Các hãng hàng không Việt Nam cầu cứu Chính phủ: Tránh “tị nạnh”, “choảng nhau”

© Flickr / ERIC SALARDVietnam Airlines
Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nhiều hãng hàng không Việt Nam “lỗ nặng nề” bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, theo PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trước khi “tị nạnh”, hay “choảng nhau”, thì các hãng hàng không Việt nên ngồi lại, đoàn kết, xem vượt qua khủng hoảng thế nào.

Thứ trưởng Lê Anh Tuấn cho biết, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục nghiên cứu tham mưu cho Chính phủ ban hành những chính sách để giúp ngành hàng không phục hồi.

Covid-19 là cú sốc giáng đòn vào ngành hàng không

Ngày 26/11, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam (VABA) phối hợp với Viện Kinh tế - Xã hội và Công nghệ (SETI) tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Vượt qua khủng hoảng, phát triển bền vững ngành hàng không Việt Nam”.

Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam
Fitch Ratings: Hàng không Việt Nam có thể phục hồi nhanh hàng đầu Đông Nam Á

Hội thảo lần này được tổ chức nhằm đánh giá những khó khăn, vướng mắc, cơ hội và thách thức của ngành hàng không Việt Nam dưới tác động của đại dịch Covid-19 – cú sốc khủng hoảng giáng đòn vào mọi mặt của nền kinh tế, nhất là du lịch hàng không năm nay.

Cũng tại Hội thảo lần này, đại diện các hãng hàng không của Việt Nam đồng loạt “cầu cứu” Chính phủ, đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ thuế, phí, cho vay tái cấp vốn lãi suất ưu đãi để các công ty hàng không có nguồn lực tài chính đủ duy trì hoạt động.

Có thể nói, ngành hàng không Việt Nam những năm qua, đạt mức trưởng cao, bình quân 13% mỗi năm, được quốc tế đánh giá là một trong những ngành hàng không năng động nhất thế giới và có mức tăng trưởng, triển vọng phát triển thuộc top cao của khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2020 tới nay, dịch bệnh do coronavirus gây ra đã ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt của nền kinh tế, đời sống xã hội, trong đó, ngành hàng không Việt Nam chịu thiệt hại nặng nề.

Kịch bản phục hồi ngành hàng không Việt Nam: Cần ít nhất 3 năm

Trình bày báo cáo tham luận tại Hội thảo “Vượt qua khủng hoảng, phát triển bền vững ngành hàng không” hôm nay, ông Phạm Văn Hảo, Phó Cục trưởng Cục Hàng không chia sẻ, thời gian qua, Việt Nam là một trong 10 thị trường hàng không trên thế giới phát triển trên 10% về hành khách và hàng hóa.

Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam
Quốc hội “giải cứu” Vietnam Airlines và số phận các dự thảo luật chưa được thông qua

Tuy nhiên, với việc bùng phát đại dịch Covid-19, thị trường hàng không bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hoạt động bay quốc tế là chủ yếu là bay hàng hóa hay vận chuyển công dân về nước.

Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam dẫn đánh giá của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO) cho hay, ngành hàng không thế giới đã và sẽ đối diện với 2 kịch bản.

Trong đó, kịch bản đầu tiên là mô hình phục hồi theo chữ V, tức sụt giảm theo đáy rồi phát triển nhanh trở lại. Kịch bản thứ hai mà vị lãnh đạo đề cập chính là theo mô hình Chữ U – tức quy luật sẽ giảm xuống đáy và kéo dài từ 3-5 tháng đi kèm suy giảm kinh tế, dự báo thị trường hàng không sụt giảm 48-71% tùy theo diễn biến dịch bệnh Covid-19.

Phó Chủ tịch Phạm Văn Hảo thông tin rằng, theo đánh giá, ngành hàng không Việt Nam từng bước phục hồi theo chữ V, đồng thời, Cục Hàng không đang phối hợp với các hãng nghiên cứu trình Chính phủ mở lại chuyến bay quốc tế đến Việt Nam với mục tiêu kiểm soát dịch bệnh, không mở cửa ào ạt hay vì kinh tế mà bỏ qua dịch bệnh.

Tuy nhiên, vị lãnh đạo cũng nêu rõ, dự kiến, thị trường hàng không mất tới 3 năm mới phục hồi đạt như năm 2019.

Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam
Máy bay Vietnam Airlines phải quay đầu vì hành khách đốt lửa: Đe dọa an ninh hàng không
Trong bài phát biểu của mình, đại diện Cục Hàng không liên tục dùng những cụm từ điển hình như ngành hàng không “bị ảnh hưởng nghiêm trọng” để đánh giá tác động của dịch bệnh rất rõ nét và sâu rộng đối với lĩnh vực này.

Thậm chí, theo ông Hảo, đại diện nhiều hãng hàng không phải lên tiếng thừa nhận thị trường sụt giảm nghiêm trọng, thậm chí có thời điểm dù không bay nhưng vẫn trang trải chi phí cố định như thuê mua, bảo dưỡng tàu bay nên “lỗ nặng nề”.

Cùng với đó, Cục Phó Phạm Văn Hảo nhắc lại, trong giai đoạn này, Cục Hàng không Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với các hãng hàng không nghiên cứu báo cáo Bộ Giao thông Vận tải để trình Chính phủ ban hành các phương án để có thể mở lại hoạt động vận chuyển khách quốc tế đến Việt Nam với yêu cầu tuyệt đối đảm bảo kiểm soát dịch bệnh, vừa an toàn chống dịch, vừa khôi phục lại hoạt động của ngành hàng không.

Trật tự hàng không Việt Nam sẽ có sự thay đổi?

Phát biểu tại Hội thảo, theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Lê Anh Tuấn, ngành hàng không có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, thúc đẩy hội nhập văn hóa kinh tế-chính trị của Việt Nam.

Kiểm tra các giấy xét nghiệm của các hành khách. - Sputnik Việt Nam
Về tin “Vietnam Airlines phá sản” và khi nào Việt Nam bay lại đường bay quốc tế

Đặc biệt, trong những năm gần đây, vận tải hàng không trong nước và khu vực tăng trưởng mạnh mẽ. Trong các năm qua, hàng không Việt Nam luôn tăng trưởng ở mức 2 con số. Riêng trong năm 2019 vận chuyển hơn 136 triệu hành khách, năng lực điều hành bay không ngừng nâng cao (hơn 900.000 chuyến bay).

Theo Thứ trưởng Lê Anh Tuấn, năng lực điều hành bay cũng không ngừng được nâng cao. Các cảng phục vụ 740 nghìn lượt cất hạ cánh, tỷ trọng luân chuyển hành khách qua đường hàng không đã chiếm tới 31,44% tổng luân chuyển hành khách trong 5 loại phương thức vận tải của Việt Nam.

Tuy nhiên, đại diện lãnh đạo Bộ GTVT cũng thừa nhận, cùng với những khó khăn cũ như “chiến tranh thương mại Mỹ - Trung”, căng thẳng địa chính trị leo thang, bất ổn chính sách gia tăng toàn cầu, dịch Covid-19 “gây rối loạn hoạt động kinh tế”, ảnh hưởng đời sống xã hội, làm tê liệt ngành hàng không Việt Nam và thế giới.

Theo Thứ trưởng Lê Anh Tuấn, tại Việt Nam, các hoạt động vận tải hàng không đã phải hy sinh quyền lợi chính đáng để phục vụ chủ trương giãn cách xã hội, khoanh vùng dập dịch, dừng vận chuyển hành khách trong suốt thời gian dịch bệnh căng thẳng.

“Dịch Covid-19 khiến nhiều hãng hàng không phá sản và không rõ trật tự của các hãng hàng không có thay đổi hay không? Ví dụ như Singapore đang gặp khó khăn hơn chúng ta rất nhiều vì diện tích nhỏ, chỉ có một sân bay và khi đóng cửa tê liệt hoàn toàn vì không có thị trường nội địa”, Thứ trưởng Bộ GTVT nêu vấn đề.

Khẳng định tại Hội thảo về giải pháp trong thời gian tới, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn cho biết, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục nghiên cứu tham mưu cho Chính phủ ban hành những chính sách để giúp ngành hàng không phục hồi.

Boeing 787-9 Dreamliner - Sputnik Việt Nam
Bamboo Airways của ông Trịnh Văn Quyết được phép bay thẳng đến Mỹ

Tuy nhiên, ông Tuấn cũng thẳng thắn, dự báo sắp tới ngành hàng không vẫn đứng trước khó khăn to lớn, khi dịch bệnh trên thế giới vẫn chưa được kiểm soát kéo theo hoạt động vận tải hàng không quốc tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, theo đại diện Bộ GTVT, các doanh nghiệp và các nhà quản lý cần cùng nhau “ngồi lại”, hợp tác, bàn bạc để đưa ra những giải pháp thích hợp.

Đồng tình với quan điểm này của Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn, phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đây là thời điểm quyết định thay đổi cục diện “cuộc chơi” giữa các hãng hàng không.

Vị chuyên gia nêu rõ, các hãng bay trước khi “tị nạnh” được hơn phần hỗ trợ thì phải bàn với nhau mình có thay đổi cục diện được hay không.

PGS.TS Trần Đình Thiên chỉ rõ, những doanh nghiệp càng to và nhiều thị trường chắc gì sống được lâu do nợ nần nhiều vì dịch.

“Vậy, các hãng hàng không Việt Nam sẽ đứng lên như thế nào, sống ra sao trong trật tự hàng không mới. Vì thế, các đơn vị liên quan nên phân tích những hãng hàng không đối thủ cạnh tranh với mình”, chuyên gia lưu ý.
Các hãng hàng không Việt “lỗ nặng”, cầu cứu Chính phủ

Phát biểu tại Hội thảo hôm nay, đứng ở góc độ doanh nghiệp hàng không, Phó ban Kế hoạch phát triển, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) Nguyễn Tiến Hoàng thừa nhận, sự bùng nổ của đại dịch SARS-CoV-2 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hãng hàng không, trong đó có Vietnam Airlines.

Theo ông Nguyễn Tiến Hoàng, thách thức đầu tiên và rõ nhất là nhìn vào doanh thu từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của các doanh nghiệp hàng không tại Việt Nam đều bị sụt giảm nghiêm trọng.

Ông Hoàng dẫn dự báo của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) cho thấy, thiệt hại hàng không Việt Nam rơi vào khoảng 4 tỷ USD trong năm nay.

Đại diện lãnh đạo Vietnam Airlines chỉ rõ, mặc dù thị trường nội địa tuy có phục hồi nhưng sức mua yếu, giá vé lại giảm mạnh. Trong khi đó, thị trường quốc tế đóng băng tập trung chủ yếu là các chuyến bay đưa công dân hồi hương hay chở chuyên gia.

Cùng với đó, áp lực về thâm hụt dòng tiền rất lớn, khi mặc dù không bay hoặc bay ít, nhưng các hãng hàng không vẫn phải trả các chi phí cố định như thuê mua, bảo dưỡng tàu bay

“Hiện, dịch Covid-19 đã lắng dịu nhưng với đà suy thoái kinh tế và tâm lý lo ngại đó vẫn là rào cản kéo dài sự phục hồi ngành hàng không nói chung”, ông Nguyễn Tiến Hoàng nói.

Riêng Vietnam Airlines doanh thu giảm hơn nữa, số lỗ năm nay dự kiến khoảng 14.000-15.000 tỷ đồng. Ông Hoàng cho biết, trong 9 tháng năm 2020 doanh thu của Vietnam Airlines giảm hơn một nửa so với cùng kỳ 2019, thâm hụt dòng tiền hơn 7.358 tỷ đồng. Ước thực hiện cả năm 2020, doanh thu Vietnam Airlines giảm hơn một nửa so với năm 2019.

Ngoài ra, còn một vấn đề nữa theo đại diện Vietnam Airlines đó chính là việc các hãng bay liên tục đổ tải vào thị trường nội địa khiến dư thừa nguồn cung và cạnh tranh trực diện giảm giá vé nhằm thu hút khách và cạnh tranh giữa các hãng, với các loại hình vận tải khác.

“Hiệu quả khai thác, tiềm lực tài chính giảm nghiêm trọng, khó cạnh tranh với các hãng hàng không nước ngoài”, Phó Ban Kế hoạch phát triển của Vietnam Airlines nhấn mạnh.

Về phần mình, theo bà Hồ Ngọc Yến Phương, Phó Tổng giám đốc Hãng hàng không Vietjet Air, trước đại dịch Covid-19, hàng năm tăng trưởng của Vietjet Air đã đạt bình quân trên 30% đến năm 2019.

Bà Phương khẳng định, tích lũy Vietjet Air đã phục vụ 100 triệu hành khách, đóng góp thuế, phí, lệ phí tích lũy xấp xỉ 9.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Phó Tổng giám đốc Vietjet Air cũng nêu khó khăn rằng, đại dịch Covid đã làm dòng tiền của hãng giảm sụt. Do đó, để tăng cường nguồn lực tài chính cho hàng không, Vietjet đã chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính tích luỹ trong nhiều năm.

Theo tiết lộ của đại diện Ban lãnh đạo Vietjet, doanh nghiệp này đã triển khai hàng loạt các giải pháp quyết liệt như mở rộng dịch vụ kinh doanh vận chuyển hàng hóa, phát triển các dịch vụ phụ trợ, thẻ bay Power Pass, tự phục vụ mặt đất tại cảng hàng không Nội Bài, đồng thời Vietjet đã tích cực triển khai các chương trình tiết kiệm chi phí, giảm chi phí trên mỗi đơn vị giờ khai thác từ 35-45% nhờ tối ưu hóa hoạt động khai thác.

“Với tình hình khó khăn hiện nay, ước tính Vietjet Air thiếu hụt 7.000 - 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh”, bà Hồ Ngọc Yến Phương cho biết.

Với những khó khăn vừa nêu, bà Hồ Ngọc Yến Phương cho hay, doanh nghiệp hàng không rất cần nguồn lực tài chính để tiếp tục hoạt động, chính vì vậy hãng đề xuất được vay với lãi suất ưu đãi đối với ngành hàng không.

Cụ thể, theo bà Phương đề xuất tới Bộ GTVT và các đơn vị liên quan kiến nghị tới Chính phủ xem xét hỗ trợ tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại, hỗ trợ hãng vay 4.000 tỷ đồng để giải quyết thanh khoản với lãi suất ưu đãi trong thời hạn từ 3-5 năm. Bà Phương cho biết, Vietjet sẽ bắt đầu trả nợ và lãi kể từ 2023-2025.

Bên cạnh đó, đại diện lãnh đạo Vietjet, bà Hồ Ngọc Yến Phương cũng đề xuất các cơ quan chức năng giảm và kéo dài thời gian ưu đãi thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay, giảm phí, lệ phí và các chi phí dịch vụ cảng hàng không.

Cũng trình bày về loạt khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải, ông Nguyễn Khắc Hải - Phó Tổng giám đốc Bamboo Airways, cho biết, dù thực hiện nhiều giải pháp tăng vốn góp từ cổ đông, tăng đội bay, đường bay nhưng dịch Covid-19 khiến doanh thu Bamboo Airways doanh thu sụt giảm.

Ông Hải ước tính Bamboo Airways lỗ bằng 1/3, 1/4 Vietnam Airlines (Vietnam Airlines dự kiến lỗ hợp nhất khoảng 15.000 tỉ đồng trong năm 2020).

“Bamboo Airlways đã kiến nghị hỗ trợ lên nhiều cấp. Chúng tôi đồng ý với kiến nghị như Vietjet, đề xuất Chính phủ hỗ trợ chung cho các hãng chứ không riêng Bamboo Airways bằng hình thức cho vay tái cấp vốn cho các hãng hàng không. Các hãng đi vay trực tiếp từ ngân hàng thương mại với lãi suất 2-3%, thời hạn vay 2-3 năm và đảm bảo bằng tài sản”, đại diện lãnh đạo Bamboo Airways nêu rõ.

Tại Hội thảo, đại diện các hãng bay thống nhất kiến nghị giảm 50% phí cất hạ cánh, giá dịch vụ bay, giảm thuế môi trường, mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế ở một số nước đã kiểm dịch tốt, không cấp phép bay cho các hãng hàng không cho tới năm 2024 (chỉ cấp phép hãng bay khi tự chủ nguồn lực, có kế hoạch bay và tiềm lực tài chính rõ ràng).

Đồng thời, các hãng hàng không cũng mong Chính phủ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cho vay lãi suất 0% để trả lương cán bộ, công nhân viên.

Không “tị nạnh”, “choảng nhau” mà phải đoàn kết vượt qua khủng hoảng

Trình bày quan điểm tại Hội thảo, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, vấn đề quan trọng nhất là duy trì và vượt qua khó khăn chứ không phải quan tâm là hãng nào “chết” trước, hãng nào sẽ yếu đi nhưng có thể tự mình đứng dậy được?.

Boeing 737 MAX 8  - Sputnik Việt Nam
Cơ quan quản lý hàng không Hoa Kỳ có kế hoạch cấp phép cho Boeing 737 MAX hoạt động trở lại

Theo thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng, hiện hay, Chính phủ và các bộ, ngành đã khống chế được dịch, giúp thị trường hàng không nội địa có thể duy trì hoạt động.

Vị chuyên gia đánh giá, thị trường nội địa đang là chỗ dựa quan trọng và các hãng có thể tìm cách phát triển, do đó cần kích hoạt thị trường nội địa hàng không cũng như du lịch tạo nên sức cầu nội địa.

Đề cập đến việc tiếp cận các nguồn vốn vay nhằm sống sót qua đại dịch Covid-19, theo PGS.TS Trần Đình Thiên, các hãng hàng không cần chứng minh với ngân hàng rằng ngành hàng không là mũi nhọn về kinh tế, hứng chịu thiệt hại nhiều nhất nhưng lúc đứng dậy cũng phải là đầu tiên.

“Việc tìm nguồn tài trợ cho hàng không phải đặt hướng thuyết phục ngân hàng, Chính phủ tài trợ hàng không chính là tài trợ cho tương lai. Hàng không thế giới đứng dậy thì ta phải đứng dậy ngay lập tức đồng thời đi kèm với dự báo được tương lai của ngành hàng không trong bối cảnh hiện tại”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mọi hoạt động bay trong điều kiện vừa thi công vừa khai thác, tần suất chuyến bay trong một giờ tại sân bay Nội Bài sẽ giảm do máy bay chỉ cất và hạ cánh trên cùng đường băng, thay vì trên hai đường băng như trước - Sputnik Việt Nam
Cục Hàng không đề xuất rút ngắn thời gian đóng cửa sân bay Nội Bài
Từ đó, PGS.TS Trần Đình Thiên nêu rõ, các hãng hàng không Việt cần được cứu và Nhà nước phải có trách nhiệm như hỗ trợ cấp vốn, lãi suất, tránh việc hãng hàng không “tị nạnh” hay “choảng nhau” mà 3 hãng (Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways) cần chung sức, đồng lòng để vượt qua dịch.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Trần Đình Thiên dùng hình ảnh dịch Covid-19 khiến nền kinh tế nói chung, các hãng hàng không trong nước và trên thế giới giống như bị “ngộ độc”, do đó phải có cơ chế, thuốc “giải độc” uống để cơ thể không còn “trúng độc", sau đó mới uống thuốc bổ để cơ thể trở lại bình thường.

“Các hãng lẽ ra phải bắt tay nhau vượt qua khủng hoảng thì lại đi chia rẽ nhau. Lẽ ra từ khi dịch Covid-19 bùng phát, khi không thể bay được đã phải tính đến phương án “ăn đong” để vượt qua khủng hoảng. Dịch Covid-19 là sự cố “bất thường”, đối sách là phải lấy cái bất thường, tức thì để đối phó chứ không phải là lấy cái “bình thường” để đối phó lại với điều “bất thường”, như thế là không phù hợp”, vị chuyên gia thẳng thắn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала