Ông Nguyễn Thanh Nghị là ví dụ: Vì sao nhiều Bí thư tỉnh được điều về Trung ương?

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamNguyễn Thanh Nghị
Nguyễn Thanh Nghị  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mới đây, con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – ông Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, được điều về Trung ương làm Thứ trưởng Bộ Xây Dựng. Trước ông Nghị, cũng đã có nhiều lãnh đạo tỉnh được điều động về làm Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Vì sao nhiều Bí thư, lãnh đạo tỉnh được điều về Trung ương?

Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc, trường hợp như Bí thư Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị hay các quyết định điều động nhiều bí thư tỉnh ủy làm thứ trưởng khác là “nhằm sử dụng hiệu quả cán bộ lãnh đạo ở địa phương”. Đây là quá trình chuẩn bị đội hình nhân sự chủ chốt tốt nhất cho khóa mới.

Việt Nam điều động nhiều lãnh đạo địa phương về Trung ương làm Thứ trưởng

Tại Việt Nam, công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII nhằm chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đang thu hút sự chú ý rất lớn từ dư luận.

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu nhậm chức.  - Sputnik Việt Nam
Bãi nhiệm ông Nguyễn Đức Chung, Tân Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh hứa gì với dân?

Từ việc điều Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh về làm lãnh đạo UBND TP. Hà Nội thay cho ông Nguyễn Đức Chung đã bị bắt tạm giam để điều tra, đến hàng loạt quyết định bổ nhiệm. điều động Bí thư, lãnh đạo tỉnh, địa phương về Trung ương làm Thứ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng tại các cơ quan ngang Bộ đều là nhằm chuẩn bị nhân sự tốt nhất cho nhiệm kỳ sắp tới.

Chỉ tính từ tháng 7/2020 đến nay, nhân sự cấp cao của Việt Nam có nhiều biến động với việc điều động, bổ nhiệm hàng loạt Bí thư tỉnh ủy làm Thứ trưởng các Bộ. Đáng chú ý, hầu hết lãnh đạo tỉnh, thành, địa phương được điều động nhận nhiệm vụ mới trước thềm Đại hội Đảng bộ ở địa phương diễn ra.

Điều này cũng là hợp lý theo Kế hoạch 11, gọi tắt là về xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược cho nhiệm kỳ Đại hội XIII (2021-2026) hay sau đó là Quy định 90 về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (Quy định 90 đến tháng 1/2020 được Bộ Chính trị bổ sung, chi tiết hơn thành Quy định 214 cùng tên).

Hay gần đây nhất, việc Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị (sinh năm 1976) được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định 1518 điều động, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng. Con trai nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng là Tiến sĩ khoa học Kỹ thuật Xây dựng và cũng từng đảm trách vị trí Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Hay như trường hợp của Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Văn Sơn (sinh năm 1961) được điều về Trung ương giữ chức Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ theo quyết định số 1519 của Thủ tướng.

Nguyễn Thanh Nghị - Sputnik Việt Nam
Vì sao ông Nguyễn Thanh Nghị vẫn sẽ điều hành Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang?

Các trường hợp liên quan đến điều động nhân sự lãnh đạo tỉnh, thành, địa phương về Trung ương như của Bí thư Đồng Tháp Lê Minh Hoan được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (theo quyết định 1433 của Thủ tướng), Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm (tại quyết định 1085) giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Hay như Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà (sinh 1964) được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ là những vụ việc rất điển hình, gây chú ý dư luận về công tác cán bộ.

Chỉ tính riêng trong hơn 3 tháng (từ tháng 7/2020 đến thời điểm này), có 5 Bí thư Tỉnh ủy được điều động, bổ nhiệm làm Thứ trưởng các bộ, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Điểm chung của những trường hợp trên đó là hầu hết các lãnh đạo tỉnh, địa phương đều được điều động trước khi diễn ra đại hội Đảng bộ tại địa phương hướng tới Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XIII sắp tới.

Vì sao nhiều Bí thư tỉnh về Trung ương làm Thứ trưởng?

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc vừa có những trao đổi liên quan đến việc vừa qua nhiều Bí thư Tỉnh ủy được điều động về Trung ương làm Thứ trưởng.

Thiếu tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn, Chánh Văn phòng Bộ Công an phát biểu.  - Sputnik Việt Nam
Bộ Công an nói về việc có tới 9 Thứ trưởng và Đại hội Đại biểu Đảng bộ Công an Trung ương

Đánh giá về công tác nhân sự, những quyết định điều động, luân chuyển, bổ nhiệm vừa qua, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc nhấn mạnh trong cuộc trao đổi trên Zing rằng một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc này là “rà soát lại nhân sự của các địa phương”.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc phân tích từ thực tế điều động cán bộ vừa qua nêu quan điểm rằng, ở địa phương, có những Bí thư tỉnh ủy gần đến 60 tuổi, có nhiều kinh nghiệm, thực tiễn làm việc tốt, sẽ có những đóng góp phù hợp và có giá trị với vị trí được bổ nhiệm mới.

Theo ông Thang Văn Phúc, minh chứng rõ nhất như Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan. Cuối tháng 9/2020 vừa qua, ông Hoan được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điều động, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT).

Vị chuyên gia đánh giá, Bí thư Đồng Tháp Lê Minh Hoan, Tân Thứ trưởng Bộ NN&PTNT thực tế là lãnh đạo rất năng nổ, nhiều sáng kiến, gắn bó với nông nghiệp, nên đã được điều động làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp.

“Với một người tâm huyết, trách nhiệm, sâu sát như vậy thì nên điều động họ để có thể sử dụng tốt cán bộ”, nguyên Thứ trưởng Nội vụ Thang Văn khẳng định.

Đồng chí Thang Văn Phúc cũng nhấn mạnh đây là chủ trương đã được thực hiện nhiều năm, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, nhằm nâng cao chất lượng nhân sự lãnh đạo cấp cao, đóng góp tốt nhất cho sự phát triển chung của Bộ, Ngành, cơ quan, đất nước thì cần tiếp tục phát huy nhằm huy động, sử dụng được đội ngũ cán bộ chủ chốt, những người có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo, thực tiễn ở địa phương.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trình bày Tờ trình. - Sputnik Việt Nam
Sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền: Vì sao Việt Nam nhiều Thứ trưởng?

Nguyên Thứ trưởng Thang Văn Phúc khẳng định, điều quan trọng nhất là sử dụng hiệu quả những cán bộ đã có quy hoạch, đã trưởng thành và có kinh nghiệm thực tiễn ở các vị trí.

“Nếu không tận dụng được đội ngũ cán bộ này sẽ là một lãng phí rất lớn. Thậm chí, đó có thể là thiệt thòi cho Đảng và Nhà nước. Phương án tối ưu là bố trí, điều động họ vào những vị trí phù hợp, sau đó sẽ căn cứ tình hình để sắp xếp”, vị chuyên gia nêu quan điểm.

Đồng chí Thang Văn Phúc cho rằng, với người có kinh nghiệm, kiến thức lại không có điều tiếng gì thì việc có thể cống hiến cho Đảng, cho đất nước, cho nhân dân dù là được thêm một ngày cũng tốt.

“Chúng ta cần có chủ trương này vì không thể có ngay một đội ngũ cán bộ trẻ mà dày dạn kinh nghiệm. Đó cũng là lý do cơ cấu Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII được thiết kế 3 độ tuổi”, ông Thang Văn Phúc bày tỏ.

Trẻ hóa cán bộ nhưng không cực đoan cứ đến tuổi là phải nghỉ hưu

Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, việc điều động cán bộ, dù vẫn còn đủ điều kiện tái cử Trung ương Đảng, là để tạo điều kiện trẻ hoá lãnh đạo các địa phương.

“Công tác này đồng thời phát huy tối đa kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ ở các lĩnh vực có am hiểu sâu khi về Trung ương, tạo nguồn cán bộ cấp chiến lược khi cần bố trí, sử dụng”, đồng chí Thang Văn Phúc cho biết.

Đồng chí Lê Vĩnh Tân, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu tại hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân lên tiếng về việc nhiều cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi
Vào giai đoạn, khi còn công tác trên cương vị Thứ trưởng Bộ Nội vụ, ông Thang Văn Phúc cho biết từng nhiều lần kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm phải có phương pháp và cách thức huy động, sử dụng đội ngũ cán bộ đến tuổi nghỉ hưu. Theo ông Phúc, các cán bộ giàu kinh nghiệm, nắm bắt thực tiễn có thể tiếp tục tham gia cống hiến cho một số công việc đặc thù của ngành, lĩnh vực và đất nước.

“Không nên cực đoan cứ đến tuổi là nghỉ hưu”, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh.

Trước đó, tại phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ngày 14/5/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, về việc Trung ương khóa mới có 3 độ tuổi.

Cụ thể, Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII cần có 3 độ tuổi (dưới 50, 50 - 60 và từ 61 tuổi trở lên). Trường hợp đặc biệt nào cần phải cơ cấu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngoài độ tuổi theo quy định thì Bộ Chính trị cân nhắc, trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định việc đề cử với Đại hội Đảng.

Có thể thấy, tại Việt Nam, việc cơ cấu độ tuổi hợp lý sẽ bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, đủ sức lãnh đạo đất nước. Đảm bảo được tính kế thừa và phát triển, đảm bảo được sức chiến đấu, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng.

Việt Nam đang chuẩn bị đội hình nhân sự chủ chốt tốt nhất cho khóa mới?

Đặc biệt, bàn về công tác nhân sự, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc đánh giá, với điều kiện của Việt Nam hiện nay, “60 tuổi vẫn còn sung sức, khỏe mạnh”.

Bộ trưởng Bộ nội vụ Lê Vĩnh Tân - Sputnik Việt Nam
Không để hạ cánh an toàn: Bộ Nội vụ đề xuất 4 mức xử lý kỷ luật cán bộ nghỉ hưu

Ông Phúc cho rằng, với đội ngũ cán bộ cấp chiến lược là những người có tài năng, có bản lĩnh rất cần thiết được huy động, sử dụng, bởi họ cũng luôn mong muốn phục vụ cho sự phát triển của ngành, của địa phương và của đất nước.

Đánh giá khái quát, nguyên Thứ trưởng Thang Văn Phúc cho rằng việc điều động, luân chuyển cán bộ như hiện nay là “bước chuyển tích cực cho công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIII”.

Về vấn đề này, nguyên Phó ban Tổ chức Trung ương Lê Quang Thưởng cũng đánh giá đây là việc bình thường trong công tác cán bộ.

Trong trường hợp của một bí thư tỉnh ủy khi đã hết nhiệm kỳ, theo đồng chí Lê Quang Thưởng sẽ có 3 phương án. Một là nếu đủ tuổi tái cử ở địa phương thì sẽ làm tiếp, hai là được điều động đảm nhiệm vị trí khác phù hợp, và ba là nghỉ hưu.

Tuy nhiên, theo nguyên Phó ban Tổ chức Trung ương, trong những năm gần đây, thường những người không đủ tuổi tái cử sẽ được điều động đảm nhiệm công việc khác, “vì nếu cho họ nghỉ hưu ngay sẽ là lãng phí nguồn nhân lực tốt”.

“Cụ thể vừa qua, với nhiều trường hợp bí thư tỉnh ủy được điều động làm thứ trưởng. Nếu người nào còn tuổi, uy tín tốt, tương lai có thể tiếp tục được quy hoạch làm bộ trưởng. Nhưng không phải tất cả như vậy, mà cũng có người sẽ giữ cương vị thứ trưởng đến khi nghỉ hưu”, đồng chí Lê Quang Thưởng nhận định.

Về vấn đề này, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc cũng cho rằng việc này còn phụ thuộc vào công tác sắp xếp, bố trí nhân sự sau Đại hội XIII.

“Nhưng rất có thể, những người được điều động làm thứ trưởng trước đại hội sẽ là một nguồn để bổ nhiệm ở vị trí cao hơn sau đại hội”, ông Phúc cho hay.

Vị chuyên gia lý giải rằng vì thực tế có những người được huy động làm việc đến 65 tuổi, đặc biệt còn trên 65 tuổi.

Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai - Sputnik Việt Nam
Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh nghỉ hưu sau khi bị Ban Bí thư kỷ luật

Đặc biệt, theo nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, công tác nhân sự giờ làm rất kỹ, có tính toán chi tiết.

“Việc điều động Bí thư Tỉnh ủy về làm Thứ trưởng đều tính đến việc người đó từng có kinh nghiệm hoặc gắn bó với vị trí mới. Như Bí thư Đồng Tháp Lê Minh Hoan rất am hiểu lĩnh vực nông nghiệp đã được điều động làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp, Bí thư Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị từng có thời gian làm Thứ trưởng Bộ xây dựng, nay được điều động về cơ quan cũ”, ông Phúc cho rằng những quyết định điều động nhân sự này cũng là hợp lý.

Bên cạnh đó, theo nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc, việc điều động nhân sự đều tính tới từng yếu tố.

Đồng thời, vị chuyên gia nhận định, đây là quá trình để có đội hình nhân sự chủ chốt tốt nhất cho nhiệm kỳ mới.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала