Cử tri Việt Nam mong Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ‘nhiều sức khỏe’

© Ảnh : Phương Hoa - TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi gặp mặt.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi gặp mặt. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2021
Đăng ký
Việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử vị trí lãnh đạo cao nhất Đảng Cộng sản Việt Nam khiến cử tri ‘vỡ òa cảm xúc’ vui mừng. Điều này phản ánh nguyện vọng của nhân dân, cán bộ đảng viên, tin cậy vào sự lãnh đạo của Đảng.

Cử tri mong Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ‘có nhiều sức khỏe’ để cống hiến, đóng góp công sức, trí tuệ cho đất nước, phục vụ nhân dân, phục vụ Đảng, vững tay chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam.

Chuẩn bị cho tiến trình bầu cử Quốc hội khóa XV, dự kiến, Việt Nam sẽ có khoảng gần 100 ủy viên Trung ương Đảng ứng cử đại biểu Quốc hội. Đáng chú ý, nhiệm kỳ Quốc hội tới sẽ có sự tham gia của 25 – 50 đại biểu là người ngoài Đảng.

Đề nghị tăng số đại biểu HĐND quận, thị xã chuyên trách

Sáng nay, ngày 3/3, các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 1, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đã tiến hành tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ trước kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.

Được biết, các đại biểu thuộc đơn vị bầu cử số 1 gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trung tướng Trần Việt Khoa, Giám đốc Học viện Quốc phòng, bà Trần Thị Phương Hoa, Bí thư Quận ủy Cầu Giấy.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo nhiệm vụ trọng tâm công tác Mặt trận năm 2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2021
Bầu cử Quốc hội Việt Nam: Tín nhiệm rất cao với hai ông Trần Thanh Mẫn và Hầu A Lềnh

Tại buổi tiếp xúc, ông Trần Quang Đạo, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Quận Tây Hồ thông báo với cử tri rằng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng do lịch trình công tác bận nên không thể tham dự buổi gặp gỡ hôm nay.

Trong buổi tiếp xúc hôm nay, các đại biểu thông báo đến cử tri dự kiến chương trình, thời gian diễn ra kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, báo cáo trả lời kiến nghị cử tri tại kỳ tiếp xúc trước.

Hầu hết cử tri quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ phát biểu thể hiện sự đồng tình với Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội, đồng thời kiến nghị một số vấn đề, đề xuất.

Phát biểu tại buổi tiếp xúc, cử tri Đặng Thị Mai Hòa, phường Vĩnh Phúc, Quận Ba Đình vui mừng đánh giá Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thành công tốt đẹp như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định trước đó.

Bà Hòa cũng cho rằng, việc Đại hội 13 thành công rực rỡ cho thấy niềm tự hào và tin tưởng của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng vào sự phát triển của đất nước ngày nay.

Nữ cử tri quận Ba Đình cho rằng, trong 5 năm qua. Quốc hội khóa XIV đã có nhiều đổi mới, sáng tạo, năng động, đồng thời, nâng cao hiệu quả giám sát được cử tri ghi nhận, phù hợp với ý chí nguyện vọng của nhân dân.

“Trong khó khăn nhưng sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã giúp đất nước kiểm soát dịch bệnh”, cử tri Hoa bày tỏ.

Cùng với đó, cử tri mong muốn những thành tựu đã đạt cần được tiếp tục phát huy hơn nữa trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV sắp tới.

Phát biểu hôm nay, bà Bùi Thị Bích Phượng, phường Bưởi, Quận Tây Hồ nhất trí với nội dung kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.

Đồng chí Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu khai mạc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2021
Lãnh đạo Việt Nam nói về việc không cấm người ngoài Đảng ứng cử Quốc Hội

Nữ cử tri này cũng nêu vấn đề, từ 1/7/2021, Hà Nội thực hiện chính quyền đô thị, do đó, cử tri đề nghị đoàn ĐBQH Hà Nội và lãnh đạo thành phố quan tâm kiểm tra giám sát các sở, ngành trong tham mưu ban hành các văn bản để thực hiện bố trí, sắp xếp cán bộ phường dôi dư sao cho phù hợp khi không còn HĐND phường.

Cư tri cũng cho rằng, khi không còn HĐND phường, cần tăng số đại biểu HĐND quận, huyện hoạt động chuyên trách để gần dân, sát dân, lắng nghe dân trong đại diện cho quyền lợi chính đáng của cử tri.

“Dân số của Hà Nội rất đông không có HĐND phường cho nên cần tăng số đại biểu HĐND quận, thị xã hoạt động chuyên trách để gần dân, sát dân, lắng nghe dân trong đại diện cho quyền lợi chính đáng của cử tri, góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả của HĐND các cấp thành phố”, cử tri Bùi Thị Bích Phượng bày tỏ.

Cử tri ‘vỡ òa cảm xúc’ khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử

Phát biểu tại buổi tiếp xúc, cử tri Chử Bá Điệp, phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho rằng, trong nhiệm kỳ qua đã có một số cán bộ cấp cao tham nhũng, gây thất thoát ngân sách Nhà nước.

Ông Chử Bá Điệp dẫn chứng ra hàng loạt các cựu lãnh đạo, cựu ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam bị kỷ luật và vướng vòng lao lý như các ông Đinh La Thăng, Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son…

Các đại biểu kết thúc phiên họp sáng 30/1.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2021
Điểm mới về độ tuổi cán bộ, công chức, viên chức được phép ứng cử Đại biểu Quốc hội năm 2021

Từ đó, cử tri mong Chính phủ, Quốc hội trong nhiệm kỳ sẽ mới ‘mạnh tay’ loại bỏ những cán bộ sai phạm, tăng cường thanh tra tại các dự án thua lỗ kéo dài đã được phản ánh suốt thời gian qua.

“Mong Chính phủ mới chỉ đạo, có cách làm sáng tạo, có chính sách mới tập trung cho tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ do ảnh hưởng của dịch, hỗ trợ doanh nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân. Cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ thủ tục phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp”, cử tri Chử Bá Điệp nhấn mạnh.

Trong khi đó, cử tri Nguyễn Văn Điệp, phường Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm cho biết, vừa qua, hàng triệu người dân Việt Nam đã rất quan tâm và theo dõi Đại hội XIII của Đảng.

“Cử tri và nhân dân đã vỡ òa cảm xúc khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp tục trúng cử Tổng Bí thư”, ông Nguyễn Văn Điệp vui mừng bày tỏ.

Theo cử tri, việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp tục tái đắc cử với sự đồng thuận cao thể hiện tha thiết nguyện vọng của nhân dân và cán bộ Đảng viên hiện nay. Đồng thời, điều này đã nâng tầm vị thế, củng cố lòng tin vững chắc của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Mong Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ‘nhiều sức khỏe’

Chia sẻ quan điểm với cử tri Nguyễn Văn Điệp, cử tri Nguyễn Quyết Thắng, phường Hàng Mã, Quận Hoàn Kiếm phát biểu với đoàn ĐBQH TP.Hà Nội rằng, thành công của Đại hội XIII của Đảng đã làm nức lòng cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, đồng bào cả nước và vang dội trên trường quốc tế.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư đến dự phiên họp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2021
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp đầu tiên của Bộ Chính trị và Ban Bí thư

Ông Thắng nhấn mạnh, kết quả bầu Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị thể hiện sự đoàn kết nhất trí cao độ, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, đảng viên và toàn dân tộc.

Thay mặt cử tri, ông Thắng gửi gắm mong muốn đồng chí Nguyễn Phú Trọng có thêm nhiều sức khỏe để cống hiến cho Đảng, Nhà nước và Nhân dân hơn nữa.

“Xin chúc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có nhiều sức khỏe để cống hiến, đóng góp công sức, trí tuệ phục vụ nhân dân, phục vụ Đảng nhiều hơn nữa, vững tay chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam tiến lên trên con đường với khát vọng vô bờ bến của dân tộc”, cử tri Nguyễn Quyết Thắng nhấn mạnh.

Cử tri Nguyễn Quyết Thắng cũng mong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026 tới đây sẽ chọn được người xứng tầm, có năng lực.

“Sau Đại hội XIII, nhân dân càng tin Đảng và theo Đảng, do đó mong cuộc bầu cử sẽ chọn được đại biểu có tâm, có tài vì một Việt Nam hùng cường, hạnh phúc”, ông Thắng bày tỏ.
Luật Đặc khu là ví dụ: ‘Đảng luôn vì dân’

Ghi nhận và trân trọng cảm ơn ý kiến của cử tri, Trung tướng Trần Việt Khoa, Giám đốc Học viện Quốc phòng cho biết, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội sẽ tiếp thu các ý kiến tâm huyết của các cử tri.

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2019
Luật đặc khu: Khi nào "chín" thì Chính phủ sẽ trình

Tướng Khoa cũng thông tin cho hay, sắp tới Trung ương sẽ họp hội nghị Trung ương lần thứ 2 khóa XIII, sau đó sẽ họp Quốc hội.

“Điều quan trọng nhất là làm sao để luật thực sự đi vào cuộc sống. Như thế không thế lực thù địch nào có thể nói ĐBQH chỉ “ấn nút giơ tay”, còn luật không đi vào cuộc sống”, Trung tướng Trần Việt Khoa khẳng định.

Giám đốc Học viện Quốc phòng dẫn chứng câu chuyện về Luật Đặc khu đã từng nóng nghị trường những năm trước, khi còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, Quốc hội Việt Nam đã ngay lập tức cho dừng.

“Như Luật Đặc khu khi các ý kiến cho rằng chưa phù hợp vào thời điểm hiện nay thì Quốc hội đã dừng, chưa thông qua ở thời điểm hiện nay. Điều đó cho thấy Đảng, Quốc hội luôn vì dân, cái gì có lợi cho dân thì làm, còn có hại cho dân thì kiên quyết tránh”, Trung tướng Trần Việt Khoa khẳng định.

Thay mặt đoàn ĐBQH TP. Hà Nội, tướng Khoa cũng cho biết, sắp tới đây làm sao hiệp thương giới thiệu và lựa chọn để bầu được những đại biểu xứng tầm, gần dân, sát dân để đại diện cho quyền và lợi ích của nhân dân.

Việt Nam có bao nhiêu người ngoài Đảng sẽ tham gia Quốc hội khóa mới?

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vừa ký ban hành Nghị quyết số 1185 về dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV.

Nghị quyết cho thấy, Việt Nam sẽ có 95 ủy viên Trung ương Đảng tham gia ứng cử (tương đương 14%), trong đó có từ 12- 14 ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng tham gia Quốc hội khóa mới.

© Ảnh : Trọng Đức - TTXVNChủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu.
Cử tri Việt Nam mong Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ‘nhiều sức khỏe’ - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2021
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu.

Đáng chú ý, cũng tại nghị quyết mà Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân vừa ký, Việt Nam dự kiến sẽ có khoảng từ 25-50 đại biểu là người ngoài Đảng.

“Ủy ban Thường vụ Quốc hội định hướng cơ cấu Quốc hội khóa XV có sự tham gia của 25 - 50 đại biểu là người ngoài đảng (tương đương 5 - 10% ĐBQH)”, Nghị quyết nêu rõ.

Bế mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.02.2021
Dự kiến số lượng Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư vào Quốc hội khóa mới
Thông tin thêm về gần 100 Ủy viên Trung ương Đảng sẽ tham gia Quốc hội khóa tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, số Ủy viên Trung ương tham gia ứng cử ĐBQH khóa XV thuộc về cơ cấu kết hợp.

Theo đó, một ĐBQH có thể có nhiều hơn một cơ cấu, chẳng hạn như, một đại biểu vừa là Ủy viên Trung ương, thuộc khối Chính phủ, đồng thời cũng là cơ cấu lực lượng vũ trang của Việt Nam.

Nghị quyết nêu rõ, với chủ trương tăng tỷ lệ ĐBQH chuyên trách và giảm tỷ lệ ĐBQH khối hành pháp, khối cơ quan Đảng, Việt Nam sẽ xác định số lượng đại biểu ở các cơ quan Trung ương rơi vào khoảng 207 người (tương đương khoảng 41,4%).

Cụ thể, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan Đảng sẽ có 10 đại biểu, cơ quan thuộc quyền quản lý của Chủ tịch nước có 3 đại biểu, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương) sẽ có 133 đại biểu.

Đại hội XIII của Đảng: Tiếp tục thảo luận các văn kiện Đại hội trong phiên làm việc sáng 28/1 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2021
Nữ đại biểu quốc hội ở Việt Nam có 'phát ngôn đúng mực' hơn nam đại biểu

Về khối Chính phủ, nghị quyết cho thấy, các cơ quan thuộc Chính phủ (gồm cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an) sẽ 15 đại biểu.

Các lực lượng vũ trang, Quân đội (gồm cơ quan bộ, các quân khu, quân chủng và lĩnh vực trọng yếu) sẽ có 12 đại biểu. Trong khi đó, lực lượng Công an có 2 đại biểu, Tòa án Nhân dân Tối cao 1 đại biểu, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao 1 đại biểu, Kiểm toán Nhà nước 1 đại biểu. Riêng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên 29 đại biểu.

Đồng thời, dự kiến, số lượng ĐBQH ở địa phương trên cả nước ước tính có 293 đại biểu (58,6%).

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ cấu định hướng lãnh đạo chủ chốt ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiêm Trưởng đoàn ĐBQH (Bí thư hoặc Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh, thành phố, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố) sẽ là 63 đại biểu (12,6%).

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала