TP.HCM và mục tiêu thành trung tâm kinh tế tài chính của châu Á năm 2045

© Depositphotos.com / Phong.tranTP.HCM
TP.HCM - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2045 trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của châu Á. Đồng thời, theo Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, 40.000 USD là mức thu nhập bình quân đầu người hàng năm cần đạt.

Tuy nhiên, thời gian qua, Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM và các cấp ủy đã xử lý 2.849 đảng viên bị kỷ luật trong nhiệm kỳ 2015-2020, đáng chú ý, đã có 270 người bị khai trừ Đảng.

Đảng, Chính phủ, nhân dân cả nước gửi gắm niềm tin vào TP.HCM

Sáng nay ngày 24/9, TP. HCM đã tổ chức Hội nghị lần thứ 49 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa X. Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân chủ trì chương trình họp.

Trong hội nghị lần này, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận về công tác chuẩn bị cho Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM diễn ra giữa tháng 10, cũng như góp ý về định hướng phát triển thành phố đến năm 2045.

Dây chuyền sản xuất bao, túi đựng chuyên dụng của Công ty Kohsei Multipack Việt Nam tại Khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đủ năng lực, sáng tạo và khôn ngoan để vực dậy nền kinh tế hậu Covid-19

Cụ thể, phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các đại biểu dự hội nghị cùng đề ra và xem xét các mục tiêu cụ thể phát triển thành phố giai đoạn năm 2025, 2030 và 2045.

“Bộ Chính trị và Tổng bí thư đã quán triệt một lần nữa về vị trí, trách nhiệm đặc thù của TP.HCM so với cả nước. Nơi đây tiếp tục phải là trung tâm, đầu tàu về kinh tế, khoa học công nghệ, giao lưu văn hóa”, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân phát biểu khai mạc hội nghị.

Theo Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, chỉ còn khoảng hai tuần nữa Đại hội Đảng bộ TP.HCM khai mạc (dự kiến vào ngày 15/10). Vì vậy, cuộc hôm nay hết sức quan trọng. 

Theo ông Nhân, hôm 3/9, Bộ Chính trị đã nghe thành phố báo cáo về quá trình chuẩn bị văn kiện, công tác nhân sự cho đại hội. Bộ Chính trị thống nhất đánh giá cao công tác chuẩn bị văn kiện chu đáo, khoa học và thực tiễn.

© Ảnh : Tiến Lực - TTXVNBí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân phát biểu khai mạc Hội nghị.
TP.HCM và mục tiêu thành trung tâm kinh tế tài chính của châu Á năm 2045 - Sputnik Việt Nam
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân phát biểu khai mạc Hội nghị.

Đồng thời, Bộ Chính trị cũng góp ý cho thành phố nhiều nội dung lớn và sâu sắc. Đặc biệt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu thành phố quán triệt một lần nữa vị trí, trách nhiệm và đặc thù của TP.HCM với cả nước.

“Trong 63 tỉnh thành, chỉ có một địa phương mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng, Chính phủ, nhân dân cả nước gửi gắm niềm tin vào TP.HCM. Do đó, TP.HCM phải phát triển xứng đáng với với niềm tin đó”, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân dẫn lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ.

Bí thư Nhân cho hay, Bộ Chính trị yêu cầu đại hội của TP.HCM phải là đại hội gương mẫu, mẫu mực về tổ chức, chất lượng và kết quả.

“Qua chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, tôi nghĩ thêm một ý, cả nước chúng ta thường xuyên học tập đạo đức, phong cách của Bác, thì với TP.HCM phải thấm sâu hơn, xem như một tài sản đặc thù của người dân thành phố. Lẽ ra chúng ta phải đặt vấn đề này từ trước, thấm nhuần từ trước phải xem như là hành trang tinh thần, chính trị của người dân thành phố”, ông Nhân bày tỏ.

Nhấn mạnh với vinh dự này, người đứng đầu Thành ủy yêu cầu TP.HCM phải hành động vì cả nước, cùng cả nước. Đảng viên phải tiên phong, gương mẫu theo tinh thần Hồ Chí Minh, phải sâu sắc trong công tác xây dựng đảng về tư tưởng đạo đức công chức, cán bộ, công tác cán bộ, công tác mặt trận.

Bí thư Nhân nhấn mạnh Đại hội đại biểu Đảng bộ cần đánh giá toàn diện sự lãnh đạo của Đảng. Cần lưu ý, đại hội không phải hội nghị chuyên đề về phát triển kinh tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu - Sputnik Việt Nam
Lọt top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới: Việt Nam muốn tự chủ

Các đại biểu được yêu cầu tập trung làm rõ phần đánh giá công tác xây dựng Đảng. Bên cạnh đó, cần phân tích những vấn đề về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, tư tưởng, đạo đức, lối sống của đảng viên.

“Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng có vai trò then chốt, quyết định sự thành công của từng địa phương. Trong đó, công tác cán bộ chính là then chốt của then chốt”, Bí thư Nhân nhấn mạnh.

Người đứng đầu Thành ủy TP.HCM cho hay hội nghị sẽ có báo cáo chuyên đề về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong toàn khóa. Việc thanh tra, kiểm tra cần được thực hiện ở cả cấp ủy lẫn chính quyền.

"Chúng ta vẫn nói lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo. Giám sát trong Đảng tốt mà không giám sát hệ thống chính quyền thì chúng ta không hoàn thành nhiệm vụ", Bí thư Nhân quán triệt.

Ông Nhân nhắc lại, TP.HCM là địa phương duy nhất được mang tên Bác, đây là sự gửi gắm của Đảng, Chính phủ, nhân dân cả nước. Do đó, toàn thể đảng viên, cán bộ TP.HCM phải là lực lượng tiên phong, gương mẫu, xứng đáng với sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

TP.HCM là trung tâm kinh tế-tài chính của châu Á năm 2045

Bí thư Thành ủy TP.HCM cũng nêu rõ, qua góp ý của Bộ Chính trị, chúng ta có thể hình dung được tương lai 5 năm, 10 năm tới có nhiều biến động.

“Hợp tác phát triển vẫn là quan hệ chủ đạo của quốc tế, nhưng xung đột gần đây của một số nước lớn có ảnh hưởng đến xu thế này. Những biến động gần đây đòi hỏi chúng ta cần nhìn thẳng vào thực tế, khó khăn sắp tới”, Bí thư TP.HCM lưu ý.

Ông Nhân dẫn chứng cuối năm 2019, khi thành phố bắt đầu làm văn kiện Đại hội Đảng, đã có một số dự báo cho thấy thành phố có thể duy trì tăng trưởng 7,7-7,8%. Tuy nhiên, chỉ sau 3 tháng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, những dự báo trên hoàn toàn “phá sản”.

Bão “Doksuri”  - Sputnik Việt Nam
Kinh tế xanh – giải pháp cho Việt Nam và tất cả các nước Đông Nam Á

Theo ông, thành phố cùng cả nước cần ứng phó với những biến động một cách khôn ngoan. Thời gian sắp tới, các địa phương cần phát huy nội lực, sức mạnh liên kết để tạo nên sức mạnh toàn quốc gia.

“Bên ngoài càng biến động, bên trong càng phải chặt chẽ, phát huy nguồn lực, tiềm năng, ứng xử các biến động trên thế giới một cách khôn ngoan, không để rơi vào vòng chi phối chung của các nước lớn”, Bí thư Nhân khẳng định.

Bên cạnh đó, Bộ Chính trị cũng đã yêu cầu TP.HCM làm sáng tỏ mục tiêu phát triển cho các giai đoạn 2025-2030-2045. Dự thảo báo cáo chính trị nêu rõ, đến năm 2025, TP.HCM cần tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, là động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế phía nam.

“Dự án này tốn hàng nghìn tỷ, quy trình làm khá phức tạp, TP phải tập trung từ nay đến 2021 để thực hiện đấu thầu các dự án, đi vào thực hiện. Đến 2030, trở thành TP dịch vụ công nghiệp hiện đại”, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ.
“Hiện tại, chúng ta đã làm được mục tiêu trên. Tương lai, các địa phương phát triển nhanh hơn nữa, việc duy trì vị thế đầu tàu 5 năm tới là không đơn giản”, Bí thư Nhân nhận định.

Đến năm 2030, thành phố phải trở thành trung tâm tài chính - kinh tế, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á. Lúc này, thu nhập bình quân của người dân thành phố cần đạt mức 12.570 USD, thuộc nhóm thu nhập cao.

Năm 2045, TP.HCM đặt mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của châu Á. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm cần đạt mức 40.000 USD.

2.849 đảng viên bị kỷ luật ở TP.HCM

Phát biểu tại hội nghị, ông Dương Ngọc Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đã trình bày tờ trình hoàn chỉnh dự thảo báo cáo chuyên đề về tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng nhiệm kỳ 2015 – 2020. Theo ông Hải, công tác này nhằm ngăn chặn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ đảng viên.

Vận chuyển container tại hải cảng Việt Nam - Sputnik Việt Nam
World Bank tin kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng cao thứ 5 thế giới

Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, Ban Thường vụ Thành ủy đã tổ chức kiểm tra 156 tổ chức đảng và 43 đảng viên, giám sát 49 tổ chức đảng và 42 đảng viên. Cấp ủy thuộc Đảng bộ TP.HCM thực hiện kiểm tra 11.334 tổ chức đảng, 11.411 đảng viên, giám sát 8.638 tổ chức, 10.585 đảng viên.

Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, Ban Thường vụ Thành ủy và các cấp ủy đã thi hành kỷ luật đối với 46 tổ chức đảng bằng các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giải tán. 2.036 đảng viên đã bị cấp ủy các cấp xem xét xử lý với các hình thức kỷ luật: 1.439 khiển trách, 476 cảnh cáo, 71 cách chức, 50 khai trừ. Bên cạnh đó, đã giải quyết 35 đơn khiếu nại kỷ luật đảng.

Đối với việc thực hiện nhiệm vụ theo điều lệ đảng quy định, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy và Ủy ban Kiểm tra các cấp đã tiến hành công tác kiểm tra 1.496 tổ chức đảng và 3.127 đảng viên. Đảng viên có dấu hiệu vi phạm là cấp ủy viên các cấp được kiểm tra là 1.501 người, trong đó có 1 người là Thành ủy viên.

813 đảng viên đã bị xem xét kỷ luật bằng các hình thức: khiển trách 413, cảnh cáo 165 và cắt chức 15 đảng viên, khai trừ 220 đảng viên.

35 học viên của trường thực tập tại Công ty TNHH May Nam Thái Nguyên, sau khi tốt nghiệp được Công ty tiếp nhận vào làm việc. - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam có triển vọng sáng nhất châu Á?

Về công tác kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và cơ quan tài chính của cấp ủy cùng cấp, đã kiểm tra 1.217 tổ chức đảng, kết luận 12 tổ chức đảng có vi phạm hơn 8,4 tỉ đồng, đã thu nộp hơn 7,5 tỷ đồng, số còn lại giao đơn vị xử lý, hạch toán lại.

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM cho rằng, nhiệm kỳ này, cán bộ đảng viên của Đảng bộ TP HCM đã có sự chuyển biến về nhận thức. Ủy ban Kiểm tra Thành ủy và Ủy ban Kiểm tra cấp ủy các cấp đẩy mạnh kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, tập trung địa bàn, lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng, những vụ việc dư luận quan tâm, có nhiều đơn khiếu nại, tố cáo.

Tuy nhiên, ông Dương Ngọc Hải cũng thừa nhận, công tác kiểm tra, giám sát nhìn chung chưa đủ sức răn đe. Công tác kiểm tra có nơi thực hiện chưa hiệu quả. Việc xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát của một số cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban Kiểm tra cấp ủy các cấp còn dàn trải, thiếu trọng tâm, chất lượng tự kiểm tra còn hạn chế.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала