Bộ trưởng Thể xin “rút kinh nghiệm”, tàu Cát Linh – Hà Đông sẽ chạy thật trước Đại hội 13?

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNBộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể phát biểu giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội nêu.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể phát biểu giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội nêu. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trả lời tại Nghị trường Quốc hội về các dự án đô thị đường sắt trên cao điển hình như Cát Linh – Hà Đông, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nhiều lần “xin rút kinh nghiệm” và “hứa” đường sắt đô thị sẽ không tiếp tục bị đội vốn, chậm tiến độ.

Trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cam kết vận hành tàu Cát Linh – Hà Đông trước Đại hội 13 của Đảng.

Trong khi đó, ĐBQH Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) kiến nghị xem xét mô hình cho tư nhân tham gia làm đường sắt đô thị giảm bớt gánh nặng ngân sách và sự phụ thuộc vào vốn OAD như ở Tokyo, Nhật Bản.

Nhiều dự án hàng chục tỷ USD nhiều lần chậm tiến độ

Sáng nay, ngày 3/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại nghị trường về tình hình kinh tế - xã hội năm 2020, giai đoạn 2016-2021 của Việt Nam.

Năm đoàn tàu của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã tiến hành chạy thử toàn tuyến. - Sputnik Việt Nam
Đại sứ Trung Quốc nói cố gắng, liệu tàu Cát Linh - Hà Đông có chạy trước Đại hội 13?

Trong phiên thảo luận này, thành viên Chính phủ sẽ có phát biểu giải trình làm rõ một số nội dung được các Đại biểu Quốc hội chất vấn. Có nhiều vấn đề được bao quát như an ninh nguồn nước, quản lý an toàn hồ đập và phát triển điện lực, báo cáo kết quả ba năm thực hiện nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, còn có hàng loạt nhóm vấn đề khác cần thảo luận như kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016 -2020, phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn, kết quả thực hiện nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.

Cùng với đó Quốc hội cũng sẽ thảo luận việc dự kiến mục tiêu chủ yếu và một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và các kế hoạch đầu tư công trung hạn, tài chính 5 năm quốc gia, giai đoạn 2021-2025.

Vấn đề tiếp theo cũng được xem xét là chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án hồ chứa nước sông Than (tỉnh Ninh Thuận), dự án hồ chứa nước Bản Mồng (tỉnh Nghệ An).

Một trong những vấn đề làm nóng nghị trường trong phiên họp sáng nay liên quan đến “bảo tàng kinh nghiệm” – dự án đội vốn, chậm tiến độ, gây nhức nhối trong dư luận xã hội những năm qua, sau nhiều đời Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) vẫn chưa thể giải quyết xong đó là dự án đường sắt đô thị trên cao Cát Linh – Hà Đông.

Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông. - Sputnik Việt Nam
Nhát dao chém vào lòng dân: Bí thư Hà Nội lên tiếng về đường sắt Cát Linh–Hà Đông

Theo đó, phát biểu tại Hội trường, Đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) đề cập vấn đề phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM.

Theo Đại biểu Phi Thường, TP.HCM và Hà Nội hiện nay đang đô thị hóa mạnh mẽ, phát triển bùng nổ, trở thành những siêu đô thị trên 10 triệu dân, tăng dân số cơ học bình quân mỗi năm khoảng 200.000 người, gây áp lực lớn lên hệ thống hạ tầng cơ sở vốn đã quá tải, đặc biệt là hạ tầng giao thông.

Theo ông Thường, hệ lụy là ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, giảm phát triển kinh tế và là điểm nghẽn về phát triển bền vững của hai thành phố.

ĐBQH dẫn chứng như ở TP.HCM, ước tính mức thiệt hại mỗi năm từ ùn tắc giao thông là 6 tỷ USD – tương đương 13% GRDP của thành phố.

Theo vị đại biểu, hiện nay việc tập trung xây dựng đường sắt đô thị được coi là giải pháp cứu cánh để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, mang tính then chốt của cả hai thành phố - TP. Hà Nội và TP.HCM.

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNĐại biểu Quốc hội TP. Hà Nội Nguyễn Phi Thường phát biểu ý kiến .
Bộ trưởng Thể xin “rút kinh nghiệm”, tàu Cát Linh – Hà Đông sẽ chạy thật trước Đại hội 13? - Sputnik Việt Nam
Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội Nguyễn Phi Thường phát biểu ý kiến .

Theo đó, với 8 dự án đang được thực hiện ở 2 thành phố, tổng mức đầu tư cho 224km đường sắt đô thị tại TP.HCM khoảng 25 tỷ USD, Hà Nội 318km với tổng mức đầu tư 30 tỷ USD.

“Hiện có một số tuyến đã và đang được triển khai ở các giai đoạn khác nhau”, ĐBQH Nguyễn Phi Thường nói.

Đại biểu Nguyễn Phi Thường cũng khẳng định, phát triển đường sắt đô thị là xu thế tất yếu và rất cấp bách tại Hà Nội và TP.HCM, nhưng triển khai có nhiều vấn đề.

“Mẫu số chung”, theo ông Thường- các dự án đều có tổng mức đầu tư rất lớn – toàn tỷ đô - nhưng lại chậm tiến độ nhiều lần, liên tục “đội” vốn, gây bức xúc trong dư luận như: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - ga Hà Nội, Bến Thành - Tham Lương, Bến Thành - Suối Tiên.

Vị Đại biểu đề nghị rằng, các cơ quan có thẩm quyền cần khẩn trương tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm để các dự án ngay tiếp sau không lặp lại tình trạng như các dự án này.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông còn 1% khối lượng công việc chưa hoàn thành. - Sputnik Việt Nam
Chạy thử tàu Cát Linh–Hà Đông: Không thanh toán 50 triệu USD cho Tổng thầu Trung Quốc

Ông Thường cũng đề cập ba vấn đề - quy hoạch đô thị, giao thông đô thị, đường sắt đô thị. Vị ĐBQH cho rằng đô thị của Hà Nội và TP.HCM hiện nay đều không được thiết kế theo định hướng giao thông công cộng, phát triển chủ yếu theo quy luật kinh tế. Tính linh hoạt, tự do cá nhân được đặt lên trên với mật độ đường rất thấp.

“TP.HCM khoảng 2,1/km2 và Hà Nội khoảng 3km/km2, rất xa so với mức lý tưởng 10km/km2, thiếu không gian đi bộ và nhiều khu phát triển tự phát”, ông Nguyễn Phi Thường nêu rõ, đồng thời nhấn mạnh “bộ ba”rất đặc biệt là cảnh quan nhà phố, kinh tế vỉa hè và văn hóa xe máy có thể coi là khá đặc trưng của đô thị Việt Nam.

Xe máy vẫn là đối thủ cạnh tranh của đường sắt đô thị tại Việt Nam

Theo vị Đại biểu đoàn Hà Nội, hiện nay xe máy vẫn đang duy trì vị trí độc tôn trong giao thông đô thị và hứa hẹn tiếp tục là đối thủ cạnh tranh cực mạnh của đường sắt đô thị.

“Hiện nay các dự án đường sắt đô thị mới chỉ chú ý về tính khả thi, tài chính, kỹ thuật, ít chú ý tới sự liên kết phát triển không gian đô thị. Vì vậy, các dự án đường sắt đô thị dường như chỉ là một hệ thống nhập khẩu, là phép cộng thuần tuý cho một loại hình giao thông mới”, vị ĐBQH thẳng thắn.

Ông Thường cho rằng để đường sắt đô thị tồn tại và phát triển đúng nghĩa phải tiện dụng, kết nối thuận lợi, thu hút người đi. Đặc biệt là chú trọng sự hài hòa tiện lợi với các cơ sở hạ tầng xung quanh bán kinh 500-800m.

“Phần quan trọng khác là các tiện ích xung quanh như bãi gửi xe cá nhân, chung cư, cao ốc, văn phòng. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng đường sắt đô thị phải gắn với tái cấu trúc không gian đô thị, "đo ni đóng giày" cho từng tuyến”, ông Thường nhấn mạnh.
“Quốc hội, Chính phủ cần có chính sách đầu tư đường sắt đô thị gắn với tái cấu trúc đô thị như phát triển hai bên bờ sông Hồng (Hà Nội) và sông Sài Gòn (TP HCM)”, vị đại biểu đề nghị.

Cùng đó, đại biểu Thường cũng nêu ý kiến về việc lựa chọn, chỉ định thầu các dự án đường sắt đô thị. Khi ký hợp đồng với các nhà thầu cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện như giải phóng mặt bằng, nhất là hợp đồng EPC, vì nếu chưa chốt được giá trị ngay từ đầu mà chỉ tạm tính thì sẽ rất rắc rối sau này.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy thử từ 20/9. - Sputnik Việt Nam
Dự án Cát Linh-Hà Đông chưa chạy thật, Tổng thầu Trung Quốc đòi gấp Việt Nam 50 triệu USD?

Hiện nay mỗi tuyến đường sắt đô thị do một nhà thầu với công nghệ khác nhau triển khai. Việt Nam cần sớm yêu cầu chuyển giao và làm chủ công nghệ xây dựng đường sắt đô thị, nghiên cứu mô hình chính sách phát triển đường sắt đô thị tư nhân như Nhật Bản.

Đối với dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, ông Nguyễn Phi Thường mong muốn Quốc hội, Chính phủ cùng tháo gỡ các vướng mắc để cuối năm nay vận hành, “không để lỡ hẹn lần thứ 9 với nhân dân.

“Cần đánh giá, rút kinh nghiệm về việc vay ODA xây dựng đường sắt đô thị, thận trọng với các điều kiện vay. Và việc đầu tư đường sắt đô thị chỉ hiệu quả khi xây toàn tuyến chứ không phải một đoạn tuyến”, ông Thường nêu rõ và đề nghị có thể xem xét triển khai mô hình đường sắt đô thị tư nhân như ở thủ đô Tokyo Nhật Bản để các nhà đầu tư tư nhân có thể tham gia làm.

Vụ đường sắt đô thị, Bộ trưởng Thể “rút kinh nghiệm sâu sắc”

Trả lời tại Nghị trường sáng nay, ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã phải nhiều lần lên tiếng “xin rút kinh nghiệm”.

đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Tuyến Cát Linh-Hà Đông: Việt Nam đã trả số tiền lớn cho Tổng thầu EPC Trung Quốc

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, Xây dựng cơ bản năm 2020 tốt nhất trong 5 năm của nhiệm kỳ này.

Theo đó, năm 2020, ngành GTVT được bố trí 40.000 tỷ đồng, đến ngày 30/10/2020, đã giải ngân hơn 29.000 tỷ đồng, tương đương 73%, cao hơn mức trung bình cả nước 13%.

Ông Thể đánh giá, đây là bài học quý báu để thực hiện trong các năm tiếp theo.

Về các dự án đường sắt đô thị, Bộ trưởng GTVT nhấn mạnh, đường sắt đô thị là loại hình giao thông hiện đại, tuy nhiên thời gian qua bộc lộc nhiều vấn đề, đặc biệt làm chậm tiến độ.

“Chúng tôi đã rút được bài học kinh nghiệm sâu sắc về quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu, đấu thầu, đặc biệt là các dự án EPC để tránh việc phải điều chỉnh giá”, ông Thể thừa nhận.

Người đứng đầu Bộ GTVT cũng nêu rõ vấn đề quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, lựa chọn đối tác nhà thầu cũng sẽ “được rút kinh nghiệm” để lựa chọn được công nghệ, nhà thầu tốt.

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sắp hoàn thành đánh giá an toàn dự án Cát Linh - Hà Đông

Đặc biệt, đối với các dự án sử dụng hợp đồng EPC, Bộ trưởng Thể cho biết sẽ có những giải pháp rõ ràng để xác định giá trị dự án, tránh tình trạng điều chỉnh giá.

“Bộ GTVT xin tiếp thu và cùng các thành phố lớn tham mưu cho Chính phủ để có những dự án tốt hơn, không xảy ra tình trạng như thời gian vừa qua, để những dự án khởi công mới tránh được các tình trạng như hiện nay. Sẽ có những dự án tốt hơn, thi công nhanh hơn”,  Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.

Lãnh đạo Bộ GTVT cũng lên tiếng về phát triển giao thông Đồng bằng Sông Cửu Long và cam kết sẽ đầu tư, đặc biệt là phát triển cao tốc.

Theo Bộ trưởng Thể, hiện Đồng bằng Sông Cửu Long có 40km đường cao tốc, thời gian tới sẽ có thêm các dự án và nâng tổng số đường cao tốc tại vùng kinh tế này lên hơn 300km nhằm đánh thức tiềm năng của vùng đồng bằng này.

“Đây là quyết tâm lớn của Chính phủ, mong đại biểu ủng hộ để khu vực này phát triển tốt hơn”, Bộ trưởng Thể cho biết.
Bộ trưởng Thể cam kết vận hành tàu Cát Linh – Hà Đông trước Đại hội 13?

Trước đó, hôm 28/10, tại phiên họp về chiến lược phát triển đường sắt với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Thể cho biết, từ nay đến giữa tháng 11 sẽ có 8-10 chuyên gia tư vấn của Pháp sang Việt Nam để đánh giá an toàn dự án Cát Linh - Hà Đông, phấn đấu trong tháng 12, hoàn thành nghiệm thu có điều kiện.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Bộ GTVT nói gì về đường sắt Cát Linh - Hà Đông, xóa bỏ BOT Bắc Thăng Long?

Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cam kết, sẽ cố gắng tối đa để đưa dự án vào vận hành thương mại trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Được biết, hiện nay khối lượng xây lắp và thiết bị đã cơ bản hoàn thành, đã nghiệm thu 5/5 hạng mục công trình và 9/11 chuyên ngành thiết bị.

Công việc chính hiện còn lại là hoàn thiện hồ sơ để nghiệm thu các công trình thành phần, thanh quyết toán, vận hành thử toàn bộ hệ thống, đồng thời tiếp tục thực hiện đánh giá an toàn của tư vấn trong quá trình vận hành thử hệ thống.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xác định tinh thần “Thủ tướng không làm thay công việc thuộc thẩm quyền của chủ đầu tư hay TP. Hà Nội với tư cách sử dụng công trình”.

“Vấn đề sử dụng nhanh chóng, an toàn đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông là nhiệm vụ chính trị đặc biệt mà chủ đầu tư, TP. Hà Nội phải tập trung sức lực. Các ngành phải xắn tay hợp tác tháo gỡ với trách nhiệm cao nhất”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhấn mạnh đến yếu tố an toàn phải đặt lên hàng đầu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng tình với quan điểm của Bộ Xây dựng và Văn phòng Chính phủ, chỉ nghiệm thu công trình sau Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước có ý kiến chính thức đưa vào sử dụng.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Giám đốc dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị cách ly để phòng dịch COVID-19

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông có chiều dài 13,05 km, đi trên cao và có 12 nhà ga, 13 đoàn tàu. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ được bàn giao cho UBND TP. Hà Nội đưa vào quản lý, khai thác vận hành. Dự án bắt đầu được thực hiện từ tháng 10/2011, với tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008 giữa Chính phủ hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

Tổng thầu thực hiện dự án là Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, tư vấn giám sát thi công là Công ty TNHH GSXD Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh.

Tuy nhiên sau gần 10 năm thi công, 8 lần lỡ hẹn, hiện nay vẫn còn một số vướng mắc khiến đường sắt Cát Linh – Hà Đông chưa thể chạy thật.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала