Ai được ưu tiên tiêm trước vắc-xin Covid-19 ở Việt Nam?

© Ảnh : Huy Hùng - TTXVNHành khách nếu có kết quả lần hai âm tính, sẽ được phép di chuyển về nơi cư trú, tự cách ly đến khi đủ 14 ngày.
Hành khách nếu có kết quả lần hai âm tính, sẽ được phép di chuyển về nơi cư trú, tự cách ly đến khi đủ 14 ngày. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam chi khoảng 1 tỷ USD để nhập khẩu vắc-xin Covid-19 từ ba nước Nga, Anh và Mỹ. Ai sẽ được tiêm trước và giá cả vắc-xin chống coronavirus như thế nào?. Trong khi đó, tại Việt Nam, 4 nhà sản xuất đang chạy đua và đang thử nghiệm trên động vật.

Sáng nay, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm coronavirus mới, tuy nhiên dịch bệnh Covid-19 có khả năng khó kiểm soát hơn, diễn biến phức tạp hơn vào mùa thu – đông. Việt Nam có thể sẽ ghi nhận các trường hợp nhiễm mới từ các ổ dịch cũ hoặc lây nhiễm từ người nhập cảnh, nhất là khi mở lại đường bay quốc tế.

Indonesia ngưỡng mộ sự thành công trong công tác chống Covid-19 của Việt Nam. Quốc gia vạn đảo cũng đánh giá cao viẹc Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh do coronavirus để nhanh chóng phục hồi nền kinh tế với mức tăng trưởng ấn tượng trước sự trầm trồ của nhiều nước trên thế giới.

26 ngày Việt Nam không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng

Theo Bộ Y tế, sáng 28/9, Việt Nam không có trường hợp nào dương tính với coronavirus mới. Như vậy, theo Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống Covid-19, đã 26 ngày Việt Nam không còn ghi nhận ca lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng.

Cảnh sát và cô gái đeo khẩu trang ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 5 ca mắc Covid-19 trở về từ Pháp

Tính đến sáng nay, cả nước có tổng cộng 691 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, số ca mắc nCoV mới tính từ thời điểm dịch tái bùng phát ở Đà Nẵng hôm 25/7 đến nay là 551 trường hợp.

Trong nước, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát thành công dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cho biết, thời gian vừa qua đã có tình trạng chủ quan, lơ là của người dân trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như không đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tụ tập ăn uống, vui chơi đông người.

Đồng thời, còn có thêm một lý do để không thể chủ quan với dịch bệnh hiện nay, đó chính là, theo nhiều chuyên gia, dịch bệnh Covid-19 có thể diễn biến phức tạp hơn vào mùa thu – đông.

© Ảnh : Huy Hùng - TTXVNHành khách đợi làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam.
Ai được ưu tiên tiêm trước vắc-xin Covid-19 ở Việt Nam? - Sputnik Việt Nam
Hành khách đợi làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam.

Trước đó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) TS. Đặng Quang tấn thông tin cho hay, trong thời gian tới Việt Nam có thể ghi nhận các trường hợp mắc mới từ các ổ dịch cũ hoặc lây nhiễm từ trường hợp nhập cảnh, đặc biệt khi mở lại các đường bay thương mại quốc tế.

“Trong khi đó, các chuyên gia cũng nhận định công tác phòng, chống dịch sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi mùa đông sắp đến, điều kiện thời tiết thuận lợi cho virus corona phát triển, lây lan”, TS. Đặng Quang Tấn cho hay.

Về tình hình điều trị, Tiểu Ban Điều trị cho biết, Việt Nam đã chữa khỏi cho 999/1.074 bệnh nhân nCoV (trên 93% tổng số ca bệnh).

Tại các cơ sở y tế, hiện có ba trường hợp đã âm tính lần đầu, 4 người đã ít nhất hai lần âm tính với coronavirus và 12 trường hợp không còn dương tính với SARS-CoV-2 từ ba lần trở lên. Cũng như trước đó Tiểu ban Điều trị thông báo, Việt Nam hiện đã không còn ca bệnh Covid-19 nặng. Số bệnh nhân nCoV tử vong của cả nước vẫn là 35 người.

Việt Nam hiện đang thực hiện cách ly cho 16.829 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch, trong đó cách ly tại bệnh viện là 272 trường hợp, tại các cơ sở cách ly tập trung là 10.995 người, tại nhà, nơi lưu trú là 5/562 người.

Bộ Y tế hiện vẫn chỉ đạo các địa phương xây dựng các phương án tổ chức cách ly, lấy mẫu, xét nghiệm SARS-CoV-2 và cách ly theo dõi sức khỏe phù hợp đối với nhóm đối tượng nhập cảnh khi mở lại các đường bay thương mại quốc tế. Đồng thời, yêu cầu người dân thực hiện nghiêm khuyến cáo “5K” - khẩu trang- khử khuẩn- khoảng cách- không tụ tập- khai báo y tế.

Vắc-xin Covid-19 tại Việt Nam: Ai sẽ được tiêm trước, ai trả tiền?

Theo thông tin từ Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao đổi với Tuổi trẻ ngày 27/9, hiện Việt Nam đang có 2 nguồn vắc xin ngừa Covid-19 chính. Nguồn thứ nhất là vắc xin nội địa với 4 nhà sản xuất đang chạy đua và đều đang ở giai đoạn thử nghiệm trên động vật.

Nhân viên y tế mặc quần áo bảo hộ kiểm tra thân nhiệt của một người ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đã điều trị khỏi 999 bệnh nhân Covid-19

Hiện nay, Việt Nam có bốn đơn vị đang nghiên cứu vaccine Covid-19 gồm Vabiotech, Polyvac, Ivac, Nanogen. Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đánh giá các đơn vị này đang có “triển vọng rất tích cực”. Quy trình thử nghiệm vắc-xin ở Việt Nam trước khi đưa vào sử dụng phải tuân thủ những quy định chặt chẽ và đòi hỏi thời gian. Dự kiến cuối năm 2021 ra mắt chế phẩm chống SARS-CoV-2.

Nguồn thứ 2 là vắc xin nhập khẩu, với 3 nguồn chính và Việt Nam đều đã đặt hàng, nhận được cam kết sẽ được cung cấp sớm, với giá ưu đãi dành cho nước đang phát triển (khoảng 10 USD/liều tiêm 2 mũi). Thứ trưởng Thuấn cho hay, Việt Nam đã đặt mua vắc-xin chống coronavirus của ba nước là Nga, Anh và Mỹ.

Trước đó, ngày 21/9 Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết Việt Nam đang nỗ lực mua và sản xuất vắc-xin Covid-19. Việc cung cấp vắc-xin phụ thuộc vào tiến độ thực hiện các thử nghiệm lâm sàng của nhà sản xuất.

Trong số 4 nhà sản xuất vắc xin trong nước, có Công ty TNHH MTV Vắc xin và sinh phẩm số 1 (Vabiotech). Đơn vị này đã phối hợp cùng Đại học Bristol, Anh quốc, tham gia phát triển vắc xin này từ rất sớm.

Chủ tịch Vabiotech Đỗ Tuấn Đạt cho biết vắc xin ngừa Covid-19 của nhóm nghiên cứu thuộc công ty đã được thử nghiệm trên chuột nhắt về tính sinh miễn dịch, thử độc tính, dò liều, khả năng bảo vệ…

Tất cả đều cho kết quả có triển vọng. Hiện nhóm đang triển khai tiếp trên chuột Hamster, nếu đúng như kế hoạch, thì đến năm 2021 có thể tiêm thử nghiệm vắc xin của Vabiotech trên người.

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ giải trình tại kỳ họp sáng 7/12. - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch TP Đà Nẵng cảm ơn người dân, các đơn vị chức năng đã chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19

Mặc dù vậy, có một khó khăn đặt ra làm cho quá trình thử nghiệm, nghiên cứu vắc-xin ngừa Covid-19 tại Việt Nam bị chậm. Khó khăn đó chính là Việt Nam chưa có khả năng đánh giá hiệu quả bảo vệ của vắc-xin trên động vật lớn, cụ thể là trên linh trưởng (khỉ).

Ở thời điểm này, trên thế giới cũng chỉ có một số trung tâm thực hiện được việc này nhưng các trung tâm đều đang rất bận rộn, bởi lý do hiện đang có chừng 200 công ty toàn thế giới tham gia phát triển vắc xin ngừa Covid-19. Trong số đó, có 4 công ty Việt Nam.

Do đó, trong bối cảnh này, ưu tiên trước mắt sẽ là nhập khẩu vắc-xin ngoại trong lúc chờ đợi vắc xin "hàng nội". Dự kiến, sẽ cần nguồn ngân sách khoảng 1 tỷ USD để mua vắc xin cho 95 triệu dân Việt Nam, với mức chi phí “ưu đãi”.

Bộ Y tế cho biết, chủ trương của nhà nước là mua đủ vắc xin ngừa Covid-19 cho toàn dân. Tuy nhiên trong bối cảnh thiếu hụt về nguồn cung, sẽ ưu tiên tiêm trước cho những người nguy cơ cao nhất, dễ bị lây nhiễm nhất (nhân viên y tế, người làm việc tại khu vực nguy cơ cao...), và những người nếu nhiễm covid-19 sẽ dễ có biến chuyển nặng (người già, người bệnh mãn tính...) trước.

Hiện chưa biết sẽ tính toán như thế nào với chi phí 1 tỷ USD này, ai phải chi trả phí tiêm chủng, nhưng rất có thể sẽ được tính theo hướng “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Việt Nam là nước có nền công nghiệp sản xuất vắc xin

Cũng trong tháng 8 vừa qua, đoàn công tác của Bộ Y tế đã đến tham quan dây chuyền sản xuất vắc-xin của 1 trong 4 đơn vị đang nghiên cứu sản xuất vắc-xin ngừa Covid-19. Bộ Y tế nhận định nhóm nghiên cứu đang sử dụng những công nghệ mới nhất, tương đương ở nước ngoài.

Những người tại sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thực hiện bước thử nghiệm chung sống với COVID-19

Đối với IVAC (Viện Vắc-xin và sinh phẩm y tế Nha Trang) hay Vabiotech là các đơn vị chuyên sản xuất vắc xin, việc thử nghiệm trên động vật đều đã trải qua 3-4 vòng. Hồi tháng 7, IVAC cũng đã gửi mẫu vắc-xin ngừa COVID-19 đi Mỹ để đánh giá...

Việt Nam là nước có nền công nghiệp sản xuất vắc-xin. Hiện tại, vắc-xin đang sử dụng trong tiêm chủng mở rộng như vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản, vắc-xin ngừa viêm gan B, vắc xin sởi, vắc xin kết hợp sởi - rubella... đều là các vắc xin nội địa

Ông Đỗ Tuấn Đạt rất thận trọng khi nói về triển vọng sớm có vắc-xin ngừa Covid-19 "made in Việt Nam", nhưng ông bày tỏ hi vọng về dự án này. Đây cũng là lần đầu tiên có một quỹ đầu tư tham gia cấp vốn cho phát triển vắc xin ở Việt Nam.

"Bộ Y tế đang tìm cách tháo gỡ những khó khăn về thử nghiệm vắc-xin trên linh trưởng, lý do đang làm chậm tiến độ nghiên cứu vắc-xin ngừa Covid-19 ở Việt Nam", đây là thông tin từ Bộ Y tế.

Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể nhận chuyển giao công nghệ để sản xuất vắc-xin này tại Việt Nam, ngay sau khi vắc-xin này được công nhận trên thế giới.

Indonesia ngưỡng mộ sự thành công trong công tác chống Covid-19 của Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có khả năng kiểm soát sự lây lan của ca bệnh covid-19 tốt nhất. Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Ibnu Hadi nhìn nhận thế nào về động thái vượt qua đại dịch của Việt Nam?

Ngay sau khi các công dân ổn định chỗ nghỉ, các bác sỹ lên từng phòng để đo thân nhiệt và lấy thông tin của từng người. - Sputnik Việt Nam
Bệnh nhân số 17, sự vô ơn và thông tin sai về thành tựu chống Covid-19 của Việt Nam

Theo Đại sứ Indonesia tại Việt Nam, Ibnu Hadi chia sẻ trên CNBC Indonesia, thành công của Việt Nam trong việc giảm tỷ lệ các trường hợp nhiễm corona trong đợt dịch thứ hai tái bùng phát ở Đà Nẵng không thể tách rời việc thực hiện quyết sách của chính phủ toàn diện cùng với sự ủng hộ của người dân đối với những quyết định giãn cách xã hội trên toàn quốc.

Trả lời cho câu hỏi bí quyết thành công của Việt Nam trong việc giảm số lượng ca lây nhiễm Covid-19 là gì? Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Ibnu Hadi cho rằng, chìa khóa thành công của Việt Nam là việc ra quyết định nhanh chóng từ lãnh đạo Chính phủ, cấp Trung ương và được mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội nghiêm túc thực hiện.

“Thực ra, điểm cốt yếu dẫn đến thành công mà Chính phủ Việt Nam thực hiện gần giống như làn sóng dịch bệnh đầu tiên. Khi dịch bệnh Covid-19 lần đầu xuất hiện, Chính phủ Việt Nam đã ngay lập tức ra quyết định nhanh chóng và triển khai một cách toàn diện, kịp thời", Đại sứ nhấn mạnh.

Theo ông  Ibnu Hadi, Chính phủ Việt Nam đang thực hiện chính sách kiểm soát dịch tốt đó là kêu gọi giãn cách xã hội, đối với làn sóng dịch bệnh thứ hai cũng tương tự. Chỉ khác là Việt Nam không áp dụng trên toàn quốc, mà chỉ theo từng tỉnh cụ thể, trong đó có cả thủ đô Hà Nội và thành phố lớn nhất cả nước là TP. HCM.

Trong khi, đại dịch Covid-19 đã tấn công và “hạ gục” rất nhiều nền kinh tế trên thế giới, và nền kinh tế của Việt Nam cũng không thoát khỏi vòng xoáy này. Tuy nhiên, trong lúc các nền kinh tế đang bị tổn thương nghiêm trọng, thậm chí nhiều quốc gia chính thức bước vào giai đoạn suy thoái, nền kinh tế Việt Nam lại chứng tỏ khả năng chống chịu tuyệt vời với mức tăng trưởng dương đáng ngưỡng mộ. Việt Nam và Trung Quốc cũng là hai quốc gia được dự báo có mức tăng trưởng khả quan nhất trong khu vực.

Kiểm tra coronavirus. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tiếp tục không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19

Đại sứ Ibnu Hadi cũng dẫn số liệu thống kê cho thấy, quý I/2020, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng ở mức 3,82%. Trong khi đó, trong quý II/2020 là giai đoạn đại dịch bùng phát mạnh nhất tại Việt Nam, nhưng kinh tế nước này vẫn tăng trưởng ở mức dương, cụ thể là 0,36%.

“Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2020 xuống còn từ 2-2,5% do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng đây vẫn là mức tăng trưởng kinh tế tương đối cao so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á mà Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được”, Đại sứ Hadi nhấn mạnh.
“Chính phủ Việt Nam đã sớm đưa ra những quyết sách đúng đắn để giảm thiểu các tác động tiêu cực do dịch bệnh gây ra và giúp cho nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng tích cực, ấn tượng”, vị chuyên gia chỉ rõ.

Đại sứ Ibnu Hadi cho rằng để làm tốt và có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh, tất cả hệ thống chính trị của Việt Nam đã vào cuộc, các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương phối hợp thực hiện đồng bộ và nhịp nhàng. Bên cạnh đó, người dân có tính kỷ luật cao, chấp hành tốt mọi quy định của chính phủ.

“Tất cả những yếu tố trên đã tạo ra sức mạnh tổng hợp giúp cho Việt Nam thành công trong việc kiểm soát dịch Covid-19”, Đại sứ Hadi nhấn mạnh.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала