- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Khám nghiệm tử thi chuyên gia Nhật mắc Covid-19, Sở Y tế Hà Nội nói gì?

© Ảnh : Thành Đạt - TTXVNCửa hàng ăn sáng trên phố Hàng Cót chỉ bán cho khách mang về.
Cửa hàng ăn sáng trên phố Hàng Cót chỉ bán cho khách mang về. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2021
Đăng ký
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, cơ quan pháp y đã mổ, khám nghiệm tử thi chuyên gia người Nhật Bản mắc Covid-19), đồng thời nhận định, ít có khả năng bệnh nhân 2229 này lây nhiễm trong thời gian ở Hà Nội.

Chiều 17/2, tức mùng 6 Tết Tân Sửu 2021, Việt Nam ghi nhận thêm 18 ca mắc Covid-19 lây nhiễm cộng đồng tại Hải Dương, trong đó có tới 7 trường hợp liên quan ổ dịch Cẩm Giàng.

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Hải Dương đã xin Bộ Y tế chi viện, hỗ trợ thêm labo, nâng cao năng lực và công suất xét nghiệm tìm kiếm ca mắc, tăng khả năng dập dịch ở địa phương.

Việt Nam thêm 18 ca mắc Covid-19

Bản tin phát lúc 18h chiều nay ngày 17/2, tức mùng 6 Tết Tân Sửu của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho thấy, tình hình dịch bệnh ở Hải Dương còn gây lo ngại.

Theo đó, Bộ Y tế cho biết, chiều nay, cả nước có thêm 18 ca mắc Covid-19 mới tập trung toàn bộ ở tỉnh Hải Dương, trong đó, liên quan ổ dịch ở Cẩm Giàng có tới 7 ca lây nhiễm mới.

Công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại khách sạn Somerset Westpoint, số 2 đường Tây Hồ, phường Quảng An, quận Tây Hồ, nơi người đàn ông quốc tịch Nhật Bản tử vong được đảm bảo an toàn, đúng quy định. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2021
Đóng cửa phòng khám sai quy định khi khám cho BN2229 người Nhật bị Covid-19

Theo Bộ Y tế, các bệnh nhân từ 2312 – 2329 đều là trường hợp F1, đã được cách ly trước đó, trong đó có 7 người liên quan ổ dịch huyện Cẩm Giàng.

Cụ thể, cơ quan y tế của Việt Nam cho hay, có hai ca mắc nCoV liên quan đến ổ dịch phường Thanh Bình, TP. Hải Dương và 9 ca liên quan ổ dịch thành phố Chí Linh.

Bộ cũng cho biết, hiện có 9 bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Chí Linh và 9 bệnh nhân đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 2 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.

Từ ngày 27/1 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận thêm 737 ca mắc Covid-19 lây nhiễm trong cộng đồng xuất hiện tại 13 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó, dịch nghiêm trọng nhất ở Hải Dương (557), Quảng Ninh (60), TP.HCM (36), Hà Nội (35), Gia Lai (27), Bình Dương (6), Bắc Ninh (5), Điện Biên (3), Hòa Bình (2), Hải Phòng (1), Bắc Giang (2), Hưng Yên (2), Hà Giang (1).

Việt Nam đã có 1580/2329 bệnh nhân Covid-19 hồi phục. Số ca âm tính lần 1 là 46, lần 2 là 33 và đã ba lần âm tính với coronavirus là 25 ca.

Dịch Covid-19 phức tạp, Hải Dương xin chi viện

Ngày 17/2, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Hải Dương đề nghị Bộ Y tế tăng cường chi viện, hỗ trợ thiết bị, nhân lực, lập thêm các phòng xét nghiệm để tăng khả năng dập dịch ở địa phương.

Cụ thể, tỉnh Hải Dương đề nghị Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ địa phương thiết lập labo xét nghiệm tại Bệnh viện Dã chiến số 2 (Đại học Y tế Kỹ thuật Hải Dương).

Chốt kiểm soát cấp tỉnh đặt ở ngã 3 chân cầu vượt Quán Gỏi, Hưng Thịnh, huyện Bình Giang. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2021
Dịch Covid-19 ở Hải Dương còn phức tạp, chưa rõ nguyên nhân tử vong của chuyên gia Nhật

Ngoài ra, tỉnh cũng đề nghị Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương lập labo tại Bệnh viện Dã chiến số 1 (Trung tâm Y tế Chí Linh), trong khi đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lập labo tại huyện Cẩm Giàng, ổ dịch hiện đang gây lo ngại.

Trong văn bản gửi Bộ Y tế, chính quyền Hải Dương cũng đề nghị Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hỗ trợ kíp chuyên gia điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện Dã chiến số 3 (Trường Đại học Sao Đỏ, thành phố Chí Linh).

Tỉnh Hải Dương đồng thời cũng mong muốn Bộ Y tế hỗ trợ một số vật tư, thiết bị trong công tác phòng, chống Covid-19 trong tình hình hiện nay.

Dịch bệnh tại Hải Dương hiện đang diễn biến nghiêm trọng khi lây nhiễm lan rộng ra 12/12 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh. Địa phương đang có 5 ổ dịch lớn là Chí Linh, Kinh Môn, Cẩm Giàng, Nam Sách và thành phố Hải Dương. Toàn tỉnh đã chính thức phải cách ly xã hội từ 0h ngày 16/2.

Tổng số mẫu xét nghiệm được tiến hành ở Hải Dương hiện đạt trên 93.000. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, trên thực tế, tốc độ truy vết, xét nghiệm, khoanh vùng vẫn chậm hơn tốc độ lây nhiễm. Đây là một trong hai lý do (cùng với lây nhiễm chéo) làm dịch ở Hải Dương lan nhanh.

Bên cạnh đề nghị hỗ trợ thiết bị, nhân, vật lực từ Bộ Y tế và Trung ương, trước đó Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng cũng đã đề nghị lực lượng Quân đội trực tiếp điều hành các khu cách ly tập trung quy mô trên 100 người. Trong khi đó, ở các khu số lượng ít hơn, quân đội sẽ giữ vai trò nòng cốt trong điều hành.

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương hy vọng biện pháp này sẽ giúp quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung, vốn do dân sự quản lý.

Chuyên gia Nhật Bản tử vong mắc Covid-19 ít có khả năng lây nhiễm ở Hà Nội?

Chiều 17/2, trong phiên làm việc của Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Hiền đã nêu một số giả thiết liên quan đến ca bệnh 2229 – chuyên gia Nhật Bản tử vong được xác định mắc Covid-19 vừa qua.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2021
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói về ưu tiên nhập khẩu vaccine Covid-19

Theo vị lãnh đạo, cả ngành y tế, Ban lãnh đạo TP. Hà Nội cũng như người dân thủ đô, cũng rất băn khoăn liệu có phải trường hợp này lây Covid-19 từ Hà Nội hay không.

“Chiều nay pháp y tiến hành mổ tử thi để kết luận nguyên nhân tử vong, nhưng chúng tôi cũng có một số nhận định về trường hợp này”, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thông tin.

Ngoài ra, ông Hiền cho biết thêm, qua xét nghiệm bệnh nhân 2229 và hai trường hợp F1 -  bệnh nhân 2234, 2240 cho thấy, bệnh nhân 2229 có nồng độ virus cao nhất (25). Cụ thể, bệnh nhân 2234 có nồng độ virus là 23 và bệnh nhân 2240 có nồng độ 21.

Với cơ sở này, các chuyên gia dịch tễ của Hà Nội nhận định, nguồn lây là từ bệnh nhân 2229 sang 2 bệnh nhân kia (nồng độ virus thấp hơn cho thấy thời gian lây nhiễm ít hơn).

Giám đốc Sở Y tế nhấn mạnh, qua công tác rà soát, ba bệnh nhân chỉ tiếp xúc với nhau vào ngày 2/2, sau khi bệnh nhân 2229 trở về Hà Nội vào ngày 1/2.

“Về logic, rất ít có khả năng ông này nhiễm Covid-19 từ Hà Nội vào ngày 1/2 rồi lây cho 2 người khác ngày 2/2”, ông Nguyễn Khắc Hiền nêu quan điểm.

Để củng cố thêm nhận định này, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cũng cho hay Công ty Mitsui có một người đến Thành phố Chí Linh (Hải Dương) ngày 13/1, đã lấy mẫu và gửi đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm thì kết quả là không có cả kháng thể lẫn kháng nguyên, tức là người này chưa từng nhiễm Covid-19.

“Vì vậy, Sở Y tế TP nhận định là ít có khả năng bệnh nhân 2229 lây bệnh từ Hà Nội và vẫn phải chờ kết quả giải trình tự gen mới biết chính xác”, ông Hiền nhấn mạnh.
“Nếu bệnh nhân không lây Covid-19 từ Hà Nội, thủ đô sẽ bớt hẳn một mối lo, bởi trong ngày 17.2, Hà Nội không ghi nhận bệnh nhân Covid-19 mới nào, cũng như các nguồn lây lan đã phát hiện đang được kiểm soát tốt”, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội bày tỏ.
Hà Nội sẽ xét nghiệm toàn bộ người về từ Hải Dương?

Cũng báo cáo tại cuộc họp, Sở Y tế Hà Nội thông tin, số người từ Quảng Ninh và Hải Dương về Hà Nội thời gian qua là hơn 18.000 người.

Trong đó, số người về từ huyện Cẩm Giàng, Hải Hương, là 1.517 người, 437 mẫu đã âm tính, còn lại đang chờ kết quả.

Trước tình hình hiện nay, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội – ông Hoàng Đức Hạnh nhận định đây là “khoảng thời gian rất căng thẳng” của thành phố Hà Nội do người lao động từ các tỉnh đổ về sau thời gian nghỉ Tết.

Lực lượng chức năng tiến hành phong toả nơi ở của bệnh nhân 2234. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2021
Hà Nội lên tiếng vụ người Nhật tử vong mắc Covid-19, Hải Dương cách ly xã hội toàn tỉnh

Bên cạnh đó, Hà Nội có nhiều bệnh viện tuyến Trung ương nên số lượng bệnh nhân đến thăm khám sẽ rất đông.

Các chuyên gia dịch tễ đánh giá, việc xét nghiệm diện rộng được xem là biện pháp quyết liệt hơn của Hà Nội trước bối cảnh Covid-19 của Hải Dương diễn biến phức tạp.

Sau khi phân tích những yếu tố này, Phó Giám đốc Sở Y tế, ông Hoàng Đức Hạnh đề nghị thành phố rà soát, xét nghiệm cho tất cả người về từ các vùng có ổ dịch, đặc biệt là Hải Dương trong vòng 14 ngày, từ 2/2.

Cùng với đó, thành phố yêu cầu những người về từ Hải Dương tự giám sát sức khỏe tại nhà. Sở Y tế cũng đề nghị thành phố cho xét nghiệm Covid-19 toàn bộ cán bộ y tế của các đơn vị bằng nguồn ngân sách.

Như vậy, tất cả người về từ Hải Dương từ ngày 2 đến 16/2 sẽ được ngành y tế Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 và giám sát sức khỏe tại nhà.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала