Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lên tiếng về vụ án tử tù Hồ Duy Hải

© Ảnh : Trọng Đức - TTXVNChủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri quận Cái Răng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri quận Cái Răng. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lên tiếng về vụ án Hồ Duy Hải và tiến trình điều tra, xem xét vụ giết hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi, Long an ngày 13/1/2008, kết luận giám đốc thẩm, số phận tử tù Hồ Duy Hải của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và khẳng định có sự giám sát chặt chẽ.

Vụ án Hồ Duy Hải hiện vẫn còn hiệu lực pháp luật. Tại một số cuộc tiếp xúc cử tri, người dân đã thẳng thẳng nhờ Tổ Đại biểu Quốc hội chuyển phản ánh, tâm tư đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về vụ án giết người ở bưu điện Cầu Voi (Long An) và số phận của tử tù Hồ Duy Hải.

Chủ tịch Quốc hội lên tiếng về vụ án Hồ Duy Hải

Ngày 24/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu Đoàn đại biểu đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ nhằm thông báo kết quả kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV vừa qua.

Đồng chí Hồ Đức Anh, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Vụ trưởng Vụ 7 trả lời các câu hỏi của phóng viên. - Sputnik Việt Nam
VKSND Tối cao nêu quan điểm vụ Hồ Duy Hải, hai người lạ bất ngờ đột nhập Bưu điện Cầu Voi

Theo đó, trong buổi làm việc sáng nay, cử tri Đỗ Văn Ngon (ngụ phường Ba Làng, Quận Cái Răng) phát biểu với Chủ tịch Quốc hội rằng cá nhân ông xem, tìm hiểu thông tin trên mạng vụ án của tử tù Hồ Duy Hải ở Bưu điện Cầu Voi, Long an viết rằng “không có dấu vân tay của Hồ Duy Hải tại hiện trường”.

Cử tri Ngon nói ông được biết Chủ tịch Quốc hội đã chỉ đạo xem xét vụ án, đồng thời đề nghị bà Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết vụ án được điều tra, tiến triển như thế nào sau ba lần kết án tử hình đối với Hồ Duy Hải.

Trả lời cử tri, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, vụ án Hồ Duy Hải đã kéo dài lâu, đã 11-12 năm, sau phiên Giám đốc thẩm còn có nhiều ý kiến khác nhau trong dư luận nhân dân. Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu xem xét, hiện vẫn chưa thi hành án.

“Chúng tôi yêu cầu toà xử độc lập. Toà án theo Hiến pháp thực hiện quyền tư pháp một cách độc lập, tuy nhiên vẫn có sự giám sát”, bà Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

Người đứng đầu Quốc hội phân tích, chẳng hạn như về trách nhiệm, phía Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao giám sát hoạt động tư pháp, Quốc hội cũng giám sát về thực hiện quyền tư pháp.

© Ảnh : Trọng Đức - TTXVNChủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu Quốc hội đơn vị thành phố Cần Thơ tại buổi tiếp xúc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lên tiếng về vụ án tử tù Hồ Duy Hải - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu Quốc hội đơn vị thành phố Cần Thơ tại buổi tiếp xúc.
“Do có ý kiến khác nhau nên sau phiên toà giám đốc thẩm thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét lại. Do đó, vụ án đến nay vẫn chưa thi hành án, còn oan hay không thì đề nghị cử tri chờ ý kiến kết luận của các cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm trước Đảng, nhà nước, trước nhân dân về thực hiện quyền tư pháp”, Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Người đứng đầu Quốc hội Việt Nam cũng lưu ý cử tri rằng, trên mạng chỉ là một kênh thông tin, người dân cần nghe ý kiến của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao đã báo cáo trước Quốc hội.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri Dương Văn Bé đề cập vấn đề hiện nay điện lực triển khai thu tiền điện qua tài khoản gây khó khăn cho nông dân. Ông Bé thẳng thắn, đâu phải nông dân nào cũng có tài khoản ngân hàng.

Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí trả lời chất vấn của cử tri. - Sputnik Việt Nam
Viện trưởng VKSND Tối Cao nói về việc xem xét lại vụ án Hồ Duy Hải

Đồng thời, cử tri này đề xuất điện lực vừa thu qua tài khoản vừa đi thu trực tiếp tiền mặt như trước đây.

Trả lời về vấn đề thu tiền điện qua tài khoản ngân hàng, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Sở Công thương thành phố Cần Thơ tiếp thu ý kiến của cử tri.

Bà Ngân đồng tình với ý kiến của ông Bé vì không phải nông dân ai cũng có tài khoản ngân hàng. Lãnh đạo Quốc hội cũng khẳng định, việc thu không dùng tiền mặt là chủ trương chung của Nhà nước nhưng phải có lộ trình.

“Phải làm sao cho thuận tiện. Chưa thu hộ tốt thì đi thu chứ không được cắt điện của bà con nông dân. Cắt điện của nông dân là sai”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng trao đổi với cử tri về hệ thống giao thông Đồng bằng Sông Cửu Long, hiện tượng ngập mặn, giải pháp cho cơ sở hạ tầng khu vực.

Cùng với đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thông báo với cử trì rằng, kỳ họp vừa qua, dù là kỳ họp gần cuối cùng của nhiệm kỳ, nhưng các đại biểu Quốc hội đã thể hiện rất trách nhiệm.

Theo đó, kỳ hợp trước đã chọn vấn đề để chất vấn, nhưng với kỳ họp này thì bất cứ bộ trưởng, trưởng ngành nào cũng phải trả lời tất cả các câu hỏi của đại biểu trong phạm vi Quốc hội giám sát. Quốc hội cũng đã giám sát lời hứa của các thành viên chính phủ trong nhiệm kỳ qua.

“Xin báo cáo với cử tri rằng, mặc dù là kỳ họp áp chót, còn 1 kỳ vào tháng ba là kết thúc Quốc hội nhưng Quốc hội không có chợ chiều, vẫn thảo luận rất là sôi nổi trước những vấn đề nóng và các dự án luật mà trình ra Quốc Hội. Đại biểu phát biểu rất hăng hái, tham gia ý kiến phản biện sâu sắc, đó là trách nhiệm của người đại biểu nhân dân, được dân bầu lên”, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ.

Có “vùng cấm” trong vụ Hồ Duy Hải?

Vụ án Hồ Duy Hải hiện vẫn còn đươc thảo luận với nhiều luồng ý kiến khác nhau trong dư luận nhân dân, nhất là sau kết luận phiên Giám đốc thẩm thời gian qua.

Sau kết luận Giám đốc thẩm, nhiều cử tri thậm chí đã viết tâm thư đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, nhờ Tổ Đại biểu Quốc hội chuyển lời đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về những trăn trở xung quanh vụ án giết người ở bưu điện Cầu Voi (Long An) và số phận của Hồ Duy Hải.

Quang cảnh phiên họp chiều 16/6. - Sputnik Việt Nam
Ủy ban Tư pháp xem xét vụ án Hồ Duy Hải: Án tử vẫn lơ lửng trên đầu

Điển hình như cử tri Nguyễn Văn Hạnh, ngày 19/11, trong buổi tiếp xúc cử tri đơn vị 6, TP.HCM (quận Bình Thạnh) nói việc tình tiết, nội dung vụ án còn gây tranh cãi khi có dấu hiệu dàn dựng (dao thớt, không phải tang vật mà mua từ chợ về).

Cùng với đó, một số quan điểm buộc tội của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao tại phiên Giám đốc thẩm vừa qua trái với kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Vấn đề này cũng tranh luận rất nhiều thời gian qua, phía VKSND Tối cao khẳng định họ làm đúng pháp luật, trách nhiệm và bổn phận của mình.

Cử tri Nguyễn Văn Hạnh cũng lưu ý Ủy ban Tư Pháp của Quốc hội cũng đã có báo cáo chỉ ra các dấu hiệu vi phạm về tố tụng trong vụ án Hồ Duy Hải. Ông Hạnh đau đáu, khởi nguồn của các hành xử sai luật là tư duy và nhận thức của cán bộ và cơ quan luật pháp chưa theo kịp Hiến pháp dẫn đến những cách hành xử đáng tiếc của cơ quan pháp luật, chính quyền và người dân.

Ngày 20/11, trao đổi với Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Trần Lưu Quang tại đơn vị 1 (quận 1, quận 3, quận 4), cử tri Nguyễn Long Phú (phường Đa Kao, Quận 1) thắc mắc vì sao tại phiên chất vấn Quốc hội vừa qua, tuyệt nhiên không có đại biểu nào hỏi về vụ án Hồ Duy Hải.

Cử tri Phú trăn trở, các đại biểu “chống tham nhũng không vùng cấm”, nhưng chất vấn như vậy có vùng cấm hay không?

Vụ Hồ Duy Hải vẫn đang còn hiệu lực pháp luật

Gần đây nhất, ngày 21/11, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân TP. HCM Trịnh Ngọc Thúy khi cùng tiếp xúc cử tri đơn vị số 7 (cử tri quận 9) với Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Đoàn ĐBQH TP.HCM, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM đã có phần trả lời về vụ án Hồ Duy Hải.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu giải trình, làm rõ vụ án Hồ Duy Hải. - Sputnik Việt Nam
Uy tín nền tư pháp: Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói về vụ án Hồ Duy Hải

Tại Hội nghị này, bà Nguyễn Thị Dung (cử tri trú ở phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9) đặt vấn đề, vụ án Hồ Duy Hải kết quả xem xét trước đây, cũng như kết quả xét xử giám đốc thẩm đã gây bức xúc trong dư luận vì những vi phạm nghiêm trọng trong quá trình điều tra, tố tụng, xét xử.

“Chúng tôi được biết Ủy ban Tư pháp của Quốc hội được Ủy Ban Thường vụ Quốc hội giao nghiên cứu, xem xét lại vụ án này. Vậy quan điểm, ý kiến của Ủy ban Tư pháp Quốc hội về vụ án này ra sao? Khi nào công khai cho người dân biết?”, cử tri Nguyễn Thị Dung chất vấn.

Trả lời cử tri Dung, bà Trịnh Ngọc Thúy, Phó chánh án TAND TP.HCM cho biết vụ án Hồ Duy Hải là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây ra cái chết của 2 cô gái ở Bưu điện Cầu Voi (xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) vào tối ngày 13/1/2008.

Các nội dung và kết quả xét xử đã được công bố rõ trên các phương tiện thông tin đại chúng và “xác định rõ Hồ Duy Hải là thủ phạm”, Phó Chánh án TAND TP.HCM khẳng định.

Tuy nhiên, bà Trịnh Ngọc Thúy cũng cho biết, trước các kiến nghị của cử tri, Đoàn ĐBQH TP.HCM cũng đã có văn bản gửi Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về vụ án Hồ Duy Hải.

Phó Chánh án Trịnh Ngọc Thúy nêu rõ, ngày 14/8/2020, Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã gửi văn bản số 2640 về kết quả trả lời kiến nghị của cử tri đến Đoàn ĐBQH các tỉnh thành, trong đó có Đoàn ĐBQH của TP.HCM.

Theo nội dung văn bản của Ủy ban Tư pháp, ngày 8/5/2020, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã ban hành Quyết định giám đốc thẩm xét xử vụ án Hồ Duy Hải, trong đó quyết định giữ nguyên bản án phúc thẩm của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM xử phạt tử hình bị cáo Hồ Duy Hải về tội “giết người” và tội “cướp tài sản”.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức Thắng phát biểu ý kiến.  - Sputnik Việt Nam
Đại biểu Quốc hội tranh luận khi đề cập vụ Hồ Duy Hải

Đồng thời, Ủy ban Tư pháp đánh giá đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, đã kéo dài qua nhiều năm, được cử tri và dư luận quan tâm trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII. Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự đã báo cáo Quốc hội về vụ án Hồ Duy Hải.

Cùng với đó, để xem xét một cách toàn diện các vấn đề liên quan đến vụ án, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã giao Ủy ban Tư pháp nghiên cứu. Sau đó, Ủy ban Tư pháp đã tổ chức họp và đang báo cáo kết quả nghiên cứu đến các cơ quan có thẩm quyền.

“Vì đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng phải xem xét tất cả quyền lợi ích của cả bị cáo và bị hại nên Ủy ban Tư pháp đã có trả lời như trên. Bản thân là một công dân và cũng là cán bộ công tác trong ngành tòa án, tôi cho rằng khi chưa có một cơ quan nào hủy, sửa thì bản án đang có hiệu lực pháp luật”, Phó Chánh án TAND TP.HCM cho biết.
Vụ án Hồ Duy Hải sát hại hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi, Long An

Theo cáo trạng hiên đang được xem xét giám đốc thẩm, tối 13/1/2008, Hồ Duy Hải đến Bưu điện Cầu Voi nơi chị Nguyễn Thị Ánh Hồng (23 tuổi) và người em họ tên Nguyễn Thị Thu Vân (21 tuổi) làm việc để chơi.

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao dự phiên tòa. - Sputnik Việt Nam
Tình tiết mới vụ án Hồ Duy Hải

Do nảy sinh ý định quan hệ tình dụng với chị Hồng nhưng không thực hiện được nên Hồ Duy Hải quyết định giết cả Hồng và Vân. Cụ thể, khi chị Vân đã ra ngoài, Hải kéo người chị Hồng vào phòng ngủ nhưng bị cự tuyệt. Tức giận vì bị cô gái đạp ngã vào tường, Hải đã dùng dao và thớt gỗ để gần đó sát hại nữ nhân viên. Vì sợ bị bại lộ, Hải phục sẵn rồi giết luôn chị khi cô này đi mua trái cây trở về.

Sau khi gây án, Hải lấy đi 1 triệu đồng, khoảng 40 - 50 sim điện thoại, 1 điện thoại Nokia và nữ trang của hai nạn nhân. Sau đó, Hải đem nữ trang đi TP.HCM bán lấy tiền được 3,7 triệu đồng.

Cuối năm 2008, Hải bị TAND tỉnh Long An tuyên phạt mức án tử hình. TAND Tối cao tại TP.HCM mấy tháng sau đã bác đơn xin giảm nhẹ hình phạt của Hải y án sơ thẩm.

Ngày 4/12/2014, Văn phòng Chủ tịch nước có công văn truyền đạt ý kiến của Chủ tịch nước về việc tạm dừng thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải, đồng thời yêu cầu chánh án TAND tối cao, viện trưởng Viện KSND tối cao chỉ đạo xem xét, làm rõ trường hợp Hồ Duy Hải có bị kết án oan, sai hay không và báo cáo Chủ tịch nước. Cùng ngày, Hội đồng thi hành án tử hình tỉnh Long An có quyết định hoãn thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải.

Quang cảnh khai mạc phiên tòa  - Sputnik Việt Nam
Viện KSND Tối cao báo cáo lên Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vụ án Hồ Duy Hải

Ngày 22/11/2019, viện trưởng Viện KSND tối cao ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, đồng thời hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã tuyên với Hồ Duy Hải để điều tra lại.

Ngày 8/5/2020, Hội đồng giám đốc thẩm TAND Tối cao bác kháng nghị này, đồng thời xác định kháng nghị đề nghị hủy án của VKSND Tối cao là “không phù hợp với pháp luật” bởi luật không cho phép Viện trưởng VKSND Tối cao và Chánh án TAND Tối cao kháng nghị xem xét lại vụ án khi quyết định bác ân giảm của Chủ tịch nước đang có hiệu lực pháp luật.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала