Việt Nam dự kiến mua 30 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 của Anh

© Sputnik / Kirill Braga / Chuyển đến kho ảnhChủng ngừa virus corona.
Chủng ngừa virus corona. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết Việt Nam đang đàm phán mua vắc-xin phòng, chống Covid-19 với các đối tác từ Anh, Nga, Mỹ và Trung Quốc. Trong đó, đối tác Anh cam kết sẽ cung cấp 30 triệu liều.

Bộ Y tế đàm phán với 4 nhà cung cấp vẵc-xin ngừa Covid-19

Ngày 4/1, Văn phòng Chính phủ tổ chức Họp báo thông tin về Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP.

Thuốc chủng ngừa coronavirus COVID-19 - Sputnik Việt Nam
Việt Nam dự kiến thử nghiệm vắc-xin Covid-19 thứ hai trong tháng 1/2021

Tại buổi họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, theo tính toán, đến mùa hè năm nay, Việt Nam vẫn chưa thể sản xuất được vắc-xin phòng Covid-19 để tiêm đại trà cho người dân nên Chính phủ xác định vẫn phải đặt mua vắc-xin từ nước ngoài.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, Việt Nam đang đồng thời đàm phán với 4 nước Anh (AstraZeneca), Mỹ (Pfizer), Nga (Sputnik V) và Trung Quốc để mua vắc-xin Covid-19. Tất cả các đơn vị đều yêu cầu Việt Nam ký một thỏa thuận bảo mật thông tin. Tuy nhiên, đến nay, đã có một số thông tin được công khai.

“Kết quả gần nhất chúng ta đạt được là đã ký hợp đồng với công ty AstraZeneca của Anh. Họ đảm bảo văc-xin cho 15 triệu dân, nghĩa là khoảng 30 triệu liều. Theo lộ trình thì quý I đến quý IV đều có văc-xin”, ông Cường thông tin.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, công ty Mỹ cũng đặt ra lộ trình đến quý IV này sẽ giao vắc-xin cho Việt Nam.

Với vắc-xin của Nga, Việt Nam đang đàm phán theo hướng chuyển giao công nghệ sản xuất cho một công ty trực thuộc của Bộ Y tế.

Nói về giá, ông Cường cho biết chênh lệch không nhiều giữa các đối tác đàm phán. Việc mua văc-xin còn phụ thuộc vào điều kiện bảo quản, thanh toán, giao hàng. Ngoài ra, còn vấn đề thử nghiệm lâm sàng. Cụ thể, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết hiệu quả của các loại văc-xin là khác nhau. Thấp nhất là loại 65%, còn cao nhất là loại 94,5%; trung bình là 80-90%.

Vắc-xin Covid-19 - Sputnik Việt Nam
Xung quanh việc Việt Nam thử nghiệm vắc-xin phòng COVID-19 “made in Vietnam”

Ngoài văc-xin thương mại, trên thế giới còn có Liên minh Toàn cầu về Vắc-xin và Tiêm chủng (GAVI) mua văc-xin của một số công ty để cung cấp cho 90 nước trong đó có Việt Nam. Văc-xin này sẽ cung cấp cho khoảng 16% dân số thế giới, với giá rẻ nhất có thể được.

“Tuy nhiên, hiện các nước cũng chưa chủ động về việc sản xuất vắc-xin nên sớm nhất trong quý I/2021 mới có đầy đủ thông tin để chúng ta lên kế hoạch”, Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay.

Về tình hình trong nước, Việt Nam hiện có 4 đơn vị tham gia nghiên cứu, sản xuất vắc-xin phòng Covid-19, gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH); Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm y tế (POLYVAC); Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược Nanogen (NANOGEN).

Trước đó, NANOGEN đã tiêm thử nghiệm vắc-xin phòng Covid-19 Nanocovax trên người từ ngày 17/12/2020 và đã tiêm 2 liều (25 mcg và 50 mcg trên người tình nguyện). Sau thử nghiệm, các tình nguyện viên đều có sức khoẻ tốt, không có triệu chứng bất thường.

Phía IVAC đã đề nghị Bộ Y tế cho phép thử nghiệm vắc-xin phòng Covid-19 Covivac trên người tình nguyện vào tháng 1/2021, sớm hơn gần 2 tháng so với kế hoạch ban đầu.

Thế giới vượt 85 triệu ca bệnh, nhiều nước tiếp tục siết chặt các biện pháp phòng dịch

Theo trang thống kê Worldometer, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 469.000 ca mắc Covid-19 và trên 6.900 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 85 triệu ca, trong đó trên 1,85 triệu ca tử vong.

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (trên 161.000 ca), Anh (54.990 ca) và Nga (24.150 ca).

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của các phóng viên trong nước và quốc tế. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam kỳ vọng tiếp cận vắc-xin ngừa coronavirus trong thời gian sớm nhất

Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, ngày 3/1, nhiều quốc gia tiếp tục siết chặt các biện pháp chống dịch khi số ca mắc mới tăng vọt.

Thủ tướng Na Uy Erna Solberg cho biết sẽ áp đặt các hạn chế mới để ngăn chặn sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19, như lệnh cấm bán rượu trong nhà hàng và quán bar trên toàn quốc và người dân không được mời khách đến nhà. Người dân Na Uy cũng phải dừng các hoạt động tiếp xúc xã hội trong vòng 2 tuần tới. Các trường đại học sẽ đóng cửa đến ngày 18/1.

Trong khi đó, lực lượng khoa học chuyên trách Covid-19 của Thụy Sĩ kêu gọi thực hiện các biện pháp bổ sung và tiến hành thử nghiệm rộng rãi sau khi tại nước này ghi nhận những ca nhiễm biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 ở Nam Phi.

Ngày 3/1, Trung Quốc đã phát hiện nhiều mẫu bao bì đóng gói phụ tùng ô tô cho kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 tại các thành phố Tấn Thành, Thương Châu, Yên Đài và Lâm Nghi.

Các nhân viên y tế đã tiến hành xét nghiệm axit nucleic đối với các mẫu phụ tùng ô tô và những người có liên quan tại nhiều thành phố khác của Trung Quốc sau khi một nhân viên của một công ty chuyên kinh doanh phụ tùng ô tô tại Bắc Kinh được xác nhận mắc Covid-19 và một số mẫu bao bì đóng gói phụ tùng ô tô có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào cuối tháng 12/2020.

Cùng ngày, Indonesia bắt đầu phân phối trên toàn quốc loại vắc-xin ngừa Covid-19 do Công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc phát triển và dự kiến tiến hành tiêm chủng hàng loạt vào cuối tháng này. Indonesia có kế hoạch tiêm chủng cho 181,5 triệu người từ 18 tuổi trở lên, tương đương khoảng 67% dân số của nước này trong vòng 15 tháng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала