Chưa bao giờ nhiều ca nhiễm đến thế. Vì sao dịch Covid-19 ở TP.HCM lại phức tạp?

© Ảnh : Hoàng Hiếu - TTXVNBến xe Giáp Bát tích cực truyền thông, tuyên truyền phòng, chống COVID-19 cho hành khách ra vào bến.
Bến xe Giáp Bát tích cực truyền thông, tuyên truyền phòng, chống COVID-19 cho hành khách ra vào bến. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2021
Đăng ký
Dịch Covid-19 ở TP.HCM đang ở nguy cơ rất cao. Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đã phải thốt lên, thành phố chưa bao giờ nhiều ca nhiễm corona như thế, vì sao dịch SARS-CoV-2 lại diễn biến phức tạp?

Chiều nay 9/2, Bộ Y tế ghi nhận thêm 16 ca mắc Covid-19, trong đó có 13 ca lây nhiễm cộng đồng tại TP.HCM, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Gia Lai, nâng tổng số ca nhiễm coronavirus của cả nước lên thành 2.053 người.

Liên quan đến bệnh nhân Covid-19 là nhân viên của Vietnam Airlines, TP.HCM đã tiến hành phong tỏa chung cư Carillon, số 171 đường Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình.

TP.HCM cũng giãn cách xã hội đối với khu vực có ca bệnh theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Bộ Y tế: Thêm 16 ca mắc Covid-19

Hôm nay ngày 9/2, Việt Nam ghi nhận thêm 16 ca mắc Covid-19, trong đó có 13 ca nhiễm cộng đồng tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Gia Lai và Hải Dương. 3 ca còn lại là người nhập cảnh được cách ly ngay.

Đến nay, Việt Nam có tổng cộng 1176 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước. Trong số đó, số ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 483 ca.

Bộ cho biết, từ 6h đến 18h ngày 09/02, có 16 ca mắc mới, với 3 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

Nghiên cứu vaccine COVID-19 tại Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế tại tỉnh Khánh Hòa. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2021
Vaccine Covid-19 “Made in Vietnam” gây bất ngờ

16 ca mắc mới là các bệnh nhân số 2054 - 2069, trong đó có 13 ca lây nhiễm cộng đồng gồm 6 ca tại Hải Dương, 2 ca ở Hà Nội, 2 ca tại Hưng Yên, 2 ca tại TP Hồ Chí Minh và 1 ca tại Gia Lai. Với 03 ca nhập cảnh, các bệnh nhân được ghi nhận ở Long An (1 ca) và TP. Hồ Chí Minh (2 ca).

Bệnh nhân 2054-2059 được ghi nhận tại tỉnh Hải Dương là các trường hợp liên quan đến ổ dịch Chí Linh, đã được cách ly tập trung. Xét nghiệm lần 3 ngày 08/02/2021 cho thấy các bệnh nhân này dương tính với SARS-CoV-2. Hiện Trung tâm Y tế thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương đang điều trị cho số bệnh nhân trên.

Bệnh nhân 2060 tại Thành phố Hà NộI là nam, 38 tuổi, trú tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, có liên quan dịch tễ với ổ dịch huyện Lai Cách, tỉnh Hải Dương.

Kết quả xét nghiệm ngày 08/02/2021 và ngày 09/02/2021 cho thấy bệnh nhân dương tính với với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

Bệnh nhân số 2062 là nữ, 69 tuổi, địa chỉ tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Bệnh nhân 2063 là nữ, 38 tuổi, trú tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

Hai bệnh nhân trên (2062 và 2063) có tiếp xúc với bệnh nhân 2060. Kết quả xét nghiệm ngày 08/02/2021 cho thấy cả hai dương tính với với SARS-CoV-2. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh đang điều trị cho 2 bệnh nhân này.

Ca bệnh 2064, là nam, 73 tuổi, trú tại quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Bệnh nhân tiếp xúc với bệnh nhân 1819, đã được cách ly từ 30/01/2021. Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 09/02/2021 cho thấy bệnh nhân dương tính với với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

Bệnh nhân 2065, là nam, 43 tuổi, địa chỉ tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh nhân 2066, là nam, 25 tuổi, địa chỉ tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh nhân 2065 là nhân viên hãng Vietnam Airlines chi nhánh Miền Nam, làm việc ở bộ phận giám sát bốc xếp hàng hóa.

Để phòng chống dịch, nhiều hành khách đã chủ động trang bị các bộ đồ bảo hộ khi đến sân bay Tân Sơn Nhất. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2021
Thêm 2 nhân viên sân bay nhiễm Covid-19 trong cụm dịch ở Tân Sơn Nhất

Bệnh nhân 2066 là nhân viên Công ty VIAGS, làm việc ở bộ phận bốc xếp hành lý tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Kết quả xét nghiệm của các bệnh nhân này ngày 08/02/2021 cho thấy dương tính với với SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân này đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi.

Bệnh nhân 2069, là nữ, 6 tuổi, trú tại thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai, trong vùng phong tỏa. Kết quả xét nghiệm ngày 09/02/2021 cho thấy bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Trung tâm Y tế thị xã Ayunpa, tỉnh Gia Lai đang điều trị cho bệnh nhân này.

Các ca bệnh nhập cảnh được Bộ Y tế công bố là ca bệnh số 2061, 2067 và 2068.

Bệnh nhân 2061, ghi nhận tại Long An, là nam, 26 tuổi, công dân Việt Nam, trú tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Ngày 02/02/2021, bệnh nhân từ Nhật Bản nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay VJ7139, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh ở Long An. Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 09/02/2021 cho thấy bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

Bệnh viện Đa khoa khu vực Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An đang điều trị cho bệnh nhân 2061. Bệnh nhân 2067, là nữ, 16 tuổi, công dân Việt Nam, trú tại huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh nhân từ Mỹ quá cảnh Hồng Kông, sau đó nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất ngày 05/02/2021, được đưa đi cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm ngày 06/02/2021 cho thấy bệnh nhân dương tính với với SARS-CoV-2.

Bệnh nhân 2068, là nam, 43 tuổi, là chuyên gia mang quốc tịch Costa Rica. Bệnh nhân từ Mỹ quá cảnh Hồng Kông, sau đó nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất ngày 24/01/2020, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 07/02/2021 cho thấy bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện cả 2 bệnh nhân trên đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi.

Vietnam Airlines lên tiếng về nhân viên mắc Covid-19

Liên quan đến ca mắc Covid-19 vừa ghi nhận là nhân viên của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines, phụ trách quản lý việc bốc xếp hàng hóa ở sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM đã tiến hành phong tỏa chung cư Carillon, số 171 đường Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình.

Thành phố Hồ Chí Minh lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 hơn 7.300 nhân viên làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2021
'Dịch Covid đang bùng tại TP.HCM nghiêm trọng hơn cả Hải Dương, Quảng Ninh’

Nhân viên Vietnam Airlines này đã tiếp xúc với bệnh nhân 1979 (nhân viên bốc dỡ hàng hóa ở sân bay Tân Sơn Nhất. TP.HCM sau khi truy vết, điều tra được 5 F1 và 26 F2.

Về ca bệnh mới là người quản lý bốc xếp hàng hóa ở sân bay Tân Sơn Nhất, đại diện Vietnam Airlines cho biết, bệnh nhân làm ca đêm. Tất cả các trường hợp tiếp xúc gần (F1) đều đã được đưa đi cách ly.

Đại diện Vietnam Airlines thông tin, bệnh nhân này sinh sống ở tầng 15, lô F, Chung cư Carillon số 1 Trần Văn Danh (P.13, Q.Tân Bình). Toàn chung cư này có 369 căn hộ với khoảng 400 người.

Cơ quan chức năng đã xác định được 4 trường hợp tiếp xúc gần ca bệnh này là 4 người làm việc trong ngành tòa án (gồm 2 người ở Q.Tân Bình, một người ở Q,Tân Phú - TP.HCM và 1 người ở Bình Dương).

Ngoài ra, nhân viên này của VNA còn tiếp xúc gần với 3 người trong gia đình và cả 3 đã cách ly tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi, kết quả xét nghiệm lần 1 là âm tính với Covid-19.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Quận Tân Bình cũng cho hay, cả 26 trường hợp F2 của ca bệnh này và đều đã được lấy mẫu xét nghiệm. Tầng 15, tầng có căn hộ của ca dương tính mới, có tất 40 căn hộ và lực lượng đã lấy 95 mẫu gộp tại chỗ (mỗi mẫu gộp từ 3 - 5 mẫu).

Với các ca bệnh mới, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đề nghị Quận Tân Bình lấy mẫu xét nghiệm toàn thể cư dân ở chung cư Carillon số 1 Trần Văn Danh tùy vào kết quả sẽ đánh giá nguy cơ và xem xét phong tỏa như thế nào.

Vì sao dịch Covid-19 ở TP.HCM lại phức tạp đến thế?

Chiều 9/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Tổ thường trực đặc biệt chống Covid-19 tại TP.HCM của Bộ Y tế đã có buổi làm việc trực tuyến với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch TP.HCM về các ca bệnh là nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất cũng như các ca ngoài cộng đồng có liên quan đến những bệnh nhân này.

Lấy mẫu xét nghiệm tầm soát cho cán bộ, nhân viên Bệnh viện Quân y 175 Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2021
Dịch Covid-19 ở Việt Nam: Thủ tướng đồng ý giãn cách xã hội ở một số địa bàn có lây nhiễm

Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhận định TP.HCM đang có nguy cơ rất cao. Ông Phong nói, qua phân tích tình hình từ khu vực bốc xếp sân bay Tân Sơn Nhất thì thấy khá phức tạp, vì chưa xác định được nguồn lây, cũng như thời điểm khởi đầu.

“Có thể sẽ lây nhiễm ra cộng đồng thời gian tới và rất khó kiểm soát. Thông thường F1 chuyển F2, nhưng hiện nay phần lớn từ F2 chuyển sang F0. Như vậy, chưa chắc nguồn lây từ ổ dịch ở khu vực bốc xếp từ Hải Dương, Quảng Ninh”, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nói.

Ông Phong nhấn mạnh, diễn biến dịch Covid-19 tại TP.HCM đang ở mức rất cao và thành phố sẵn sàng có kịch bản đáp ứng cho tình huống khẩn cấp. Kể từ khi dịch xảy ra đến nay, chưa khi nào mà số ca tăng vọt như vậy.

Vị lãnh đạo nhấn mạnh, TP.HCM chưa bao giờ có một lúc lại xuất hiện nhiều ca nhiễm Covid-19 như thế và những gì đang xảy ra không nằm ngoài dự báo ban đầu.

“Không cho phép lãnh đạo sở ngành, quận huyện rời khỏi vị trí chiến đấu vì sự bình yên, an toàn của bà con TP.HCM. Phải sẵn sàng, khi cần thì phải có mặt, mong chia sẻ với lãnh đạo thành phố !", lãnh đạo thành phố quán triệt.

Nhấn mạnh việc Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP.HCM trong tư thế sẵn sàng, Chủ tịch TP.HCM khẳng định tết này, Ban chỉ đạo không có tết.

“Tôi cũng không muốn nhưng do tình hình đặc biệt nên các đồng chí chia sẻ”, ông Phong chỉ đạo tại cuộc họp.

Người đứng đầu UBND thành phố cũng cảm ơn Bộ Y tế đã lập sở chỉ huy tiền phương ở TP.HCM để phối hợp, triển khai hiệu quả công tác phòng chống dịch Covid-19 tại TP.HCM.

32 ca nhiễm Covid-19 liên quan sân bay Tân Sơn Nhất: Bộ Y tế hỗ trợ

Bộ Y tế đã thành lập tại TP.HCM 4 tiểu ban và đội bao gồm: tiểu ban điều trị, tiểu ban điều tra giám sát dịch tễ, đội xét nghiệm và đội truyền thông.

Nhân viên của hãng hàng không Vietnam Airlines đeo đầy đủ khẩu trang, mặt nạ chống giọt bắn để đảm bảo phòng chống dịch Covid-19.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2021
Phát hiện thêm 24 ca nghi mắc Covid-19, TP HCM đang mất dấu F0?

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, đây là đợt bùng phát Covid-19 ở sân bay Tân Sơn Nhất. Lúc đầu tưởng đơn giản, nhưng sau đó nảy sinh tình huống bất giờ, bởi có đến 15 ca F2 dương tính.

“Về logic thì nhận xét bệnh nhân 1979 không phải là ca đầu tiên, còn nguồn lây thì cần điều tra, làm rõ. Điều tra truy vết càng làm nhanh thì đuổi theo được con virus, còn làm chậm thì không kiểm soát được”, Thứ trưởng Sơn nói.

Các đơn vị y tế trên địa bàn thành phố sẵn sàng hỗ trợ tối đa cho TP.HCM trong việc giám sát, truy vết để nhanh chóng dập dịch. Các đơn vị này chịu sự điều phối của ngành y tế TP.HCM.

Ngoài việc 1.600 mẫu máu để tìm kháng thể (lâu nay tìm kháng nguyên) trong ngày 8/2 để tiếp tục truy vết, ông Sơn yêu cầu Viện Pasteur TP.HCM đẩy nhanh tốc độ phân tích giải trình tự gen.

Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị TP.HCM chỉ đạo quận huyện xây dựng các khu cách ly tập trung, cách ly y tế, hướng dẫn giám sát đặc biệt là giám sát cách ly tại nhà. Tiến hành phun khử khuẩn các địa điểm lễ hội, đường hoa, đường sách trước khi mở cửa để phòng dịch.

Trong vòng 5 ngày qua, tính đến 17h ngày 9/2, TP.HCM ghi nhận 32 ca nhiễm Covid-19 liên quan đến sân bay Tân Sơn Nhất. Phát biểu tại cuộc họp, Bí thư Nguyễn Văn Nên đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu giúp thành phố xem với các ca lây nhiễm đột biến vừa qua là do lây lan âm thầm từ trước đó hay có vấn đề trong quá trình truy vết, từ đó chủ động có phương án chặt chẽ trong phòng chống dịch.

TP.HCM giãn cách xã hội như thế nào?

UBND TP.HCM ngày 9/2 đã có văn bản khẩn gửi các Sở, ban, ngành, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, phường, xã, thị trấn về việc tăng cường thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.

Trong đó nhấn mạnh, tình hình dịch bệnh tại TP.HCM đang diễn biến phức tạp, chưa xác định được nguồn lây nhiễm cũng như thời gian khởi phát, 80% ca bệnh không triệu chứng, nên nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng là rất cao.

COVID-19: Hà Nội phong tỏa chung cư T6 khu đô thị Times City - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2021
Hà Nội thêm 2 ca Covid-19, mầm bệnh ủ trong 12 ngày

TP.HCM đã kích hoạt toàn bộ hệ thống dự phòng và điều trị của ngành y tế, đồng thời yêu cầu Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các ngành, các cấp không rời khỏi thành phố, tổ chức bộ phận trực chiến phòng, chống dịch, đảm bảo công tác báo cáo đột xuất và báo cáo hàng ngày cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố. Đồng thời, TP.HCM cũng vận động cán bộ, công chức không về quê ăn Tết.

Bên cạnh đó, Thành phố cũng đề nghị nâng cao cảnh báo trong phòng, chống dịch như nhanh chóng, thần tốc truy vết các ca lây nhiễm F1, F2, điều tra truy vết, khoanh vùng dịch tễ, xét nghiệm (RT-PCR) và có kết quả trong 24 giờ.

“Tất cả các trường hợp F1 bắt buộc phải cách ly tập trung, các trường hợp thuộc diện F2 có thể cho cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện và phải ký cam kết theo mẫu của Bộ Y tế”, văn bản nêu rõ.

Đặc biệt, thành phố yêu cầu toàn bộ người dân hạn chế tối đa việc đi lại, thăm hỏi, chúc Tết, liên hoan, họp mặt, đề nghị khi ra khỏi nhà và đến nơi công cộng phải đeo khẩu trang.

“Xử phạt nghiêm các trường hợp không đeo khẩu trang hoặc không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo yêu cầu của Bộ Y tế và UBND TPHCM, vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, công nhân viên tổ chức làm việc trong dịp tết, sinh hoạt tại chỗ”, UBND TP.HCM nhấn mạnh.

Thành phố chỉ đạo xét nghiệm lại lần 2 đối với 1.600 nhân viên bốc xếp của Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, xét nghiệm cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên của Bệnh viện Quân y 175,  khoanh vùng, phong tỏa tạm thời tất cả các khu vực có ca nhiễm trong cộng đồng ở 7 địa phương (Quận 1, 12, Tân Bình, Bình Tân, Gò Vấp, Bình Thạnh và TP Thủ Đức) và tiến hành lấy mẫu đơn tất cả các ca trường hợp F1, lấy mẫu gộp đối với hộ gia đình ở trong khu vực có ca nhiễm.

Tất cả các hành khách cùng lái xe, phụ xe đều phải thực hiện việc khai báo y tế, đo thân nhiệt trước khi ra, vào Quảng Ninh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2021
Hải Dương phát hiện thêm 16 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng

Đảm bảo an toàn mức độ cao cho toàn bộ hành khách đi và đến Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, tiến hành xét nghiệm cho các nhân viên làm việc trong nhà ga có tiếp xúc với hành khách trước 24 giờ, các trường hợp có xét nghiệm âm tính mới được thực hiện nhiệm vụ trong ngày làm việc tiếp theo.

“Đối với các khu vực có ca bệnh, áp dụng thực hiện giãn cách xã hội tại khu vực đó theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg, đối với các khu vực lân cận xung quanh thì áp dụng theo Chỉ thị số 15/CT-TTg. Chủ tịch UBND TP Thủ Đức và các quận - huyện xem xét, quyết định phù hợp với tình hình dịch bệnh trên địa bàn mình phụ trách”, văn bản nhấn mạnh.

Đặc biệt, ngành Y tế TP.HCM phải chuẩn bị các kịch bản ứng phó trong tình huống TP.HCM có 50 ca bệnh trở lên, chuẩn bị đầy đủ các cơ sở vật chất, thuốc men, trang thiết bị bảo hộ để điều trị tốt cho tất cả bệnh nhân.

Đảm bảo dự trữ đầy đủ các test kit xét nghiệm, phối hợp với các cơ quan Y tế Trung ương đóng trên địa bàn TP đảm bảo năng lực xét nghiệm từ 30.000 đến 40.000 mẫu xét nghiệm trong 24 giờ. Bên cạnh việc hợp tác với Quân đội, TP.HCM yêu cầu Công an tăng cường xử nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép.

Tạm dừng toàn bộ các dịch vụ văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí và các cơ sở kinh doanh dịch vụ như cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ, vật lý trị liệu, massage, xông hơi, các tụ điểm vui chơi, giải trí, sân khấu ca nhạc - kịch, rạp chiếu phim, nhà hàng, trung tâm tiệc cưới, vũ trường, quán bar, karaoke, pub, beer club, các điểm kinh doanh trò chơi điện tử, các cơ sở kinh doanh thể thao (gym, fitness, billiards, yoga…Cùng với đó là dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự.

“Thời gian thực hiện kể từ 12g00 ngày 9/2/2021 cho đến khi có thông báo mới”, UBND TP.HCM nêu rõ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала