Cuộc chiến tranh với Việt Nam thành “bài học mới nhất” với tướng lĩnh quân đội Trung Quốc

© AFP 2023 / Soe Than WinMột người lính Hải quân Trung Quốc trên boong tàu chiến Trung Quốc
Một người lính Hải quân Trung Quốc trên boong tàu chiến Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn quân đội “đạt đẳng cấp thế giới” nhưng tướng lĩnh, chỉ huy Quân PLA lại bị chê thiếu kinh nghiệm chiến đấu và quá thiếu kiến thức về chiến tranh hiện đại kể từ sau chiến tranh biên giới Việt – Trung.

Chuyên gia quân sự cho rằng, với tình hình hiện tại, Trung Quốc sẽ phải “cố mà học hỏi” từ quân đội Mỹ hay Nga với kinh nghiệm tác chiến ở các chiến trường thực tế.

Chính điểm yếu về thiếu kinh nghiệm tác chiến, không có kiến thức về chiến tranh, vũ khí hiện đại cùng hệ thống chính trị nội tại gây ra nhiều thách thức để quân đội Trung Quốc có thể biến đội quân cồng kềnh thành lực lượng chiến đấu tinh nhuệ, “sẵn sàng” với mọi cuộc chiến như Chủ tịch Tập Cận Bình mong muốn.

Tàu ngầm Trung Quốc trên Biển Đông. - Sputnik Việt Nam
Liệu Trung Quốc có thể thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông?

Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn Quân đội đạt đẳng cấp thế giới

Đánh giá về sức mạnh và thực tế phát triển Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), chuyên gia cho rằng, giới lãnh đạo, chỉ huy quân đội Trung Quốc 'thiếu kinh nghiệm chiến đấu' và kiến thức về chiến tranh hiện đại. Đây là lực cản trong quá trình hiện đại hóa quân đội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tham vọng bá quyền của Bắc Kinh.

Bài viết mới đây của tờ Bưu điện Nam hoa Buổi sáng (SCMP) chỉ ra điểm yếu và thực trạng đáng lo ngại trong giới cầm quyền cấp cao quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hiện nay.

Theo nhiều nhà phân tích quân sự, việc thiếu kinh nghiệm chiến đấu và kiến thức về chiến tranh hiện đại ở cấp cao nhất đang cản trở nỗ lực hiện đại hóa của quân đội Trung Quốc và khả năng đối mặt với những thách thức an ninh ngày càng gia tăng trong và ngoài nước.

Theo SCMP, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), với 2 triệu binh sĩ, đã cố gắng học hỏi từ quân đội Mỹ trong vài thập kỷ qua, nhưng các chuyên gia cho rằng những sai lầm nội tại và hệ thống chính trị của Trung Quốc đang gây ra nhiều vấn đề với quá trình hiện đại hóa.

Trong bốn năm qua, Quân Giải phóng PLA đã bắt tay vào một cuộc đại tu chưa từng có để biến quân đội cồng kềnh thành một lực lượng chiến đấu hiện đại nhanh nhẹn hơn.

Tàu Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc gần vị trí đặt giàn khoan dầu của Trung Quốc trên Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông: Bắc Kinh không muốn làm mất lòng Việt Nam và các nước láng giềng khác về vùng nhận dạng phòng không
“Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền muốn PLA trở thành lực lượng hiện đại hóa vào năm 2027 và quân đội đẳng cấp thế giới vào năm 2050”, chuyên gia của tờ Bưu điện Nam hoa Buổi sáng nhận định.

Tướng lĩnh Trung Quốc bị chê thiếu kinh nghiệm chiến đấu

Một vài dấu hiệu cho thấy sẽ có những cuộc tập trận chung quan trọng, với việc Quân ủy Trung ương (CMC) ban hành hướng dẫn huấn luyện mới vào đầu tháng 11.

Chi tiết của hướng dẫn không được công bố nhưng chúng nhằm mục đích thúc đẩy sự kết hợp giữa các lực lượng chiến đấu khác nhau và các hệ thống vũ khí tiên tiến của PLA.

Một nguồn tin trong quân đội nói rằng hơn 70% tài liệu dựa trên các hướng dẫn của quân đội Mỹ về các cuộc tập trận chung.

Chuyên gia quân sự Zhou Chenming tại Bắc Kinh cho biết hướng dẫn này được soạn thảo vì Covid-19 đã ngăn PLA đạt được các mục tiêu huấn luyện trong năm nay và quân đội cần phải bắt kịp những mục tiêu đó.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy điều đó khi tại một hội nghị tổng kết huấn luyện hàng năm ở Bắc Kinh được tổ chức vào ngày 25 tháng 11, Chủ tịch Tập Cận Bình - đồng thời là chủ tịch Quân ủy Trung ương đã kêu gọi các sĩ quan, cán bộ lãnh đạo hàng đầu thực hiện "những cải tiến toàn diện và tổng thể" đối với việc đào tạo của PLA khi nêu bật những thách thức an ninh mới và ngày càng gia tăng mà Trung Quốc phải đối mặt.

Các nhà quan sát quân sự cho biết việc thiếu tài năng, kinh nghiệm thực chiến vẫn là một rào cản nghiêm trọng để đáp ứng những thách thức đó.

Các chiến sĩ Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam hiện đại hóa Quân đội có nhằm chống lại Trung Quốc?
“Khi bạn nhìn vào các thành viên mặc đồng phục trong Quân ủy Trung ương, chỉ một người trong số đó có kinh nghiệm chiến đấu. Nhưng kinh nghiệm của ông ấy có thể có từ bốn thập kỷ trước”, một nguồn tin dấu tên trong quân đội cho biết, ám chỉ Tướng Lý Tác Thành, Tổng tham mưu trưởng PLA.

Tờ báo nhắc lại một sự kiện chẳng mấy vui vẻ, Tổng Tham mưu trưởng Lý Tác Thành bị gãy răng trong cuộc giao tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam vào cuối những thập niên 1970.

Các tướng lĩnh khác trong ban lãnh đạo CMC, bao gồm Chủ nhiệm bộ Công tác Chính trị Miêu Hoa, Cục trưởng Quản lý Huấn luyện Lê Hỏa Huy cùng người tiền nhiệm Trịnh Hòa, từng tham gia các cuộc thử nghiệm tên lửa ở eo biển Đài Loan trong giai đoạn 1995-1996, nguồn tin cho biết.

Theo đó, các chiến lược đã thay đổi kể từ đó và các chỉ huy ngày nay cần giám sát các hệ thống phức tạp hơn nhiều.

“Vào thời đó, các tàu dân sự được sử dụng để vận chuyển tên lửa, vũ khí và các thiết bị khác. Hiện nay hải quân sở hữu đủ tàu tiếp liệu và nhiệm vụ hàng đầu của họ là làm thế nào để phối hợp với không quân, lực lượng tên lửa và thủy quân lục chiến trong huấn luyện tác chiến chung để mọi người đều sẵn sàng chiến đấu”, nguồn tin nói.

Đối đầu Mỹ - Trung ở Biển Đông: Sự khủng hoảng trong quân đội Trung Quốc

Nhà quan sát quân sự tại Hồng Kông Lương Quốc Lương cho biết ông Tập Cận Bình đã cảm thấy "cảm giác khủng hoảng mạnh mẽ" khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ leo thang ở eo biển Đài Loan và Biển Đông.

Vào những ngày kỷ niệm chiến tranh biên giới 1979  chính quyền đã bắt giữ một số người cố gắng tổ chức những hoạt động tôn vinh các liệt sĩ tại Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh biên giới 1979: Sự chính nghĩa của Việt Nam trước Trung Quốc xâm lược
“Với tư cách là tổng tư lệnh của PLA, ông Tập Cận Bình hy vọng những người đứng đầu có thể chịu trách nhiệm cao hơn trong việc đưa ra các chiến lược đào tạo có thể đưa tất cả các quân chủng của PLA và năm bộ tư lệnh chiến khu của họ lại với nhau”, ông Lương cho hay.

Trong quá khứ, các quân chủng và năm bộ tư lệnh chiến khu của PLA hoạt động độc lập, với trách nhiệm đào tạo chính là các chỉ huy cấp cơ sở.

“Tuy nhiên ông Tập muốn để các quan chức quân sự hàng đầu dẫn đầu kế hoạch huấn luyện”, theo ông Liang.

Chuyên gia Chu Thần Minh cho biết PLA đã tăng cường trình độ giáo dục cho binh sĩ, với 30% quân nhân tốt nghiệp đại học. Nhưng đó cũng là một thách thức để các thành viên cấp cao làm quen với sự phát triển công nghệ nhanh chóng.

“Nhiều vũ khí và thiết bị quen thuộc với các tướng lĩnh cấp cao hàng đầu đã bị loại bỏ trong bối cảnh PLA hiện đại hóa trong vài thập kỷ qua, được thay thế bằng vũ khí thế hệ mới, như máy bay chiến đấu tàng hình J-20, vận tải cơ hạng nặng Y-20, dự kiến trở thành một phần của các chiến dịch hiệp đồng với tiêm kích hạm và tàu đổ bộ”, ông Chu nói.
© Sputnik / A. Zuyzin / Chuyển đến kho ảnhCuộc xung đột Trung-Việt năm 1979
Cuộc chiến tranh với Việt Nam thành “bài học mới nhất” với tướng lĩnh quân đội Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Cuộc xung đột Trung-Việt năm 1979

Căng thẳng biên giới ngày càng leo thang giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã thúc đẩy PLA triển khai các loại vũ khí mới kể từ mùa hè - chẳng hạn như máy bay vận tải quân sự cỡ lớn Y-20 có khả năng chở xe tăng, máy bay tàng hình J-20 và một số xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến - để sẵn sàng giao tranh trong trường hợp cần thiết.

“Nhưng làm thế nào để sử dụng những vũ khí đó trong chiến tranh hiện đại vẫn là một chủ đề mới đối với các chỉ huy hàng đầu của PLA”, ông Chu cho hay.

Sau chiến tranh Việt – Trung, chỉ huy PLA thiếu kiến thức về chiến tranh hiện đại

Nhà quan sát quân sự Antony Wong Tong tại Ma Cao cho biết học thuyết huấn luyện của PLA từ lâu đã được truyền cảm hứng từ Liên Xô trước đây, hay quân đội Nga ngày nay, cũng như lực lượng Hoa Kỳ, trong đó các sĩ quan cấp cao và tướng lĩnh hàng đầu “đều được huấn luyện qua thực tế chiến đấu”.

Đạn pháo quân Trung Quốc nã dồn dập vào biên cương - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh biên giới 1979: Trung Quốc thừa nhận chiến thuật tấn công Việt Nam là thảm họa
“Nhiều chỉ huy quân đội Mỹ ngày nay đã trải qua một số cuộc chiến tranh ở Trung Đông trong những năm gần đây, trong khi Nga cũng đào tạo và trau dồi rất nhiều khả năng quân sự sau chiến dịch Chechnya vào năm 2000 và can thiệp vào cuộc nội chiến Syria hồi năm 2011”, chuyên gia cho biết.

Vì PLA đã không tham gia vào các trận chiến thực sự kể từ cuối những năm 1980 sau chiến tranh biên giới Việt -Trung, ông Wong cho rằng đó là thách thức đối với các tướng lĩnh cấp cao để họ “nhận thức lại về chiến tranh hiện đại”.

Thực tế, cuộc chiến tranh hồi năm 1979 với Việt Nam đã trở thành “bài học mới nhất” với tướng lĩnh quân đội Trung Quốc. Đã quá lâu, họ chưa “cập nhật” kiến thức mới về chiến tranh hiện đại ngày nay.

“Thật vậy, việc quá chú trọng vào nền tảng chính trị hơn là tài năng cũng là một vấn đề lớn đối với quá trình hiện đại hóa PLA trong tương lai”, ông Wong nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала