Báo động nguy cơ mất an toàn tiềm ẩn tại các chung cư cao tầng

© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn TấnHiện trường nơi xảy ra vụ bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12A tòa nhà 60B Nguyễn Huy Tưởng.
Hiện trường nơi xảy ra vụ bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12A tòa nhà 60B Nguyễn Huy Tưởng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Vụ việc bé gái 2 tuổi rơi từ tầng 12A chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng, TP. Hà Nội ngày 28/02 một lần nữa là hồi chuông cảnh báo nguy cơ mất an toàn tiềm ẩn tại các khu chung cư cao tầng tại các đô thị lớn.

Tốc độ đô thị hóa nhanh khiến các chung cư cao tầng tại các đô thị lớn như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh mọc lên nhanh hơn nấm sau mưa. Thời gian gần đây, rất nhiều vụ việc đáng tiếc đã xảy ra liên quan đến những tai nạn ngã từ trên cao tại các khu chung cư khiến dư luận không khỏi xôn xao, lo lắng. Video bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12A chung cư được anh chở hàng cứu sống ngoạn mục:

Quy định rõ ràng nhưng thiếu tuyên truyền

Anh Nguyễn Ngọc Mạnh (31 tuổi, tài xế xe tải quê Đông Anh, Hà Nội) kịp trèo lên mái che sảnh tầng 1 hứng đỡ bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12A tòa nhà 60B Nguyễn Huy Tưởng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2021
Vì sao anh Nguyễn Ngọc Mạnh cứu được bé gái rơi từ tầng 12 chung cư?
Phần lớn nạn nhân các vụ tai nạn ngã từ trên cao là trẻ em ở độ tuổi nhỏ, hiếu động, thiếu hiểu biết, rơi ngã khỏi ban công khi không có người lớn trông coi. Theo các chuyên gia, quy chuẩn xây dựng các công trình dù cao hay thấp đều phải đảm bảo an toàn về kết cấu, lan can, cầu thang… Tuy nhiên, rất nhiều công trình đã không thực hiện nghiêm túc quy chuẩn này. Điều này dẫn tới nguy cơ mất an toàn cho trẻ em thậm chí người lớn.

Trước sự việc bé gái 2 tuổi rơi từ tầng 12A chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng, TP.Hà Nội ngày 28/2, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy học - Kiến trúc Hà Nội cho biết, tất cả các quy chuẩn và chế tài về quy hoạch xây dựng nhà cao tầng đều có và rõ ràng.

TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết: 

“Tất cả đã có quy định. Đối với nhà cao tầng, ban công phải trên 1,2m - tối thiểu là 1,4m. Về hình thức ban công phải làm theo phương thẳng đứng, chống leo trèo. Khoảng cách giữa các khoảng hở của ban công phải tuân thủ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng (QCXDVN 01:2008/BXD) để trẻ em không chui ra được. Chúng ta cũng có các chế tài để chủ đầu tư phải thực hiện. Thứ nhất, phê duyệt thiết kế và cấp phép xây dựng thì người quản lý phải hiểu được vấn đề này để xem xét đồ án thiết kế. Thứ hai, người giám sát thi công phải tuân thủ theo điều này. Thứ ba, nghiệm thu công trình phải chú trọng tới không chỉ chất lượng mà còn vấn đề an toàn dân sinh, phòng cháy chữa cháy. Khi giám sát nghiệm thu phải nghiệm thu kỹ những phần này. Một thiếu sót lớn nhất hiện nay là không phổ biến các yêu cầu về an toàn để cho người dân giám sát và trả phí cho hợp lý. Chốt cửa phải cao bao nhiêu để trẻ em không với tới, kiểm tra an toàn của hình thức ban công v.v thì vẫn đang thiếu".
© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn TấnHiện trường nơi xảy ra vụ bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12A tòa nhà 60B Nguyễn Huy Tưởng.
Báo động nguy cơ mất an toàn tiềm ẩn tại các chung cư cao tầng - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2021
Hiện trường nơi xảy ra vụ bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12A tòa nhà 60B Nguyễn Huy Tưởng.

Có thể thấy, Bộ Xây dựng đã ban hành đầy đủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn về thiết kế, xây dựng để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân tại các chung cư, nhà cao tầng. Tuy nhiên, trái với quy định, theo kiểm tra khảo sát ở một số công trình chung cư, chiều cao lan can của các lô gia không đảm bảo mức tiêu chuẩn là 1,4m. Đồng thời, một câu hỏi đặt ra là tại sao quy chuẩn chiều cao 1,4 m lại chỉ được áp dụng với tầng 9 trở lên? Không lẽ từ tầng 2 đến tầng 8 không tiềm ẩn nguy cơ trẻ ngã? 

Khuyến cáo từ chuyên gia và kinh nghiệm quốc tế

Vấn đề an toàn cho trẻ em ở các tòa nhà cao tầng luôn cần được đề cao và chú trọng ở gia đình và khu dân cư. Trả lời phỏng vấn của phóng viên Sputnik, ông N.Q.T, Quản lý Công ty CP Quản lý & Khai thác Tòa nhà PMC khuyến cáo:

Сuộc biểu tình chống chính phủ ở Bangkok - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2021
Một người thiệt mạng, 33 người bị thương trong cuộc đụng độ ở Bangkok

“Tại các tòa chung cư, không nên kê bàn ghế, thùng hộp ở khu vực ban công để trẻ em dễ leo trèo nguy hiểm. Hạn chế kê giường, tủ cạnh cửa sổ. Các cửa chính và cửa sổ phải có chốt an toàn, trẻ em không tự mở. Dùng lưới lan can quây phần trước ban công, cửa sổ".

Cũng theo chuyên gia của PMC, ứng phó nhanh khi gặp trường hợp các em nhỏ chơi ngoài lan can, mắc kẹt trên lan can hoặc có nguy cơ bị ngã từ lan can mà có người nhìn thấy. Ngay lập tức liên hệ với ban quản lý vận hành chung cư hoặc cứu hộ, để có thể ứng biến nhanh, giải quyết tình huống kịp thời. Không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều quốc gia, để khắc phục những nguy hiểm từ ban công hay cửa sổ ở các chung cư cao tầng, đã có nhiều giải pháp được đưa ra. 

Tại Dubai và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, cha mẹ sẽ bị phạt tù giam nếu để con em tử vong do ngã từ trên cao xuống. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn các phụ huynh về những tiêu chuẩn khi xây nhà đảm bảo an toàn cũng được đề cao, các trò chơi cầu trượt hay đu quay ở các khu vui chơi cũng phải có thanh chắn bảo vệ trẻ không bị rơi. Tại Mỹ, giới chức thành phố New York yêu cầu chủ các tòa nhà phải lắp đặt hệ thống cửa sổ bảo vệ, nhất là đối với các gia đình có con nhỏ. Đồng thời, thành phố cũng triển khai chương trình phổ cập kiến thức cho cha mẹ để đảm bảo an toàn cho trẻ nên đã giảm 96% các trường hợp nhập viện vì chấn thương do ngã từ cửa sổ.

Như vậy, bên cạnh các giải pháp mang tính kỹ thuật như những quy chuẩn về xây dựng, sự giám sát của bố mẹ, người chăm sóc trẻ rất quan trọng để đảm đảm an toàn khi trẻ em sống trong các tòa nhà cao tầng, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала