Hà Nội chính thức thông xe cầu Thăng Long vào ngày 7/1

CC BY 3.0 / Trungydang / Cầu Thăng Long
Cầu Thăng Long - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo thông tin từ Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cầu Thăng Long hiện đang được gấp rút hoàn thành những hạng mục cuối cùng để chuẩn bị thông xe vào ngày 7/1 sắp tới.

Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long vượt tiến độ đề ra

Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa cho biết, từ 9 giờ sáng ngày 7/1, các phương tiện có thể di chuyển bình thường trở lại qua cầu Thăng Long.

Trước đó, vào ngày 16/8/2020, dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm Chủ đầu tư đã được triển khai với tổng mức gần 270 tỷ đồng. Theo hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu, thời gian thi công dự án là 150 ngày, tính từ ngày 16/8/2020 đến ngày 12/1/2021. Như vậy, dự án đã vượt tiến độ đề ra.

Tắc đường Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Hà Nội đặt mục tiêu giảm ùn tắc Giao Thông đón Năm Mới 2021

Cầu Thăng Long thông xe trở lại sẽ khớp nối đồng bộ với tuyến đường Vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long, tạo thành trục giao thông kết nối trung tâm Hà Nội đến sân bay Nội Bài và các khu vực lân cận.

Ông Nguyễn Trung Sỹ, Cục trưởng Cục quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông cho biết mặt cầu Thăng Long sẽ có độ bền 30 năm. Riêng với lớp thảm bê tông nhựa tạo nhám (dày 4 cm) trên cùng của mặt cầu sẽ tồn tại 5-10 năm tùy theo tải trọng xe. Đồng thời, ông Sỹ cũng mong muốn có hệ thống kiểm soát tải trọng xe tại cầu để đảm bảo bền vững kết cấu của cầu Thăng Long.

Được biết, Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long được thực hiện bằng giải pháp cào bóc và làm sạch lớp phủ mặt cầu cũ, hàn các đinh neo trên bản mặt thép, bổ sung lưới cốt thép, sau đó rải lớp bê tông siêu tính năng UHPC với lượng sợi thép gia cường cần thiết, qua đó tạo ra kết cấu liên hợp giữa bê tông UHPC với sàn thép hiện hữu, tạo thành mặt cầu liên hợp siêu nhẹ. Mặc dù đã được áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới, nhưng đối với Việt Nam, đây vẫn là công nghệ mới.

Hà Nội dự kiến sẽ có thêm 10 cầu vượt sông Hồng

Cuối tháng 12/2020, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản trả lời kiến nghị cử tri thành phố Hà Nội về đề nghị xem xét, thay đổi kết cấu kỹ thuật và tên gọi cầu Mễ Sở (kết nối huyện Thường Tín, Hà Nội với huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) thành cầu Đại Bình hoặc Chí Nghĩa.

Trước đó, cử tri Hà Nội cũng đề nghị nghiên cứu xây thêm cầu dây văng vượt sông Hồng để giảm tải cho cầu Mễ Sở.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, cầu Mễ Sở thuộc đường Vành đai 4 (vùng Thủ đô Hà Nội). Hiện tuyến đường vành đai này được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở báo cáo Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đặt mục tiêu có 5.000 km đường cao tốc đến hết năm 2025

Trong quá trình đó, Bộ Giao thông Vận tải sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu các phương án thiết kế khác nhau của cầu Mễ Sở trên cơ sở điều kiện tự nhiên, giá thành, công nghệ thi công, chi phí quản lý, cảnh quan khu vực xây dựng, từ đó làm cơ sở lựa chọn phương án đảm bảo tính kinh tế - kỹ thuật, thẩm mỹ kiến trúc.

Sau khi đầu tư hoàn thành cầu Mễ Sở, Bộ Giao thông Vận tải sẽ nghiên cứu về tên gọi cầu theo quy định.

Về đề xuất nghiên cứu thêm cầu dây văng vượt sông Hồng để giảm tải cầu Mễ Sở, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, theo quy hoạch phát triển giao thông Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016, ngoài cầu Mễ Sở, giai đoạn tới sẽ tiếp tục xây dựng 9 cầu vượt sông Hồng.

Cụ thể, sẽ xây thêm cầu Hồng Hà, Thăng Long mới, Tứ Liên, Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), Thượng Cát, Ngọc Hồi, Trần Hưng Đạo, Phú Xuyên, Vân Phúc nhằm kết nối giao thông thuận lợi, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân hai bên bờ sông Hồng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала