Việt Nam bác bỏ cáo buộc đàn áp tự do ngôn luận, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền

© Sputnik / Taras IvanovNgười Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 3/12, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng lên tiếng bình luận về thông tin Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) có báo cáo về việc việc Facebook, Google, Youtube trở thành công cụ để Việt Nam đàn áp “tự do ngôn luận” và quản lý báo chí.

Việt Nam cũng cáo buộc Trung Quốc có hành vi vi phạm chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng chủ quyền của Hà Nội, tránh làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông, tuân thủ luật pháp quốc tế và tránh làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.

Bộ Ngoại giao cũng cung cấp các thông tin liên quan đến việc tạm dừng các chuyến bay thương mại thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19, nhưng vẫn xem xét các chuyến bay cứu hộ công dân về nước với những trường hợp thực sự cần thiết.

Bộ Ngoại giao thông tin về kế hoạch đưa công dân về nước

Chiều ngày 3/12, Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức họp báo thường kỳ thông tin nhiều sự kiện quan trọng được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm.

Phóng viên nêu câu hỏi về việc ngày 2/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có tăng cường chỉ đạo về phòng chống dịch Covid-19, đề nghị Bộ Ngoại giao cho biết, để triển khai chỉ đạo này, kế hoạch đưa công dân Việt Nam về nước của Bộ có thay đổi như thế nào, và hiện Việt Nam đã đưa được bao nhiêu công dân về nước? 

Máy bay của hãng Vietnam Airlines tại sân bay quốc tế “Sheremetyevo” - Sputnik Việt Nam
Lần đầu tiên Việt Nam khởi tố vụ án hình sự về lây lan dịch Covid-19 nguy hiểm

Trả lời vấn đề này, người phát ngôn nhắc lại tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” thì các cơ quan chức năng của Việt Nam, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài thời gian qua đã và đang phối hợp chặt chẽ với các hãng hàng không trong và ngoài nước tổ chức chuyến bay cứu trợ, đưa công dân về nước an toàn, phù hợp năng lực cách ly trong nước.

“Trong thời gian vừa qua cho đến nay, đã có hơn 240 chuyến bay đã được tổ chức, đưa hơn 66.000 công dân từ hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước”, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết.

Tiếp đó, người phát ngôn cũng thông tin, trước những diễn biến mới nhất về dịch Covid-19 ở Việt Nam, theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại cuộc họp ngày 1/12 vừa qua, thì trong thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ tạm thời chưa thực hiện các chuyến bay thương mại đưa công dân về nước theo hình thức tự nguyện, tự trả phí cách ly.

“Thu xếp các chuyến bay đưa công dân về nước đối với những trường hợp thực sự khó khăn, khẩn thiết”, bà Hằng bổ sung thêm.

Việt Nam bác bỏ cáo buộc liên quan đến Facebook, Youtube và tự do ngôn luận

Bộ Ngoại giao lên tiếng về việc Tổ chức chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) có một số báo cáo về các nền tảng xã hội như Facebook, Youtube “trở thành công cụ của chính quyền Việt Nam” trong đàn áp tự do ngôn luận và báo chí. 

Trả lời câu hỏi của phóng viên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thẳng thắn bác bỏ thông tin mà Tổ chức Ân xá Quốc tế đưa ra về vấn đề tự do ngôn luận của Việt Nam. 

“Tôi xin bác bỏ thông tin mà Tổ chức Ân xá Quốc tế đưa ra”, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định.
“Chúng tôi hoan nghênh và tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia mở rộng và đầu tư hợp tác kinh doanh tại Việt Nam trong những lĩnh vực phù hợp với những truyền thống, xu hướng ưu tiên phát triển của Việt Nam, trong đó có hỗ trợ công nghệ thông tin trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam”, đại diện Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Trước đó, Tổ chức Ân xá Quốc tế vào đầu tháng 12/2020 đã có báo cáo về việc hàng loạt ông lớn các nền tảng mảng xã hội như Facebook, Youtube “trở thành công cụ” của các nhà lãnh đạo Việt Nam trong việc kiểm soát tự do ngôn luận

Сuộc biểu tình ở Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam
Tổ chức Amnesty International lên án cảnh sát Mỹ sử dụng bạo lực quá mức

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời trước nghị trường Quốc hội khẳng định rằng Facebook, Google đã tăng cường hợp tác với Chính phủ Việt Nam.

Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã nâng tỷ lệ tháo gỡ video xấu độc, thực thi pháp luật với YouTube từ 50 lên đến 90%. Bộ TT&TT cũng đạt được thỏa thuận với YouTube, khi cơ quan chức năng Việt Nam thông báo một kênh vi phạm pháp luật thì nền tảng này sẽ dừng việc ăn chia tiền quảng cáo.

Bên cạnh đó, Bộ Công an cũng đã tăng cường xử lý nghiêm một số cá nhân sản xuất các nội dung xấu độc, tinh thần xử lý nghiêm. Người dân và tổ chức khi phát hiện video xấu, độc liên quan có thể báo đến đường dây nóng của Bộ và các Sở Thông tin Truyền thông để phối hợp xử lý.

“Thời gian tới, việc này sẽ phải làm rất nghiêm. Thứ nhất, Bộ sẽ làm việc với YouTube để nâng tỷ lệ thực thi pháp luật không phải 90% mà là 100%. Thứ hai, Bộ phát triển công cụ phát hiện video xấu, độc. Việc này rất khó, nhưng chúng tôi cương quyết làm và tôi tin 2021 sẽ có công cụ này”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ.

Cùng với đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ, Việt Nam là nước có chủ quyền trên không gian mạng, nên các nền tảng xuyên biên giới phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. 

Facebook - Sputnik Việt Nam
Cuộc sống Việt Nam sẽ thế nào nếu không có Facebook?

Bộ Thông tin và Truyền thông làm rất quyết liệt, như ban hành quy định về xử lý vi phạm hành chính trên mạng xã hội. Công cụ quản lý cũng đã được xây dựng. Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia mỗi ngày có thể xử lý khoảng 300 triệu tin để phân tích, đánh giá, phân loại, hình thành các đường dây nóng tiếp nhận phản ánh về tin giả, xấu độc.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, số lượng gỡ bỏ thông tin xấu độc của Facebook năm 2020 tăng 30 lần so với năm 2017. Tương tự, số video xấu độc trên YouTube được gỡ bỏ trong năm năm 2020 tăng 8 lần so với năm 2017, số trang giả mạo gỡ bỏ trong năm 2020 tăng 8 lần so với năm 2017.

Việt Nam bình luận về việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền ở Biển Đông

Hôm ngày 1/12, Sở Giao thông tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, thông báo nối lại các chuyến tàu du lịch ra quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép từ sau Hải chiến Hoàng Sa 1974. Đồng thời, Hải quân Trung Quốc cũng tổ chức tiêó nhận tàu bệnh viên Nam Y 13 ở bến cảng trên đá “Vĩnh Thử, Nam Sa” (đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa).

Được biết, hai tàu du lịch là Nam Hải Dream và Trường Lạc Công chúa dự kiến hoạt động lại từ ngày 9 và 10/12. Tour du lịch kéo dài 4 ngày 3 đêm, khởi hành từ thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam, đến đảo Ba Ba thuộc Hoàng Sa. 

Cùng với đó, Đài Loan (Trung Quốc) cũng tiến hành tập trận bắn đạn thật tại khu vực xung quanh đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 24/11 vừa qua.

Trả lời báo chí về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ, như đã nhiều lần khẳng định, mọi hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nếu không có sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và không có giá trị pháp lý. 

Tàu ngầm Trung Quốc trên Biển Đông. - Sputnik Việt Nam
Liệu Trung Quốc có thể thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông?

“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, bà Hằng nhấn mạnh.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng khẳng định, Hà Nội yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ và chấm dứt việc tổ chức các chuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

“Việt Nam cũng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động có thể gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình, đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông cũng như những nỗ lực của các nước trong việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông và quan hệ hai nước”, bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.
“Một lần nữa Việt Nam khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.
Thủ tướng Lào sắp thăm Việt Nam

Thông tin về các sự kiện ngoại giao liên quan, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết, nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith sẽ thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp thứ 43 Ủy ban liên chính phủ Việt Nam – Lào tại Hà Nội từ ngày 4 -6/12/2020. 

© Sputnik / Alexei Druzhinin / Chuyển đến kho ảnhTổng Bí mới của đảng Nhân dân Cách mạng Lào Thongloun Sisoulith
Việt Nam bác bỏ cáo buộc đàn áp tự do ngôn luận, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền - Sputnik Việt Nam
Tổng Bí mới của đảng Nhân dân Cách mạng Lào Thongloun Sisoulith

Tại Kỳ họp thứ 43 lần này, hai bên sẽ đánh giá tình hình thực hiện thỏa thuận chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật Việt Nam – Lào giai đoạn 2011 -2020, Hiệp định hợp tác song phương Việt Nam – Lào giai đoạn 2016 -2020, tình hình thực hiện Thỏa thuận về Kế hoạch hợp tác Việt Nam – Lào trong năm 2020, trao đổi thống nhất phương hướng nhiệm vụ hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới và ký kết một số văn kiện hợp tác giữa hai nước.

Hai Chính phủ Việt Nam – Lào tiếp tục khẳng định ưu tiên đối ngoại của cả hai nước là không ngừng phát triển quan hệ song phương, tăng cường tin cậy chính trị giữa hai nước, thúc đẩy triển khai các thỏa thuận cấp cao cũng như quan hệ hợp tac giữa hai nước.

“Dự kiến trong thời gian ở Việt Nam, đồng chủ trì Kỳ họp 43 của Ủy ban liên chính phủ Việt Nam – Lào, Thủ tướng Thongloun Sisoulith sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hội kiến lãnh đạo cấp cao Việt Nam, và có một số hoạt động khác”, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng thông tin.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала