Việt Nam “sẵn sàng phương án” cứu hộ dân trước diễn biến của cơn bão số 14

© Ảnh : Tuấn Đức - TTXVNGiám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm báo cáo về tình hình diễn biến của cơn bão số 14.
Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm báo cáo về tình hình diễn biến của cơn bão số 14. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Liên quan đến cơn bão số 14 (bão Krovanh), Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã yêu cầu theo dõi chặt chẽ tình hình bão, áp thấp nhiệt đới, hoạt động tàu thuyền trên biển, đồng thời tăng cường thông tin cho các tàu thuyền nhằm bảo đảm an toàn cho ngư dân ven biển.

Đáng chú ý, hiện còn hơn 2.000 tàu thuyền hoạt động dày đặc trên đường đi của bão, ngư dân khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, biển Tây lại ít kinh nghiệm chống bão nên cần sẵn sàng tất cả các phương án cứu hộ.

Bão số 14 là cơn bão cuối cùng trong năm 2020, ít ảnh hưởng đến đất liền

Thông tin tại cuộc họp ứng phó với bãi số 14 (tên quốc tế Krovanh), Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, trong 24h tới, do tác động của khối không khí lạnh, bão số 14 di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10-15km và có khả năng mạnh thêm.

Bão số 13 làm sập đổ mái tôn nhà - Sputnik Việt Nam
Bão số 13 gây mất điện trên diện rộng tại các tỉnh miền Trung

Đến 4h ngày 22/12, vị trí tâm bão ở khoảng 8,8 độ Vĩ Bắc, 110,1 độ Kinh Đông, cách Huyền Trân khoảng 90km về phía Tây Bắc. Đồng thời, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11. 

Trong 24h tới, vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên) là từ vĩ tuyến 7,0 đến 11,0 độ Vĩ Bắc, từ kinh tuyến 108,0 đến 114,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Trong 24 đến 48h tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Đến 4h ngày 23/12, vị trí tâm bão ở khoảng 8,7 độ Vĩ Bắc, 107,5 độ Kinh Đông, cách Côn Đảo khoảng 100km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Trong 48 đến 72h tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là vùng áp thấp.

Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam
Phòng, chống bão số 13: Tạm dừng khai thác 5 sân bay miền Trung

Theo ông Khiêm, đến 4h ngày 24/12, vị trí tâm vùng áp thấp ở khoảng 8,6 độ Vĩ Bắc, 103,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh từ Cà Mau đến Kiên Giang. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).

“Vùng biển khu vực bão hoạt động có nhiệt độ thấp khoảng 22-23 độ C, các điều kiện động lực không thuận lợi để bão mạnh lên. Nhiều khả năng trong 12-24 giờ tới, bão duy trì ở cấp 8, giật cấp 10 và sau đó sẽ suy yếu. Hướng di chuyển lướt qua vùng biển phía Nam và vùng biển Cà Mau - Kiên Giang”, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nêu rõ.

Vùng biển phía Tây khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 11, biển động rất mạnh, sóng biển cao từ 5,0-7,0m. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.

“Theo dõi mây vệ tinh, ngay sau cơn bão số 14 sẽ rất ít khả năng có các hình thái  nhiễu động thiên tai xuất hiện nay. Khả năng đây là cơn cuối cùng năm 2020 (14 cơn bão)”, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết.

Ngày mai 22/12, ở Nam Bộ cũng sẽ có mưa khoang 30 -70mm, có nơi đạt trên 70mm.

Các tàu hoạt động ở khu vực giàn khoan ĐK1 và bãi Tư Chính giữ liên lạc với biên phòng

Về phần mình, ông Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, bão số 14 không lớn, ít khả năng ảnh hưởng mạnh tới đất liền, chỉ gây mưa ở khu vực miền Tây Nam Bộ, nhưng các tàu thuyền và ngư dân ven biển trong vùng ảnh hưởng không được chủ quan, đặc biệt là khu vực từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa.

Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu chỉ đạo. - Sputnik Việt Nam
Bão số 13 Vamco “dị thường” như bão Hải Yến, lơ là chút là nguy hiểm

Dự báo, mưa tập trung ở khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận sau đó mở rộng ra toàn khu vực Nam Bộ, tuy nhiên lượng mưa không lớn (phổ biến khoảng 80 - 120 mm).

Tại cuộc họp sáng nay, đại diện Bộ đội biên phòng, Thượng tá Nguyễn Đình Hưng cho biết, tính đến 6h ngày 20/12, đã tiến hành phát thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 57.515 phương tiện/348.974 người biết diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh hoặc thoát khỏi khu vực nguy hiểm.

Cụ thể, tại khu vực quần đảo Trường Sa là 108 phương tiện và 753 người, các phương tiện đang di chuyển thoát khỏi vùng nguy hiểm hoặc vào nơi neo đậu tránh trú. Khu vực khác được báo cáo là 9.779 tàu/64.354 người. Neo đậu tại các bến: 47.628 tàu/283.867 người.

Thượng tá Hưng cũng cho hay, ngày 20/12 đã chỉ đạo biên phòng các tỉnh từ Quảng Bình đến Kiên Giang thực hiện bắn pháo hiệu cho người dân biết phòng tránh bão.

Đại diện lực lượng Biên phòng cho hay, đối với 100 tàu/753 người hiện đã neo đậu ở quần đảo Trường Sa, còn một số tàu hoạt động ở khu vực giàn khoan ĐK1 và bãi Tư Chính, lúc 7h sáng nay các tàu đang di chuyển vào nơi neo đậu tránh trú, hiện các tàu vẫn giữ liên lạc với bộ đội biên phòng.

Trong khi đó, đại diện Tổng cục Thủy sản cho hay, tính đến 6h ngày 20/12/2020, có 138 tàu đang ở trong khu vực ảnh hưởng của ATNĐ trong vòng 24h giờ tới (Bình Định 63, Khánh Hòa 21, Phú Yên 41, Quảng Nam 01, Quảng Ngãi 12).

Yêu cầu sẵn sàng phương án cứu hộ, cứu nạn ở nhiều vị trí ứng phó bão số 14

Kết luận cuộc họp, ông Trần Quang Hoài – Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị các bộ ban ngành, địa phương cần tiếp tục thông báo cho các ngư dân vào nơi an toàn, đồng thời không được chủ quan do khả năng chống chịu của ngư dân ở khu vực biển Tây còn hạn chế. Đáng lưu ý, đây là khu vực tập trung nhiều tàu thuyền nhất nên rất cần quan tâm.

Mái tôn của nhà dân bị gió cuốn bay, nằm la liệt trên mặt đường. - Sputnik Việt Nam
Sau bão số 12, Việt Nam lo bão số 13 Vamco tàn phá miền Trung

Ông Hoài nhấn mạnh, khu vực bão hoạt động là nơi tàu thuyền đang hoạt động rất lớn, lại đúng vào thời điểm vụ cá bắc. Nhìn trên hệ thống theo dõi, số lượng tàu thuyền trong đường di chuyển của bão rất dày đặc.

Đồng thời, phía bão chuẩn bị đi qua, qua quan sát có nơi 2.000 tàu thuyền đang hoạt động. Do đó cần khẩn trương thông báo cho ngư dân để di chuyển tránh trú, đảm bảo an toàn trên biển.

Theo Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trần Quang Hoài, lực lượng biên phòng cần sẵn sàng cho phương án cứu hộ, cứu nạn ở nhiều vị trí và ngay cả ven biển. Khu vực này nuôi trồng thủy hải sản rất lớn, cần thông tin kịp thời để các hộ ngư dân đảm bảo an toàn cho người và lồng bè.

“Phải theo dõi các công trình đê biển, đặc biệt là đê biển Cà Mau, chủ động sơ tán dân nếu khu vực ven biển, cửa sông, bãi ngang gặp nguy hiểm”, ông Hoài yêu cầu.

Ông Hoài đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục nhắn tin tới người dân để cảnh báo, Tổng cục Thủy sản cung cấp thông tin, hướng dẫn người dân phương án bảo vệ lồng bè trong nuôi trồng thủy sản, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cung cấp thông tin kịp thời để phục vụ việc chỉ đạo, ứng phó, đảm bảo an toàn hồ chứa, phục hồi sản xuất.

© Ảnh : Tuấn Đức - TTXVNĐồng chí Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai; Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai chủ trì cuộc họp.
Việt Nam “sẵn sàng phương án” cứu hộ dân trước diễn biến của cơn bão số 14 - Sputnik Việt Nam
Đồng chí Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai; Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai chủ trì cuộc họp.
“Các địa phương chủ động thông tin về bão trên hệ thống giám sát thiên tai và phương tiện truyền thông của tỉnh. Bên cạnh đó, cần tổ chức sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu”, ông Trần Quang Hoài nhấn mạnh.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho hay, ở miền Trung hiện vẫn đang mưa lớn khi 3 ngày mưa hơn 300mm, mực nước tại các sông ở ĐBSCL đang lên nên rất cần chú ý đến ngập lụt và cân đối tích nước cho mùa hạn.

“Tiếp tục triển khai bắn pháo hiệu cảnh báo người dân, và nếu tình hình phức tạp thì xem xét kích hoạt tin nhắn SMS đến từng người dân”, Phó trưởng Ban Chỉ đạo nói.

Đáng chú ý, theo đồng chí Trần Quang Hoài, cần lưu ý khu vực biển Tây, các địa phương cũng không được chủ quan, cần tăng cường thông tin vì khu vực biển Tây có khả năng chống chịu, kinh nghiệm của các chủ tàu thuyền phương tiện rất hạn chế.

Bão số 14 Krovanh suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Trong bản tin lúc 11h sáng nay cập nhật về cơn bão số 14, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin cho biết, bão Krovanh đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo TƯ về Phòng, chống thiên tai Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo công tác ứng phó với bão GONI. - Sputnik Việt Nam
Bão Goni “khó lường”: Việt Nam cảnh báo nguy cơ tác động từ bão số 10

Theo cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia của Việt Nam, hồi 10h sáng 21/12. Hồi 10 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 9,0 độ Vĩ Bắc, 113,1 độ Kinh Đông, cách Huyền Trân khoảng 270km về phía Đông Đông Bắc.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 80km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10-15km.

Đến 10 giờ ngày 22/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 8,5 độ Vĩ Bắc, 109,9 độ Kinh Đông, cách Huyền Trân khoảng 100km về phía Tây Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu xem bản đồ chỉ huy cứu hộ, cứu nạn tại huyện Phước Sơn và Nam Trà My, Quảng Nam - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp bàn giải pháp khắc phục hậu quả bão số 9

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 7,0 đến 11,0 độ Vĩ Bắc, từ kinh tuyến 108,0 đến 114,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

“Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp”, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nêu rõ.

Đến 10 giờ ngày 23/12, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 8,3 độ Vĩ Bắc, 106,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Sóc Trăng đến Cà Mau. Sức gió mạnh nhất trung tâm vùng áp thấp mạnh dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).

Về gió mạnh và sóng lớn trên biển, Trung tâm cho biết, vùng biển phía Tây khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng biển cao từ 4,0-6,0m.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới hiện tại vẫn là cấp 3.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала