Tham nhũng ở Việt Nam có thật sự giảm?

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNĐại biểu Quốc hội TP Hà Nội Đỗ Đức Hồng Hà chất vấn thành viên Chính phủ.
Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Đỗ Đức Hồng Hà chất vấn thành viên Chính phủ. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Công cuộc phòng chống tham nhũng ở Việt Nam mà “người đốt lò vĩ đại” là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng những năm gần đây đạt được nhiều thành tựu tích cực.

Chỉ số đánh giá công tác phòng chống tham nhũng PACA của Tổ chức minh bạch quốc tế tăng. Tuy nhiên, theo nhiều đại biểu Quốc hội, hiện chưa có căn cứ xác định tham nhũng tại Việt Nam đang giảm đi.

Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái khẳng định, thành tựu chống tham nhũng ở Việt Nam được quốc tế đánh giá cao, đạt nhiều kết quả toàn diện, tích cực, củng cố niềm tin của người dân. Tuy nhiên, quả thật rất khó đánh giá tham nhũng.

Trong khi đó, trả lời chất vấn ĐBQH, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân khẳng định, Bộ Nội vụ quyết xử nghiêm những cán bộ công chức nhũng nhiễu hay gây khó khăn cho người dân. Ai phát hiện cán bộ nội vụ sai phạm, cứ cung cấp thông tin cho Bộ trưởng.

Có thật tham nhũng ở Việt Nam đang giảm?

Cuộc chiến phòng chống tham nhũng ở Việt Nam thời gian qua dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chưa bao giờ quyết liệt đến thế khi hàng loạt cán bộ, quan chức, kể cả ủy viên Bộ Chính trị - bất kể là “củi tươi, củi khô”, đều bị đưa “vào lò”. Niềm tin của nhân dân về sự trong sạch của Đảng, của Nhà nước, hệ thống công quyền và đạo đức cán bộ được nâng lên rõ rệt.

Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Từ Đinh La Thăng đến Trịnh Xuân Thanh: Việt Nam xử nghiêm nhiều đại án tham nhũng

Sáng 9/11, đặt câu hỏi chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái, đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (đoàn Hà Nội) cho biết, theo báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Tư pháp trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức gây nhũng nhiễu phiền hà trong giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp.

Ông Đỗ Đức Hồng Hà đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết tình trạng này xảy ra nhiều nhất trong lĩnh vực nào, ai phải chịu trách nhiệm về việc xảy ra tình trạng này?

“Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm gì và có biện pháp gì để ngăn chặn tình trạng nêu trên?”, ông Hà thẳng thắn nêu câu hỏi.

Cùng với đó, đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà cũng chia sẻ, cử tri cả nước rất vui mừng khi nghe Chính phủ báo cáo “tình hình tham nhũng ở nước ta thời gian qua đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm”. Tuy nhiên, vị ĐBQH cũng nêu câu hỏi ngược lại kiến nghị Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết căn cứ vào đâu để có được kết luận rằng tình hình tham nhũng tại Việt Nam đã giảm.

Trả lời chất vấn của ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà sáng nay, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, toàn diện của Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, mà trực triếp và thường xuyên là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng với sự lãnh đạo quyết liệt của Quốc hội, Chính phủ.

Bên cạnh đó còn có sự vào cuộc đầy đủ toàn diện của các ngành, các cấp, doanh nghiệp, nhân dân và báo chí nên công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam đã đạt được “kết quả tích cực toàn diện trên tất cả các lĩnh vực”.

Tổng Thanh tra Chính phủ khẳng định những thành tựu đã đạt được trong công tác phòng chống tham nhũng góp phần ổn định chính trị, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, tạo niềm tin nhân dân và được quốc tế đánh giá cao.

Tuy nhiên, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cũng thừa nhận, tình trạng cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước còn nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân là vấn đề hết sức quan trọng được Đảng, nhân dân rất quan tâm và ngành Thanh tra cũng hết sức quan tâm.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2020. - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Tô Lâm: Phát hiện 313 vụ phạm tội tham nhũng

Về vấn đề câu hỏi của ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà liên quan vấn đề này rằng “trách nhiệm thuộc về ai?”, Tổng Thanh tra Chính phủ cho rằng trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, lĩnh vực để xảy ra nhũng nhiễu gây phiền hà cho người dân.

“Chỉ thị 10 của Thủ tướng Chính phủ (về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc) cũng đã nêu rất rõ lĩnh vực dễ xảy ra nhũng nhiễu cũng như nguyên nhân”, ông Lê Minh Khái nêu rõ.

Dù không đề cập rõ, không “điểm mặt, gọi tên” nhưng Tổng Thanh tra Chính phủ cũng thừa nhận rằng, ở những lĩnh vực thường xuyên tiếp xúc với người dân, những lĩnh vực cán bộ, công chức thiếu rèn luyện thì dễ xảy ra tham nhũng như khu vực phục vụ dịch vụ công.

© Ảnh : Doãn Tấn – TTXVNTổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
Tham nhũng ở Việt Nam có thật sự giảm? - Sputnik Việt Nam
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Nắm được thực tế này, Thanh tra Chính phủ đã đề xuất Thủ tướng ban hành chỉ thị để chống nhũng nhiễu phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình giải quyết công việc.

Theo đó, vào thời điểm tháng 4/2019, Thủ tướng đã ban hàn chỉ thị này, đồng thời, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc để triển khai.

Bên cạnh đó, phía Thanh tra Chính phủ cũng tham mưu Thủ tướng có Công điện 724 năm 2019 để tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ tại Việt Nam.

Ông Lê Minh Khái nhận xét, hai văn bản này có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề chấn chỉnh tình trạng tham nhũng của cán bộ, công chức thực hiện công vụ.

Vào tháng 10 vừa rồi, Thanh tra Chính phủ đã có báo cáo sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 10, trong đó có đánh giá trình trạng, giải pháp để tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo Đại hội. - Sputnik Việt Nam
Hà Nội là “bộ mặt” của Việt Nam: Cần tăng cường kiểm soát quyền lực, chống tham nhũng

Trước đó, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái có báo cáo gửi Quốc hội về công tác phòng chống tham nhũng năm 2020 cho biết, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (C03) đã thụ lý điều tra 12 vụ, 66 bị can về các tội danh tham nhũng từ đầu năm đến nay. Trong đó án cũ chuyển sang 6 vụ, 50 bị can, khởi tố mới 6 vụ, 16 bị can (có 5 bị can thuộc 2 vụ án trước đó).

Báo cáo của Thanh tra Chính phủ cũng cho biết, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã chủ động làm tốt công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện, khởi tố, điều tra vụ án, bị can đối với các đối tượng có hành vi lợi dụng dịch bệnh Covid-19 để nâng khống giá mua các thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch với mục đích tư lợi như đã được phản ánh trong thời gian qua.

Cùng với đó, Tổng Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo thanh tra, rà soát trong phạm vi toàn quốc, góp phần răn đe, phòng ngừa chung, thu hồi tài sản bị thất thoát, thiệt hại do tham nhũng gây ra.

Tổng Thanh tra Chính phủ thừa nhận rất khó đánh giá tham nhũng

Trả lời vế còn lại câu hỏi chất vấn của ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà về căn cứ, cơ sở nào để xác định “tham nhũng tại Viiệt Nam đã được kiềm chế, từng bước được ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm”. Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái thừa nhận, hiện nay còn rất nhiều khó khăn, thách thức, việc đánh giá vẫn chưa thực sự cụ thể.

“Đánh giá tình hình tham nhũng hết sức khó khăn, mang tính trừu tượng”, đồng chí Lê Minh Khái nói.

Tuy nhiên, Thanh Tra Chính phủ trước khi nêu căn cứ đánh giá tình hình tham nhũng trong báo cáo trước Quốc hội là “từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm” cũng có những cơ sở, căn cứ của mình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo phiên họp.  - Sputnik Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì phiên họp thứ 18 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng

Theo đồng chí Lê Minh Khái, với tư cách cơ quan tham mưu, Thanh tra Chính phủ cố gắng bám sát vào những nội dung để làm căn cứ đánh giá.

Cụ thể, căn cứ đầu tiên ý kiến của người dân, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng thì người dân cảm nhận tình hình tham nhũng của đất nước. Cơ sở thứ 2 là bộ chỉ số đánh giá của Thanh tra Chính phủ cho thấy hiệu quả phòng, chống tham nhũng có tăng lên thời gian qua.

“Căn cứ thứ 3 là đánh giá của quốc tế qua chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ chức minh bạch thế giới. Năm 2019 Việt Nam tăng 21 bậc so với năm 2018, từ nước đứng thứ 117 lên 96/180 nước”, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết.

Cơ sở cuối cùng theo ông Lê Minh Khái là căn cứ vào những đánh giá, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Theo đó, hàng năm trong báo cáo, Ban Chỉ đạo có cân nhắc rất kỹ và đánh giá tình hình tham nhũng.

“Đánh giá tình hình tham nhũng rất khó, trên cơ sở tình hình phòng, chống tham nhũng trên tất cả các mặt về công tác quản lý nhà nước, công tác phòng ngừa, xử lý, tuyên truyền đạt được kết quả như thế thì có tác động rất lớn đến tình hình hình tham nhũng”, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái khẳng định.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói về chính sách đối với cán bộ người dân tộc thiểu số

Cũng trong sáng nay, ngày 9/11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã trả lời các ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội xoay quanh vấn đề tuyển dụng công chức, viên chức, đạo đức công vụ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng: Quyết không để xảy ra tham nhũng, lãng phí tại các dự án ở TP.HCM

Trả lời chất vấn của ĐBQH Đinh Thị Kiều Trinh (Nghệ An) về chính sách đối với cán bộ, viên chức là người dân tộc thiểu số, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho hay, về các chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, Chính phủ không ban hành nghị định riêng mà được lồng ghép vào các nghị định có liên quan đến việc tuyển dụng, sử dụng, nâng ngạch công chức, thăng hạng.

Do đó, về các chính sách tuyển dụng hiện nay đối với người dân tộc thiểu số là thành công, đối tượng sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông được cử tuyển đi học đại học, áp dụng theo hình thức xét tuyển vào biên chế, không qua thi tuyển.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng khẳng định có chính sách ưu tiên áp dụng đối với người dân tộc thiểu số, những người tình nguyện về công tác ở vùng khó khăn trên 5 năm, đối với những người tốt nghiệp xuất sắc ở nước ngoài và chính sách thu hút tài năng trẻ về công tác ở vùng dân tộc thiểu số. 

Chính phủ cũng quy định đối với tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc trong tổng số biên chế được giao, nằm trong tỷ lệ lao động là từ 15% đến 70%. Đối với những người làm việc ở vùng dân tộc thì phải có tỷ lệ nhất định là người dân tộc trong cơ cấu của cán bộ, công chức và viên chức. Người dân tộc thiểu số khi được tuyển dụng thì được miễn thi ngoại ngữ và tin học.

“Còn nếu người dân tộc thiểu số mà công tác ở các vùng miền khác, không phải là địa bàn đặc biệt khó khăn khó khăn thì thi tuyển như nhưng các dân tộc khác. Khi thi tuyển, người dân tộc thiểu số được cộng thêm điểm ưu tiên”, ông Lê Vĩnh Tân nêu rõ.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ lý giải thêm, đối với cán bộ, công chức, viên chức thi nâng ngạch hoặc thăng hạng viên chức, người dân tộc thiểu số sẽ được miễn thi ngoại ngữ. Đây là chính sách rất rõ ràng.

© Ảnh : Doãn Tấn – TTXVNBộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
Tham nhũng ở Việt Nam có thật sự giảm? - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Đồng chí Lê Vĩnh Tân cũng cho hay, mới đây Chính phủ đã sửa đổi Nghị định 53 thành Nghị định 104 ngày 4/9/2020 đối với nữ Ủy viên Thường vụ của cấp tỉnh thì được kéo dài tuổi công tác đến 60 (như đối với nam giới).

Đồng thời, để triển khai Quyết định 240, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ để ban hành Quyết định số 771 ngày 26/6/2018 Đề án bồi dưỡng kiến thức về dân tộc thiểu số đối với những vùng có tỷ lệ dân trí thấp.

Việt Nam đồng - Sputnik Việt Nam
Truy tố 4 thành viên đoàn thanh tra chống tham nhũng Bộ Xây dựng vòi tiền tỷ

Đối với ý kiến của đại biểu Nguyễn Sơn (Hà Tĩnh) về vấn đề bồi dưỡng những người không chuyên trách, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thông tin, Hà Tĩnh là một địa phương có tổ chức, sắp xếp lại thôn, tổ dân phố và sử dụng người hoạt động không chuyên trách.

Ông Lê Vĩnh Tân đánh giá đây là một điểm sáng của cả nước. Đối với người hoạt động không chuyên trách, hiện nay theo quy định của Nghị định 101 về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thì chưa có đối tượng này. 

“Tôi xin cảm ơn đại biểu Nguyễn Sơn và ghi nhận ý kiến của đại biểu Nguyễn Sơn. Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và Học viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nghiên cứu phải có chương trình bồi dưỡng cho những người hoạt động chuyên trách. Bởi vì đây cũng là người thực thi pháp luật tới địa phương và theo phân cấp quản lý thuộc trách nhiệm của các trường chính trị của cấp tỉnh. Chúng tôi sẽ có hướng dẫn để làm vấn đề này”, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân khẳng định.
Cương quyết xử lý nghiêm cán bộ nhũng nhiễu, vi phạm đạo đức công vụ

Đối với chất vấn của đại biểu Mai Thị Kim Nhung, đề nghị Bộ trưởng cho biết việc “quét rác nhà mình trước, rồi mới quét rác nhà người khác như thế nào?” trong xử lý cán bộ công chức còn nhũng nhiều, giữ kỷ cương kỷ luật công, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng có trả lời cụ thể.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo hội nghị.  - Sputnik Việt Nam
Thanh bảo kiếm của Đảng: Bộ Công an tăng điều tra các vụ án tham nhũng của Việt Nam

Theo đó, Ban cán sự Đảng của Bộ Nội vụ đã ban hành Nghị quyết số 280 giải quyết những vấn đề về trật tự, kỷ cương, kỷ luật hành chính trong cơ quan, đơn vị và thực hiện vấn đề chính trị nội bộ. Bộ cũng thành lập tổ công tác của Ban cán sự Đảng để giải quyết vấn đề này. 

“Trong thời gian qua chúng tôi đã rà soát tất cả những đơn vị trực thuộc Bộ có những vấn đề liên quan đến việc phải điều chỉnh theo Nghị quyết số 280 này. Tất cả những trường hợp này đều được xem xét xử lý cách công khai, minh bạch và đã tiến hành kỷ luật một số cán bộ, công chức đã vi phạm”, lãnh đạo Bộ Nội vụ khẳng định.

Theo đồng chí Lê Vĩnh Tân, việc điều chuyển, bố trí lại vị trí không phù hợp, đảm bảo củng cố, xây dựng nội bộ của từng đơn vị đoàn kết.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng cho biết thêm, năm 2017 Ban cán sự Đảng Bộ Nội vụ được Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm 8 đơn vị có liên quan về vấn đề này và đến giờ này Bộ Nội vụ cơ bản đã xử lý, giải quyết cả 8 đơn vị này.

Bàn về vấn đề thực thi nhiệm vụ, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân khẳng định khi kiểm tra ở các địa phương, phê bình địa phương và các bộ, ngành về thực thi công vụ thì Bộ Nội vụ phải rút kinh nghiệm cho chính mình và Bộ phải làm trước.

“Do đó, trong vấn đề tuyển dụng sai thời gian vừa qua, không đúng theo Kết luận 43 và 71 thì chúng tôi cũng đã tiến hành trả lại, giống như các đơn vị khác, không có gì ưu tiên”, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân bày tỏ.

 Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại tiếp xúc cử tri huyện Cần Giờ. - Sputnik Việt Nam
Chưa bao giờ Việt Nam chống tham nhũng quyết liệt như bây giờ
Lãnh đạo Bộ Nội vụ cũng nêu rõ, đối với vấn đề sử dụng biên chế, tinh giản biên chế thì Bộ Nội vụ ít nhất là phải bằng và tốt hơn các đơn vị khác.

“Vừa qua Bộ Nội vụ đăng ký tinh giảm biên chế dự kiến năm 2021 là 12,5%, sau đó Chính phủ gợi ý là làm bằng mặt bằng chung là 10% trước. Sau khi điều chỉnh về vị trí việc làm, sắp xếp các đơn vị hành chính, sau khi các nghị định của Chính phủ ban hành sẽ tiếp tục các giai đoạn sau về tinh giản biên chế”, người đứng đầu Bộ Nội vụ khẳng định.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng bày tỏ, riêng đối với vấn đề biên chế, tinh giản biên chế, Bộ Nội vụ thực hiện rất nghiêm minh. Bộ Nội đã làm thành hai bộ quy tắc ứng xử của công chức, quy chế và thực hiện.

Lãnh đạo Bộ Nội vụ cũng thẳng thắn đề nghị tất cả các ĐBQH và nhân dân, nếu phát hiện cán bộ công chức ngành Nội vụ vi phạm đạo đức công vụ hay gây khó khăn trong thực hiện công vụ đối với cán bộ, các ngành, địa phương thì ngay lập tức thông tin cho Bộ trưởng.

“Chúng tôi sẽ cương quyết và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nêu rõ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала