Đặng Trần Thủy Tiên: Bông hoa căng tràn nhựa sống sau cuộc chiến ung thư

© Sputnik / Taras IvanovBạn Đặng Trần Thủy Tiên sau gần 2 năm chiến thắng căn bệnh ung thư
Bạn Đặng Trần Thủy Tiên sau gần 2 năm chiến thắng căn bệnh ung thư  - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2021
Đăng ký
HÀ NỘI, (Sputnik) - Sau gần 2 năm chiến thắng căn bệnh ung thư, Đặng Trần Thủy Tiên, Hoa khôi truyền cảm hứng 2019 của Đại học ngoại thương quay trở lại nhịp sống thường nhật, tự tin và rạng rỡ hơn bao giờ hết.

Mười hai năm học sinh giỏi, thi đỗ một trong những trường đại học Top đầu Việt Nam, cuộc sống của cô gái Đặng Trần Thủy Tiên, sinh năm 2000 tại Hải Phòng, sinh viên Khoa tiếng Anh thương mại, Đại học Ngoại thương bất ngờ chao đảo khi cô phải dừng việc học, bắt đầu những tháng ngày chiến đấu với căn bệnh ung thư vú quái ác ở tuổi 19.

Sự kiện Chủ nhật Đỏ - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2021
Thành tựu của Việt Nam trong cuộc chiến chống ung thư máu

“Cảm giác như rơi xuống hố đen không đáy” 

Tái xuất với mái tóc ngắn xoăn tinh nghịch, trên môi nở nụ cười rạng rỡ, bận rộn với lịch trình vừa học, vừa làm của mình, Đặng Trần Thủy Tiên, Hoa khôi truyền cảm hứng của Đại học Ngoại thương nhớ lại thời gian chiến đấu với căn bệnh ung thư vú mới 1 năm trước. Chia sẻ với phóng viên Sputnik, Thủy Tiên cho biết:

“Hiện tại sức khỏe em đã ổn định. Em làm việc như người bình thường. Thời gian trước, có thể mình mệt và yếu do truyền hóa chất. Khi điều trị mình tin tưởng bác sĩ và y học, em chỉ mất khoảng một năm là sức khỏe của em ổn định trở lại. Mặc dù, bác sĩ nói đã chữa khỏi bệnh nhưng em vẫn đi kiểm tra tầm soát ung thư vì nguy cơ mắc lại bệnh của mình cao hơn người bình thường.”
© Sputnik / Taras IvanovBạn Đặng Trần Thủy Tiên sau gần 2 năm chiến thắng căn bệnh ung thư
Đặng Trần Thủy Tiên: Bông hoa căng tràn nhựa sống sau cuộc chiến ung thư - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2021
Bạn Đặng Trần Thủy Tiên sau gần 2 năm chiến thắng căn bệnh ung thư

Sóng gió ập tới với cô bé 19 tuổi khi phát hiện và cắt bỏ khối u ở ngực vào đầu tháng 6/2019. 13 ngày sau ca phẫu thuật, bác sĩ thông báo cô bị ung thư vú giai đoạn 2B - không sớm, không muộn nhưng không thể khẳng định có thể chữa khỏi hoàn toàn. “Shock” là cảm giác đầu tiên khi nhận được tin, Thủy Tiên chia sẻ:

“Lúc đấy em rất shock. Em không nghĩ được là tại sao và bằng cách nào mình bị bệnh ung thư. Khi đi khám, em chỉ nghĩ mình bị u xơ thôi, không bao giờ nghĩ mình bị mắc một loại bệnh mà thường xảy ra ở tuổi trung niên như thế này, ở độ tuổi trẻ như vậy. Thậm chí, các bác sĩ cũng không nghĩ là em mắc bệnh ở độ tuổi sớm như thế. Cảm giác như rơi xuống một cái hố đen không đáy.” 

“Cái giường đắt đỏ nhất là giường bệnh”

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có bố mẹ làm viên chức. Theo lời Thủy Tiên, tuy đủ ăn, đủ mặc nhưng để cùng con chiến đấu với căn bệnh ung thư cũng đòi hỏi sự hy sinh từ gia đình cả về vật chất lẫn tinh thần. Dẫu vậy, Thủy Tiên vẫn thấy mình là người rất may mắn:

© Ảnh : do Đặng Trần Thủy Tiên cung cấpThủy Tiên quyết định "cạo tóc" tuyên chiến với ung thư
Đặng Trần Thủy Tiên: Bông hoa căng tràn nhựa sống sau cuộc chiến ung thư - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2021
Thủy Tiên quyết định "cạo tóc" tuyên chiến với ung thư
“Gia đình em có bố mẹ cũng chỉ là công chức nhà nước, đủ ăn, đủ mặc. Cho đến khi căn bệnh ập đến thì lúc đó em suy nghĩ hơn về kinh tế vì chi phí chữa bệnh ung thư là gánh nặng tài chính lớn. Em suy nghĩ về sự quan tâm của bố mẹ trước đây, cách mình sống trước đây. Đó là những trải nghiệm giúp em trưởng thành hơn. Em cảm thấy mình may mắn vì nhận được sự yêu thương của rất nhiều người. Em không thể đong đếm được, cũng không thể so sánh được tình yêu thương của bố hay mẹ, ai hơn ai.”

“Có thể khóc, nhưng không bao giờ gục ngã” 

Thủy Tiên chỉ cho phép mình được buồn, không cho phép mình bỏ cuộc. Cô gái năm ấy luôn tâm niệm “phải lạc quan, tin vào phác đồ điều trị và sẽ khỏi bệnh”. Đăng ký tham dự cuộc thi “Duyên dáng Ngoại Thương” chính là bước ngoặt tạo động lực giúp cô thêm sức mạnh chiến đấu với căn bệnh. Thủy Tiên cho biết:

“Tham gia cuộc thi “Duyên dáng Ngoại thương” là một trải nghiệm đáng nhớ, thay đổi cuộc sống của em. Thực ra ban đầu em thấy rất tiếc mái tóc dài của mình và tự gọi mình là “Củ khoai tây” vì đầu mình trọc lốc, sau dần dần cũng quen, tự nhiên thấy mát mát. Nếu ngoài đường mà người ta cứ nhìn mình thì kệ người ta thôi, vì không ảnh hưởng đến cuộc sống của mình.” 

Những tháng ngày chiến đấu với bệnh tật cũng là khoảng thời gian giúp cô nữ sinh Đại học Ngoại thương thêm trưởng thành, học từ cuộc sống. Thủy Tiên tâm sự:

“Mỗi ngày em đi viện là một trải nghiệm với em. Vì trước đây em có cuộc sống khác, tới lúc đi viện thì một cuộc sống khác bắt đầu, nhiều lo nghĩ hơn. Em mới 20 tuổi mà, vẫn còn “trẻ trâu” nhưng so với lúc trước khi ốm, em cảm thấy mình trưởng thành hơn. Vì trong quá trình ốm thì cũng có nhiều thay đổi, mỗi ngày đều là một câu chuyện. Bệnh viện như một xã hội thu nhỏ, mỗi bệnh nhân K lại có hoàn cảnh khác nhau và em học được cách lắng nghe mọi người, thông cảm và sẻ chia.” 

Bức thư động viên từ Thủ tướng

Rau - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.01.2021
Phát hiện các thực phẩm có tác dụng tránh ung thư
Tháng 11/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư và hoa động viên Đặng Trần Thủy Tiên. Với cô nữ sinh Ngoại thương, đây không phải là bức thư động viên dành cho riêng mình. Thủy Tiên tâm sự:

“Em nghĩ câu chuyện của mình chỉ là một câu chuyện nhỏ bé trong bức tranh tổng thể cuộc sống có rất nhiều hoàn cảnh, tấm gương vượt qua khó khăn. Em cũng không ngờ mình nhận được sự quan tâm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Bức thư của bác không chỉ nhắn nhủ riêng cho em mà tới tất cả những người gặp khó khăn trong cuộc sống, những người mắc bệnh như em. Bác nhắn nhủ là “Bác tin, tất cả mọi người sẽ là người chiến thắng”. Em cảm thấy đây là một nguồn cổ vũ, một động lực lớn cho em và cho những người có hoàn cảnh giống em đang phải chiến đấu với bệnh ung thư.” 

“Hành trình thiện nguyện luôn là một phần trong trong cuộc đời em”

Hiện nay, mỗi ngày của Thủy Tiên diễn ra đều đặn với lịch trình lên lớp, đi làm, tự nấu ăn để đảm bảo dinh dưỡng, đi bộ thư giãn và tập các bài cardio để giữ gìn sức khỏe. Cô chia mình đang làm việc tại Lá Art - một startup về mỹ thuật thủ công xinh xắn nằm trong khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.

© Sputnik / Taras IvanovLá Art - một startup về mỹ thuật thủ công xinh xắn nằm trong khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Lá Art - một startup về mỹ thuật thủ công xinh xắn nằm trong khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam  - Sputnik Việt Nam
1/4
Lá Art - một startup về mỹ thuật thủ công xinh xắn nằm trong khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
© Sputnik / Taras IvanovLá Art - một startup về mỹ thuật thủ công xinh xắn nằm trong khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Lá Art - một startup về mỹ thuật thủ công xinh xắn nằm trong khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - Sputnik Việt Nam
2/4
Lá Art - một startup về mỹ thuật thủ công xinh xắn nằm trong khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
© Sputnik / Taras IvanovLá Art - một startup về mỹ thuật thủ công xinh xắn nằm trong khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Lá Art - một startup về mỹ thuật thủ công xinh xắn nằm trong khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - Sputnik Việt Nam
3/4
Lá Art - một startup về mỹ thuật thủ công xinh xắn nằm trong khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
© Sputnik / Taras IvanovMr. Sun - Chương trình toàn diện hỗ trợ điều trị ung thư ở trẻ em tại Việt Nam thuộc Quỹ Hy vọng.
Mr. Sun - Chương trình toàn diện hỗ trợ điều trị ung thư ở trẻ em tại Việt Nam thuộc Quỹ Hy vọng. - Sputnik Việt Nam
4/4
Mr. Sun - Chương trình toàn diện hỗ trợ điều trị ung thư ở trẻ em tại Việt Nam thuộc Quỹ Hy vọng.
1/4
Lá Art - một startup về mỹ thuật thủ công xinh xắn nằm trong khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
2/4
Lá Art - một startup về mỹ thuật thủ công xinh xắn nằm trong khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
3/4
Lá Art - một startup về mỹ thuật thủ công xinh xắn nằm trong khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
4/4
Mr. Sun - Chương trình toàn diện hỗ trợ điều trị ung thư ở trẻ em tại Việt Nam thuộc Quỹ Hy vọng.

Thủy Tiên cho biết:

“Ngoài việc gắn bó với Lá Art thì sau này, dù em có làm công việc gì chăng nữa thì hành trình thiện nguyện luôn là một phần trong cuộc sống của em. Hiện tại, em là Đại sứ cho Mr. Sun - Chương trình toàn diện hỗ trợ điều trị ung thư ở trẻ em tại Việt Nam thuộc Quỹ Hy vọng. Năm vừa rồi, em đã giúp đỡ được 200 bé, trong đó trường hợp ghép tủy thành công cho bệnh nhi mắc Wiskott-Aldrich nhỏ tuổi nhất Việt Nam (2 tuổi). Em rất vui vì mình làm được điều gì đó có ích hơn cho xã hội. Từ bây giờ cho tới về sau, đây sẽ là một phần trong hành trình của cuộc đời em”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала