Việt Nam nói về tập trận quân sự Vịnh Bắc Bộ và Trung Quốc muốn gia nhập CPTPP

© Sputnik / Taras IvanovPhát ngon viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Phát ngon viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng lên tiếng về việc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tập trận quân sự ở gần bán đảo Lôi Châu (Vịnh Bắc Bộ) cũng như việc các nước kêu gọi ASEAN và chính quyền Bắc Kinh sớm nỗ lực, đạt được Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Ngoài thông báo việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 27, Việt Nam cũng bình luận việc Bộ Thương mại Trung Quốc xem xét khả năng tham dự Hiệp định CPTPP

Việt Nam lên tiếng về việc Trung Quốc tập trận quân sự ở Vịnh Bắc Bộ

Tại cuộc họp báo chiều nay, phóng viên đặt câu hỏi với người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng về việc Trung Quốc tập trận quân sự ở Biển Đông, cụ thể là khu vực Vịnh Bắc Bộ.

Phát ngon viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao Việt Nam giải thích khi nào Hiệp định RCEP có hiệu lực

Theo tin từ Cục Hải sự Trung Quốc, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ tập trận ở phía Tây bán đảo Lôi Châu (tức Vịnh Bắc Bộ) từ ngày 17 - 30/11 và thực hiện lệnh cấm tàu thuyền đi lại xung quanh khu vực trong giai đoạn diễn ra tập trận.

Về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, hoạt động tập trận quân sự của Trung Quốc diễn ra trong vùng biển của nước này.

“Các hoạt động quân sự trên biển được phía Trung Quốc thông báo hàng hải trong thời gian từ 17 -30/11/2020 mà chúng tôi được biết là trong vùng biển của Trung Quốc, không liên quan đến các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo các quy định, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982)”, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.

Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết thêm, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ đã phân định rõ phạm vi và chế độ pháp lý, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam cũng như của Trung Quốc trong khu vực của mỗi nước phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

“Theo đó thì hai nước có trách nhiệm tuân thủ nghiêm túc các quy định của Hiệp định (phân định Vịnh Bắc Bộ) trong việc quản lý thực thi các quyền và nghĩa vụ có liên quan, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và thượng tôn pháp luật trong khu vực”, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ.

Trước đó, báo chí Trung Quốc hôm 15/11 dẫn nguồn tin từ Cục Hải sự tỉnh Quảng Đông cho biết, Hải quân PLA sẽ tiến hành tập trận gần nửa tháng ở khu vực đảo Lôi Châu (Vịnh Bắc Bộ).

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng mời phóng viên đặt câu hỏi. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lên tiếng về vụ bắt bà Hồ Thị Kim Thoa, chưa chúc mừng ông Joe Biden

Theo đó, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật bao phủ khu vực rộng lớn phía Tây bán đảo Lôi Châu và sử dụng đạn dược có sức công phá lớn.

Cục Hải sự tỉnh Quảng Đông, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam, tỉnh Quảng Tây cho biết, Trung Quốc tiến hành ít nhất 8 cuộc tập trận quy mô ở Vịnh Bắc Bộ tính từ đầu năm.

Trong một thông báo đáng chú ý được Cục Hải sự tỉnh Quảng Đông phát đi hôm 16/11 cho biết, có cuộc tập trận phía bắc Biển Đông ở vịnh Hồng Hải từ 9h -17h ngày 17/11. Theo truyền thông, đợt diễn tập này có thể nhằm huấn luyện Hải quân PLA tác chiến đổ bộ, chiếm đảo. Khu vực tập trận cách quẩn đảo Đông Sa, Đài Loan khoảng 185km.

Các nước kêu gọi ASEAN và Trung Quốc nỗ lực đàm phán COC ở Biển Đông

Phóng viên cũng đặt câu hỏi về việc Hội nghị Cấp cao Đông Á vừa qua có đề cập về vấn đề Biển Đông hay không và có đàm phán trong các tuyên bố cấp cao của Hội nghị hay không.

Thứ trưởng Thường trực Bộ ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông lần thứ 12. Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN - Sputnik Việt Nam
Biển Đông: EU sẽ chuyển giao công nghệ quốc phòng cho Việt Nam?

Bà Lê Thị Thu Hằng trả lời cho biết, tại các Hội nghị Cấp cao ASEAN và đặc biệt là Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 15 thì đại diện nhiều nước đã bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông và khẳng định sự cần thiết việc duy trì hòa bình bền vững, ổn định lâu dài trên vùng biển quan trọng ở khu vực này.

“Để đạt được mục tiêu đó, cần đề cao tinh thần trách nhiệm, đặc biệt là tránh các hành động có thể làm gia tăng căng thẳng phức tạp thêm tình hình, không quân sự hóa”, người phát ngôn nhấn mạnh.

Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết, các nước nhấn mạnh việc cần đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, khuôn khổ pháp lý trong mọi hoạt động trên biển, giải quyết các tranh chấp khác biệt bằng các biện pháp hòa bình.

“Các nước (tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á) cũng kêu gọi ASEAN và Trung Quốc đẩy mạnh thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của LHQ về Luật Biển 1982”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.

Bà Hằng cũng bày tỏ, những nội dung trên đã được phản ánh đầy đủ trong Tuyên bố Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 15.

Bộ Ngoại giao bình luận về khả năng Trung Quốc tham dự CPTPP

Tại cuộc họp báo chiều nay, người phát ngôn cũng bình luận về khả năng chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình tham dự CPTPP.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chủ trì họp báo thường kỳ tháng 9/2020. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lên tiếng về việc Anh muốn gia nhập CPTPP, mở đường bay quốc tế

Phóng viên nêu câu hỏi, trong cuộc họp báo sáng của Bộ Thương mại Trung Quốc có đề cập khả năng Bắc Kinh tham dự CTPPP. Theo đó, Bộ Thương mại Trung Quốc cho hay “chỉ cần hiệp định tuân theo nguyên tắc của WTO thì Trung Quốc có thể xem xét tham gia”.

Chia sẻ quan điểm của Việt Nam về việc này, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết, CTPPP là hiệp định thương mại đa phương thế hệ mới và mở, và các nước đều có thể tham gia nếu đáp ứng đc tiêu chuẩn của hiệp định này.

“Không chỉ riêng Trung Quốc mà tất cả các nước đều có thể tham gia nếu đáp ứng tiêu chuẩn”, bà Hằng khẳng định.

EVFTA sẽ có tác động tích cực đến dệt may Việt Nam trong dài hạn bởi 42,5% dòng thuế áp dụng đối với dệt may Việt Nam sẽ giảm về 0%.  - Sputnik Việt Nam
Sự thật buồn: Hơn 70% doanh nghiệp dân doanh Việt Nam "không biết gì" về CPTPP và EVFTA
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là Hiệp định về nguyên tắc thương mại tự do đạt được giữa 11 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

TPP ban đầu được đàm phán từ tháng 3/2010 với sự tham gia của Mỹ. Tuy nhiên, đến tháng 1/2017, chính quyền Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi TPP.

Tháng 11/2017, 11 nước thành viên TPP ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên còn lại của TPP (không bao gồm Mỹ).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự APEC và G20

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng thông tin tại buổi họp báo thường kỳ về một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới.

“Theo đó, nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Tan Sri Muhyiddin Yassin, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 27 theo hình thức trực tuyến vào ngày 20/11/2020”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Được biết cùng dự Hội nghị Cấp cao APEC lần này ngoài Thủ tướng Việt Nam còn có 20 nhà lãnh đạo của các nước thành viên APEC. Đây là sự kiện quan trọng nhất của Tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 27 do Malaysia đăng cai tổ chức.

“Với chủ đề “Tận dụng tiềm năng con người vì một tương lai thịnh vượng chung, Hội nghị APEC lần thứ 27 sẽ tập trung thảo luận về ba nội dung gồm triển vọng cải thiện thương mại và đầu tư ứng phó với đại dịch Covid-19, kinh tế bao trùm thông qua kỹ thuật và kinh tế số; thúc đẩy bền vững sáng tạo”, bà Lê Thị Thu Hằng cho hay.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có bài phát triển quan trọng tại Hội nghị, chia sẻ, đánh giá về tình hình thế giới và khu vực, những vấn đề đặt ra đối với hợp tác đa phương và hợp tác APEC  trong giai đoạn phát triển mới.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế APEC lần thứ 31. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam và các nước thành viên APEC đoàn kết vượt qua “cú sốc” khủng hoảng

Cũng trong vài ngày tới từ 21-22/11/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 theo hình thức trực tuyến.

“Trong năm 2020, Việt Nam đã tham dự hầu hết các hội nghị quan trọng của G20, bao gồm Hội nghị Bộ trưởng trong lĩnh vực ngoại giao, tài chính ngân hàng, nông nghiệp, giáo dục, y tế, kinh tế số, lao động việc làm, môi trường, năng lượng, thương mại và du lịch, các hội nghị quan chức cao cấp và một số cuộc họp nhóm công tác chuyên ngành”, đại diện Bộ Ngoại giao nêu rõ.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đặc biệt G20 nhằm tìm cách ứng phó với Covid-19 vào ngày 26/3/2020, qua đó khẳng định trách nhiệm đóng góp của Việt Nam và ASEAN vào nỗ lực chung của quốc tế trong chống dịch Covid-19 cũng như truyền tải thông điệp về quyết tâm và kết quả chống dịch của Việt Nam.

“Tại Hội nghị, lãnh đạo các nước sẽ tập trung thảo luận về hợp tác đối phó với Covid-19, thương mại đầu tư, kinh tế số và phát triển bền vững. Dự kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự và phát biểu tại phiên thảo luận với các chủ đề bao gồm vượt qua đại dịch, phục hồi tăng trưởng và việc làm, xây dựng tương lai bền vững bao trùm và có khả năng chống dịch”, bà Lê Thị Thu Hằng thông tin cho biết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала