến cho quyền sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng có diện tích 6.000m2 bị dịch chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp tư nhân gây thiệt hại hơn 2.700 tỷ đồng.

Các bị can Hồ Thị Kim Thoa, Phan Chí Dũng, Nguyễn Hữu Tín, Đào Anh Kiệt được xác định là đã có hành vi đồng phạm giúp sức cho cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.

Cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và đồng phạm gây thiệt hại hơn 2.700 tỷ đồng

Ngày 14/9, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương và các đồng phạm trong vụ án sai phạm liên quan đến quyền sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, TP.HCM.

Сựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đốt lò chống tham nhũng: Thấy gì từ vụ cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bị bắt?

Như vậy, nếu căn cứ theo cáo trạng do VKSND Tối cao vừa ban hành, cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng có thể chịu mức án lên đến 10-20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, theo khoản 3 điều 219 Bộ luật Hình sự 2015.

Cùng bị truy tố với ông Vũ Huy Hoàng còn có các bị can Phan Chí Dũng (cựu vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công thương), ông Nguyễn Hữu Tín (cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM), ông Đào Anh Kiệt (cựu giám đốc Sở TN&MT TP.HCM), ông Trương Văn Út (cựu phó trưởng phòng quản lý đất Sở TN&MT TP.HCM), ông Lê Văn Thanh (cựu phó chánh văn phòng UBND TP.HCM) và 4 bị can khác.

Đây là diễn biến mới nhất trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây sử dụng lãng phí và “Vi phạm quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại Bộ Công Thương và TP.HCM.

Cụ thể, vụ án của ông Vũ Huy Hoàng liên quan đến việc xây dựng khách sạn 6 sao, trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, hội thảo và cho thuê văn phòng trên khu đất hơn 6.000m2 tại 2-4-6 Hai Bà Trưng. Đây đồng thời cũng là vụ án đặc biệt nghiêm trọng được dư luận Việt Nam quan tâm.

Vụ án cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Khi các bị can đều là lãnh đạo chủ chốt

Theo đó, vụ án "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí và "vi phạm quy định về quản lý đất đai" xảy ra tại Bộ Công thương và TP.HCM liên quan dự án xây dựng khách sạn 6 sao, trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, hội thảo và văn phòng cho thuê" trên khu đất hơn 6.000m2 tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng được Viện Kiểm sát xác định là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, thu hút sự chú ý của dư luận xã hội.

Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương. - Sputnik Việt Nam
Cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng bị khởi tố

Các bị can trong vụ án này hầu hết đều là những cán bộ giữ vị trí lãnh đạo đầu ngành, là cán bộ chủ chốt của Bộ Công thương và UBND TP.HCM. Vì nhiều động cơ khác nhau, các bị can đã có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, trong suốt thời gian dài.

Cùng với các đồng phạm, ông Vũ Huy Hoàng được xác định là đã cố ý vi phạm các quy định về quản lý tài sản nhà nước, vi phạm các quy định về quản lý đất đai, từ đó dịch chuyển quyền quản lý, sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng là tài sản nhà nước sang tư nhân. Mức thiệt hại thất thoát do những hành vi này gây ra là đặc biệt lớn, lên đến hơn 2.700 tỷ đồng.

“Vụ án gây bức xúc trong xã hội và suy giảm niềm tin của nhân dân”, cáo trạng của Viện Kiểm sát nhấn mạnh.

Thủ đoạn được các bị can sử dụng trong vụ án này đó là lợi dụng quyền sử dụng đất hoặc các quyền về tài sản khác của Nhà nước để góp vốn, liên doanh sau đó thoái vốn không minh bạch, vi phạm nhiều quy định pháp luật gây thất thoát tài sản đặc biệt lớn.

Để đạt được tính răn đe giáo dục phòng ngừa chung, Viện Kiệm sát nhấn mạnh cần phải xét xử nghiêm minh đối với hành vi vi phạm của cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và các đồng phạm trong vụ án nêu trên.

Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng làm trái nghị quyết của Chính phủ

Cáo trạng của Viện Kiểm sát nêu rõ, bị can Vũ Huy Hoàng là người có trình độ, kiến thức trong công tác quản lý nhà nước về kinh tế, công nghiệp và thương mại. Trước đó, ông Vũ Huy Hoàng từng kinh qua các chức vụ: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, Chủ tịch tỉnh Hà Tây (cũ), Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn…

Từ tháng 8/2007 đến tháng 4/2016, ông Vũ Huy Hoàng được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Công thương.

Ông Vũ Huy Hoàng - Sputnik Việt Nam
Thời ông Vũ Huy Hoàng: Tiền mồ hôi, nước mắt của dân mà vác ra nước ngoài chơi golf

Từ năm 2011 đến 2012, Chính phủ đã ban hành các nghị quyết yêu cầu các bộ, ngành, tổng công ty nhà nước không đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính, đặc biệt là trong các lĩnh vực như bất động sản, tài chính…

Khi triển khai thực hiện dự án tại khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, Sabeco không bố trí được số tiền phải nộp để chuyển đổi mục đích sử dụng là hơn 1.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Vũ Huy Hoàng, với quyền hạn của mình, vẫn quyết định cho đầu tư dự án không chấp hành các nghị quyết của Chính phủ.

Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2016, ông Vũ Huy Hoàng đã chỉ đạo cấp dưới của mình là bà Hồ Thị Kim Thoa (cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương) cùng ông Phan Chí Dũng (nguyên Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ) ký các văn bản chỉ đạo cán bộ tại Sabeco dùng quyền sử dụng đất tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng và tiền của Sabeco góp vốn với các doanh nghiệp tư nhân thành lập Sabeco Pearl để thực hiện dự án kinh doanh bất động sản.

Trong vai trò là Bộ trưởng Bộ Công Thương, ông Vũ Huy Hoàng cũng không chỉ đạo Sabeco thực hiện dự án đã được phê duyệt mà chỉ đạo đơn vị này thoái toàn bộ vốn góp tại Sabeco Pearl cho doanh nghiệp tư nhân tham gia liên doanh liên kết để hoàn tất việc chuyển nhượng quyền sử dụng khu đất hơn 6.000m2 là tài sản nhà nước sang tài sản tư nhân. Đây là hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại đặc biệt lớn cho nhà nước.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát xác định, hành vi của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và các đồng phạm trong vụ án trên đã gây thiệt hại, thất thoát hơn 2.700 tỷ đồng của Nhà nước.

Các bị can Hồ Thị Kim Thoa, Phan Chí Dũng được xác định là đã có hành vi đồng phạm giúp sức cho ông Vũ Huy Hoàng.

Các bị can này đã trực tiếp ký các văn bản hoặc tham mưu đề xuất ông Hoàng ký văn bản chấp thuận chủ trương cho Sabeco thực hiện các dự án bất động sản, không phải là ngành nghề kinh doanh chính.

Hai bị can Hồ Thị Kim Thoa, Phan Chí Dũng còn tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công Thương chỉ đạo Sabeco thoái toàn bộ phần góp vốn tại Sabeco Pearl và phê duyệt giá cổ phần làm giá khởi điểm để đấu giá thấp hơn giá trị thực tế, trái pháp luật.

Cùng với ông Vũ Huy Hoàng, bị can Thoa và Dũng cũng những bị can khác bị Viện Kiểm sát quy kết trách nhiệm trong việc gây thiệt hại hơn 2.700 tỷ đồng của Nhà nước.

Vì bị can Hồ Thị Kim Thoa đã bỏ trốn nên cơ quan điều tra đã ra các quyết định tạm đình chỉ điều tra và ra quyết định truy nã, sẽ xử lý sau khi bắt được.

Ông Nguyễn Hữu Tín liên quan gì trong vụ án cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng?

Liên quan đến những sai phạm của cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, ông Nguyễn Hữu Tín (nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM) được xác định là người ký Quyết định cho thuê khu đất vàng tại TP.HCM, gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng.

Trong số 9 người bị truy tố cùng với cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, ông Nguyễn Hữu Tín (nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh) bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cáo buộc tội "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai", theo đến khoản 3 Điều 229 BLHS 2015.

Ông Vũ Huy Hoàng - Sputnik Việt Nam
Thời ông Vũ Huy Hoàng: Tiền mồ hôi, nước mắt của dân mà vác ra nước ngoài chơi golf

Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm vào cuối tháng 12/2019, ông Nguyễn Hữu Tín bị TAND TP.HCM tuyên phạt 7 năm tù về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước làm thất thoát và lãng phí ”, liên quan đến việc giao khu đất tại 15 Thi Sách (phường Bến Nghé, quận 1, TP. HCM) cho công ty của Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”).

Còn trong vụ án liên quan đến cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Viện KSND tối cao truy tố cựu Phó Chủ tịch TP.HCM vì bị cáo Nguyễn Hữu Tín biết khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng đã được bố trí cho Sabeco xây dựng khu phức hợp 6 sao, Trung tâm thương mại, Trung tâm Hội nghị, Hội thảo và Cao ốc Văn phòng, không áp dụng đối với các hình thức liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới để thực hiện các dự án theo Quyết định số 86 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo cáo cuộc của VKSND Tối cao, trong trường hợp này, nếu thực hiện đúng quy định của pháp luật đất đai, Sabeco phải thực hiện nghĩa vụ tài chính (nộp tiền) và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi đó, Sabeco mới có quyền sử dụng đất đó để góp vốn vào Sabeco Pearl.

Trong trường hợp Sabeco không thể thực hiện dự án theo quy hoạch thành phố đã phê duyệt, UBND thành phố phải làm thủ tục thu hồi khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng. Sau đó, định giá và tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tuy nhiên, VKSND Tối cao khẳng định, việc bị cáo Nguyễn Hữu Tín vẫn ký các văn bản cho Sabeco Pearl (dù không phải là doanh nghiệp nhà nước) thực hiện nghĩa vụ tài chính, làm chủ đầu tư và thuê đất để thực hiện dự án tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng là trái quy định của pháp luật, không đúng đối tượng, không qua đấu giá.

Theo Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, tại thời điểm bị cáo Tín ký quyết định cho thuê đất nêu trên, khu đất hơn 6.000m2 tại 2-4-6 Hai Bà Trưng có giá trị quyền sử dụng đất hơn 1.000 tỷ đồng. Do đó, VKS cáo buộc ông Tín có hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai.

Bên cạnh đó, tại cơ quan điều tra, bị cáo Nguyễn Hữu Tín thừa nhận hành vi ký quyết định công nhận Sabeco Pearl làm chủ đầu tư và cho công ty này thuê đất là trái quy định của pháp luật.

Ông Vũ Huy Hoàng - Sputnik Việt Nam
Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng "đi nước ngoài như đi chợ"

Bị cáo Nguyễn Hữu Tín là người có kiến ​​thức quản lý Nhà nước về lĩnh vực kinh tế, đất đai - đô thị, từng kinh qua các chức vụ: Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bí thư Quận ủy quận 5. TP.HCM. Năm 2011, bị cáo được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP.HCM phụ trách lĩnh vực quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường.

Tuy nhiên, cựu Phó Chủ tịch TP.HCM khẳng định bản thân không vụ lợi và trong cáo trạng truy tố ông Tín, VKSND Tối cao cũng nêu rõ “Bị cáo không vụ lợi”.

Cáo trạng cũng nêu trong quá trình công tác, bị cáo Nguyễn Hữu Tín đạt nhiều thành tích xuất sắc, được nhận Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba ...

Cáo trạng của VKSND Tối cao nhấn mạnh, đây là những tình tiết giảm nhẹ cần xem xét, áp dụng khi xét xử bị cáo Nguyễn Hữu Tín trong vụ án liên quan đến cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала