Bão số 13 Vamco nguy hiểm, nhiều tỉnh miền Trung Việt Nam phải sơ tán dân

© Ảnh : Vũ Sinh - TTXVNPhó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo.
Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bão Vamco (cơn bão số 13) giật cấp 15 hiện chỉ cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 340km, được dự báo sẽ “đánh thẳng” vào đất liền từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, ảnh hưởng trực tiếp từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi.

Sau khi vào đất liền, bão số 13 được dự báo sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, đi sâu vào đất liền và gây mưa trên diện rộng ở miền Trung Việt Nam trong những ngày tới.

Nhấn mạnh cơn bão số 13 Vamco nguy hiểm, không được chủ quan về sạt lở đất, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các địa phương nhanh chóng sơ tán dân đến nơi an toàn. Theo đó, các tỉnh miền Trung của Việt Nam lên phương án sơ tán dân, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế sẽ di dời trên 29.600 hộ dân. Quảng Trị cũng sẵn sàng phương án di dời hơn 94.000 dân.

Diễn biến mới nhất cơn bão số 13 (bão Vamco)

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,4 độ Vĩ Bắc, 115,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 340km về phía Đông Đông Nam.

Mái tôn của nhà dân bị gió cuốn bay, nằm la liệt trên mặt đường. - Sputnik Việt Nam
Sau bão số 12, Việt Nam lo bão số 13 Vamco tàn phá miền Trung

Bão số 13 này có sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão, bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão.

Các chuyên gia khí tượng thủy văn dự báo trong 24h tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đồng thời, đến 10 giờ ngày 14/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc, 110,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam của quần đảo Hoàng Sa. Đáng chú ý, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 15.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 13,0 đến 18,0 độ Vĩ Bắc, từ kinh tuyến 109,0 đến 117,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.

© Ảnh : TTXVN phátBản đồ đường đi của bão số 13.
Bão số 13 Vamco nguy hiểm, nhiều tỉnh miền Trung Việt Nam phải sơ tán dân - Sputnik Việt Nam
Bản đồ đường đi của bão số 13.

Đến 10 giờ ngày 15/11, vị trí tâm bão ở khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc, 106,8 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11.

Các chuyên gia khí tượng cũng nhận định, trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp.

Đài khí tượng thủy văn của Việt Nam cho hay, đến 10 giờ ngày 16/11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc, 103,7 độ Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).

Cảnh báo về gió mạnh, sóng lớn trên biển, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn nhận định, vùng biển phía Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa) và phía Bắc khu vực giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão cấp 11-12, giật cấp 15, sóng biển cao từ 4-6m, vùng gần tâm bão 8-10m, biển động dữ dội.

Lực lượng vệ sinh môi trường đô thị Nha Trang tiến hành dọn dẹp đường phố sau bão.  - Sputnik Việt Nam
Bão Vamco hướng thẳng vào miền Trung, bão số 12 gây nhiều thiệt hại

Cần chú ý, ngay từ đêm 13/11, vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn) có gió mạnh dần lên cấp 7-8, vùng gần tâm bão cấp 9-10, giật cấp 12, biển động rất mạnh.

Trên đất liền, gió giật cũng rất mạnh. Theo đó, từ sáng ngày 14/11, trên đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng ven biển có nơi cấp 9, giật cấp 11.

Bão số 13 cũng gây mưa lớn. Theo chuyên gia, từ 14-16/11, từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 150-250 mm, có nơi trên 350 mm, ở Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi có mưa to 50-150mm. Cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia của Việt Nam cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do bão số 13 gây ra là cấp độ 3.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra công điện ứng phó với bão số 13

Trước tình hình diễn biến phức tạp của cơn bão số 13, ngay trong chiều tối qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dù phải tham dự hàng loạt cuộc họp, Hội nghị cấp cao trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 nhưng vẫn kịp thời ban hành công điện khẩn ứng phó với bão số 13 (công điện số 1597 theo Văn phòng Chính phủ công bố).

Lồng bè và tàu thuyền của ngư dân Ninh Thuận đã được neo đậu tránh bão tại cảng cá Ninh Chử, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đón bão dồn dập, kích hoạt phương án sơ tán dân cư

Công điện nêu rõ, bão số 13 (bão Vamco) đang di chuyển nhanh về phía vùng biển và đất liền của Việt Nam. Đây là cơn bão mạnh, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 12, giật cấp 15.

Dự báo từ đêm 14 và ngày 15 tháng 11 năm 2020, bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển ven bờ và đất liền khu vực Bắc và Trung Trung Bộ.

“Diễn biến của bão còn rất phức tạp, hướng di chuyển không ổn định, cần theo dõi chặt chẽ, đề phòng bão đổi hướng, đổ bộ vào đất liền sớm hơn hoặc muộn hơn dự báo”, công điện của Thủ tướng lưu ý.

Theo đó, để chủ động ứng phó với bão, hạn chế thiệt hại, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để chỉ đạo, triển khai kịp thời công tác ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ.

Cụ thể, đối với các khu vực được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão số 13 (từ Thanh Hóa đến Phú Yên), Thủ tướng yêu cầu cần tiếp tục rà soát, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền còn hoạt động trên biển, kiên quyết sơ tán người dân trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản và tàu thuyền trước khi bão đổ bộ để đảm bảo an toàn tính mạng.

Trong công điện của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh việc các cơ quan chức năng cần chỉ đạo và thực hiện các phương án bảo vệ nhà cửa, trường học, trụ sở, kho tàng, cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ, tháp cao, cây xanh để hạn chế rủi ro và thiệt hại do bão.

Thủ tướng nhắc việc kiểm tra, chủ động sơ tán người dân ra khỏi khu vực không an toàn, khu vực nguy hiểm, vùng ven biển, cửa sông có nguy cơ chịu tác động của sóng lớn, nước dâng, những khu vực có nguy cơ ngập sâu, lũ quét và sạt lở đất.

 Nhiều tuyến đường tại thành phố Huế bị ngập từ 0,3 - 1m. - Sputnik Việt Nam
Các địa phương chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần triển khai biện pháp bảo vệ đê điều, đặc biệt là tuyến đê, kè biển đang thi công, khu vực sạt lở có nguy cơ cao ảnh hưởng đến người dân, cơ sở hạ tầng quan trọng.

“Các Bộ ngành, địa phương tăng cường nhân lực, phương tiện trực để theo dõi sát tình hình, sẵn sàng triển khai ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra”, công điện nhấn mạnh.

Thủ tướng đặc biệt lưu ý các lực lượng cứu hộ, cứu nạn luôn trong tư thế sẵn sàng, khắc phục sự cố kịp thời. Cụ thể, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị đóng trên địa bàn có nguy cơ cao ảnh hưởng của bão, rà soát phương án, điều phối các lực lượng, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tại các khu vực trọng điểm để sẵn sàng hỗ trợ địa phương sơ tán nhân dân, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Bão số 13 rất khó đoán, sóng biển cao trên 10m, lũ trên báo động 3

Trước diễn biến khó lường của cơn bão số 13, trong sáng nay, ngày 13/11 Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương để ứng phó với bão số 13.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo TƯ về Phòng, chống thiên tai Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo công tác ứng phó với bão GONI. - Sputnik Việt Nam
Bão Goni “khó lường”: Việt Nam cảnh báo nguy cơ tác động từ bão số 10

Tại cuộc họp này, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, do tác động của nhiệt độ bề mặt nước biển nên bão số 13 Vamco sẽ duy trì cấp 11- 12, khi vào đến kinh tuyến 112 sẽ giảm đi từ 1 đến 2 cấp.

Ông Khiêm cũng khẳng định, các trung tâm dự báo quốc tế có một số khác biệt, nhưng không quá nhiều. Theo dự báo chung, bão số 13 nhiều khả năng sẽ vào Bắc Trung Bộ và Trung Bộ, trọng tâm là Quảng Nam, Quảng Ngãi và Hà Tĩnh.

Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia lưu ý, đối với cơn bão này, các địa phương cần hết sức quan tâm đến sức gió. Gió trong cơn bão này có khu vực ảnh hưởng có thể lên tới cấp 9, cấp 10 và giật cấp 12. Như vậy, sóng biển sẽ cao.

“Cần hết sức chú ý về sức gió vì theo kinh nghiệm của những cơn bão gió lớn trước đây, nhiều ngôi nhà bị tốc mái. Cần hết sức cảnh giác với lốc xoáy và gió giật như cơn bão số 5 vừa qua”, ông Mai Văn Khiêm nhấn mạnh.

Thông tin tại cuộc họp, báo cáo về tình hình triển khai ứng phó trước bão số 13, ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho hay, cơn bão số 13 này sẽ quét dọc tuyến biển từ Quảng Ngãi đến Thanh Hóa với sức tàn phá rất lớn trên biển. Theo đó, thủy triều cao nhất tại khu vực Cửa Ranh, sóng có thể đến 10 m.

“Đề nghị các địa phương bảo đảm an toàn. Lũ trên toàn tuyến sông từ Bình Định đến Thừa Thiên-Huế vẫn hầu hết ở mức báo động 3”, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai nêu rõ.

Theo các chuyên gia khí tượng thủy văn, hiện nay, lũ ở hầu hết các tuyến sông từ Bình Định đến Thừa Thiên - Huế đều đã trên báo động 3.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu xem bản đồ chỉ huy cứu hộ, cứu nạn tại huyện Phước Sơn và Nam Trà My, Quảng Nam - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp bàn giải pháp khắc phục hậu quả bão số 9

Ông Trần Quang Hoài cho hay, hiện khu vực bão dự kiến đổ bộ có hệ thống nuôi trồng thủy hải sản rất lớn tới gần 43.000 ha, gần 150.000 lồng bè.

Số lượng nhà dân ven biển trong khu vực khả năng chống chịu thấp, nhiều nhà đã bị hư hỏng do bão, lũ vừa qua. Trong khu vực có nhiều nhà xưởng của các khu công nghiệp, khu chế xuất quy mô lớn, đông công nhân như khu chế xuất Đà Nẵng, Dung Quất.

Cùng với đó, Tổng cục trưởng Trần Quang Hoài cũng thông tin, ngày hôm qua, Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai đã rà soát rất chi tiết và kêu gọi toàn bộ tàu cá vào bờ (59.752 tàu, thuyền), tuy nhiên, vẫn có những tàu nhỏ đi-về trong ngày nên các địa phương cần bám sát thông tin các tàu này vì có thể sáng mai, gió bắt đầu ảnh hưởng đến ven bờ.

Đối với các tàu vận tải, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cũng đã cấm xuất bến với các tàu, phương tiện thủy nội địa đi vào vùng ảnh hưởng của bão.

“Hôm qua, trong cuộc họp của Ban Chỉ đạo, ngành GTVT đã thông tin về lệnh cấm ra khơi với các tàu vận tải nhưng thực tế hôm nay vẫn còn nhiều tàu vận tải hoạt động tại khu vực nguy hiểm trên biển”, ông Trần Quang Hoài bức xúc.

Trong cuộc họp trực tuyến sáng nay với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, báo cáo của các địa phương cho biết, hầu hết các phương án chuẩn bị ứng phó với bão số 13 cũng đã sẵn sàng.

Mặc dù vậy, theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, diễn biến của cơn bão này còn rất phức tạp, hướng di chuyển không ổn định, rất khó dự báo chính xác về khu vực, thời gian, cấp độ bão sẽ đổ bộ.

Do đó, ông Hoài nhấn mạnh, Ban Chỉ đạo yêu cầu các ngành, địa phương phải hết sức cảnh giác, không được chủ quan, lơ là. Tất cả các địa phương phải tập trung chuẩn bị và triển khai ứng phó với mức độ cao nhất theo phương án là bão sẽ đổ bộ trực tiếp vào địa phương mình.

Ứng phó bão số 13: Các tỉnh miền Trung chuẩn bị sơ tán dân

Báo cáo tại cuộc họp sáng nay với Phó Thủ tướng và Ban Chỉ đạo, ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết hiện nay mực nước lũ tại sông bồ hiện đang ở dưới báo động 3, tại sông Hương trên báo động 2.

“Về tàu thuyền rất ổn định vì cả tháng nay dân chưa ra biển. Về di dân, chúng tôi tập trung vào di dân sạt lở và gió lớn, dự kiến sơ tán khoảng hơn 19.000 hộ, khoảng đêm nay đến sáng mai sẽ di dời xong. Các phương án chuẩn bị chống cô lập, hỗ trợ cho người dân đã chuẩn bị sẵn sàng. Chúng tôi tự tiên lượng sẵn sàng ở cấp cao nhất”, vị lãnh đạo thông tin.

Cụ thể, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế khẳng định, địa phương đã xây dựng kế hoạch di dời tập trung và tại chỗ 19.671 hộ dân, với 65.890 nhân khẩu đến nơi tránh trú an toàn, hoàn thành trước khi bão đổ bộ vào đất liền dự kiến trong tối 14/11.

Chính quyền và lực lượng chức năng khảo sát thực địa tại vị trí cầu bị cuốn trôi. - Sputnik Việt Nam
Hậu quả nghiêm trọng bão lũ liên tục: tiếp tục cứu nạn, cứu hộ, tìm kiếm những người mất tích

Đáng chú ý, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng đã tổ chức bắn pháo hiệu, kêu gọi 2.062 tàu thuyền với 11.350 lao động vào bờ, phối hợp với các đơn vị, địa phương ven biển hướng dẫn tàu thuyền tránh trú, neo đậu tại bến.

Trong khi đó tại Quảng Bình, lãnh đạo UBND tỉnh cũng cho biết hiện toàn bộ tàu thuyền của tỉnh đã vào neo đậu an toàn. Từ nay đến mai sẽ sắp xếp lại các phương tiện để hạn chế tối đa thiệt hại khi bão vào.

UBND tỉnh Nghệ An hiện đang yêu cầu các đơn vị, địa phương ven biển rà soát, hướng dẫn, kêu gọi tàu thuyền còn hoạt động trên biển thoát ra khỏi vùng nguy hiểm và về nơi tránh trú an toàn, đồn thời triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác trên biển.

Báo cáo của chính quyền và cơ quan chức năng cho thấy, số tàu thuyền đang hoạt động tại vùng ven biển Nghệ An là 232 phương tiện với 654 lao động trên biển, tổng số tàu thuyền đang hoạt động ngoài khơi vịnh Bắc Bộ là 205 phương tiện với 1.631 lao động. Đồng thời, tại Nghệ An hiện có 3.030 phương tiện với 15.081 lao động đang neo đậu tại các bến trong tỉnh.

Các cơ quan cứu nạn, cứu hộ thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Biên phòng Nghệ An đã chuẩn bị lực lượng và phương tiện, sẵn sàng ứng phó.

Đối với Quảng Nam, báo cáo tại cuộc họp sáng nay, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết đã có 3.033 tàu bè đã đưa vào khu neo đậu và 15 tàu đang neo đậu ở khu vực Trường Sa, nhìn chung an toàn.

Ông Thanh thông tin, dự kiện tỉnh Quảng Nam sẽ sơ tán 161.000 hộ dân ven biển, khoảng 12 giờ trưa mai, 14/11 sẽ sơ tán xong. Trong khi dó, đối với khu vực miền núi có khả năng sạt lở lớn, tỉnh đã lên kế hoạch dự kiến sơ tán 10.000 hộ dân ở 93 điểm có nguy cơ cao. Vị lãnh đạo cho hay, hiện ở huyện Nam Trà My, Phước Sơn còn khoảng 20 người đang mất tích, nhưng địa phương sẽ tùy điều kiện để tính toán tiếp tục tìm kiếm hay rút quân về đảm bảo an toàn tránh bão.

Vị lãnh đạo cũng thông tin, đối với các khu vực ở ven sông với khả năng bị ngập úng, tỉnh cũng lên kế hoạch sơ tán với mức báo động 3+1 m. Hiện ở sông Vu Gia - Thu Bồn đã dự kiến sơ tán khoảng 45.000 dân, dự kiến đến 12 giờ trưa mai sơ tán xong.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Bộ Quốc phòng: Quân đội tăng cường lực lượng khắc phục hậu quả bão số 9

Tại Quảng Trị, ngày 13/11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Trị đã lên các phương án sơ tán dân để tránh bão số 13, ngập lụt và sạt lở đất. Theo đó, trong trường hợp bão chỉ ảnh hưởng, không trực tiếp đổ bộ sẽ di dời 6.355 hộ với gần 18.000 người đến khu vực an toàn, trường hợp bão đổ bộ trực tiếp sẽ di dời gần 25.000 hộ với trên 94.000 người dân để tránh bão.

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị cho hay, nếu có lũ vừa và lớn sẽ di dời hơn 8.500 hộ với gần 26.000 người, nếu có lũ đặc biệt lớn di dời hơn 15.000 hộ với gần 50.000 người ở 99/124 xã, phường, thị trấn đến nơi an toàn.

Đồng thời, tỉnh cũng dự kiến di dời hơn 1.900 hộ với gần 7.800 người ở vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, lũ ống tập trung ở hai huyện miền núi Đakrông, Hướng Hóa và các xã miền núi của hai huyện Gio Linh và Vĩnh Linh.

Không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước bão số 13 nguy hiểm

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp sáng nay, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhắc lại, các tỉnh khu vực miền Trung đã chịu ảnh hưởng hết sức nặng nề từ các cơn bão, áp thấp nhiệt đới suốt từ cuối tháng 9/2020 đến nay.

“Nhiệm vụ trọng tâm những giờ tới là đảm bảo an toàn trên biển. Dù các địa phương từ Thanh Hóa đến Bình Định đã có báo cáo khá chi tiết về công tác ứng phó. Tuy nhiên, cần thường xuyên rà soát, kiểm đếm lại tất cả tàu thuyền. Khẩn trương đưa phương tiện ra khỏi vùng nguy hiểm, vào khu tránh trú bão an toàn”, đồng chí Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Người đi xe máy trong cơn mạnh lớn ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Trong gió giật: Bão «Molave» ập vào Việt Nam
Sau khi nghe báo cáo của các địa phương về đảm bảo an toàn phương tiện, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh cần cần bảo đảm an toàn cho người dân và thuyền viên.

“Tập trung sơ tán người dân khỏi lồng bè, cơ sở kinh tế trên biển. Tuyệt đối không để người dân trên lồng bè khi bão đổ bộ. Cần thiết thì phải cưỡng chế người dân vào bờ”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Về ứng phó với bão trên đất liền, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị cần tập trung sơ tán người dân đến nơi an toàn, nhất là nười dân tại các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

“Thực tế khi bão đổ bộ, thương vong không lớn. Nhưng hoàn lưu sau bão thì gây thiệt hại nặng nề tại nhiều địa phương. Do đó, đây là vấn đề mà các đơn vị liên quan cần đặc biệt quan tâm”, Phó Thủ tướng nói.

Đại diện lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương phải thường xuyên rà soát, có phương án bảo đảm an toàn cho các hồ chứa và vùng hạ du.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị các bộ ngành, địa phương chủ động lực lượng để xử lý kịp thời các sự cố, bảo đảm giao thông, viễn thông thông suốt phục vụ cứu nạn, cứu hộ.

Đối với công tác cứu nạn, cứu hộ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị các bộ ngành, địa phương cần sẵn sàng theo phương châm 4 tại chỗ như đã thống nhất từ trước.

“Trong đó, sự phối hợp, hiệp đồng giữa các đơn vị là hết sức quan trọng. Phải làm sao để khi xảy ra sự cố thiên tai, lực lượng cứu nạn, cứu hộ đến được sớm nhất với người dân”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhắc lại.

Ảnh hưởng bão số 9 gây sóng lớn xâm thực vào bờ biển Tuy Hòa, Phú Yên. - Sputnik Việt Nam
Bão số 9 gây mưa rất to gió giật ở Trung Bộ
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng lưu ý, ngay sau cuộc họp sáng 13/11, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cử các đoàn công tác đi kiểm tra thực tế, đôn đốc công tác sơ tán và ứng phó, bảo đảm an toàn cho người dân trong bão số 13.

Đồng thời, nhằm hỗ trợ các địa phương miền Trung khắc phục hậu quả mưa lũ, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định hỗ trợ.

“Đề nghị các địa phương cần xây dựng phương án hỗ trợ người dân sớm nhất, bảo đảm hiệu quả, đúng đối tượng. Về lâu dài, cần nghiên cứu, tiếp tục triển khai thực hiện chương trình nhà ở chống bão lũ cho các tỉnh vùng thiên tai”, đồng chí Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала