Việt Nam nói vụ Trung Quốc tập trận Biển Đông, luật bầu cử Hong Kong

© AP Photo / Bao XuelinTàu Trung Quốc ở Biển Đông.
Tàu Trung Quốc ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2021
Đăng ký
Hà Nội (Sputnik) – Tại buổi họp báo thường kỳ chiều 11/3, Bộ Ngoại giao bình luận về nhiều vấn đề nóng của khu vực và quốc tế như: Trung Quốc tập trận ở Biển Đông, vấn đề Hong Kong…

Việt Nam bình luận câu trả lời của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Trả lời câu hỏi của Sputnik dẫn lại câu hỏi của NBC ngày 7/3 về việc liệu Trung Quốc có cân nhắc nhượng bộ Mỹ trong các vấn đề từ Biển Đông, Đài Loan, Tân Cương, Hong Kong và Tây Tạng để ổn định quan hệ giữa 2 nước hay không?

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại điểm cầu Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2021
Ba nước ‘anh em’ Việt Nam – Lào – Campuchia bàn tình hình Myanmar và Biển Đông

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã trả lời rằng “các vấn đề nêu ra hầu hết là vấn đề nội bộ của Trung Quốc”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết:

“Lập trường về những vấn đề như bạn nêu đã được nêu rõ nhiều lần. Riêng với vấn đề Biển Đông, một lần nữa xin khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, cũng như các quyền lập pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển 1982 (UNCLOS)”.

Tại phiên bế mạc chiều 11/3 kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa XIII của Trung Quốc đã biểu quyết thông qua quyết định về hoàn thiện chế độ bầu cử tại đặc khu hành chính Hong Kong. Cá biệt một số quốc gia đã chỉ trích Trung Quốc và cho rằng quyết định này sẽ phá hoại chế độ dân chủ của Hong Kong, bà Hằng bình luận.

“Lập trường của Việt Nam về tình hình Hong Kong đã được nêu rõ. Việt Nam tôn trọng và ủng hộ chính sách Một quốc gia – Hai chế độ của Trung Quốc, luật cơ bản và các quy chế liên quan của Hong Kong. Các vấn đề liên quan đến Hong Kong là công việc nội bộ của Trung Quốc. Việt Nam luôn mong muốn Hong Kong được ổn định và phát triển thịnh vượng”.

Ngày 7/3, tại cuộc họp báo trực tuyến bên lề kỳ họp thứ 4 Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (Quốc hội Trung Quốc - NPC) khóa XIII, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã trả lời các câu hỏi của truyền thông trong nước và quốc tế về chính sách đối ngoại và quan hệ đối ngoại của nước này.

© REUTERS / Shubing WangNgoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị
Việt Nam nói vụ Trung Quốc tập trận Biển Đông, luật bầu cử Hong Kong - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2021
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Khi được NBC đặt câu hỏi như trên ông Vương Nghị trả lời:

“Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau là một nguyên tắc rõ ràng trong Hiến chương Liên Hợp Quốc và là quy tắc cơ bản điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế. Nó phải được tất cả các quốc gia, bao gồm Trung Quốc và Hoa Kỳ, tuân thủ một cách trung thực. Các vấn đề bạn nêu ra hầu hết là vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Người dân Trung Quốc đang ở cương vị tốt nhất để tuyên bố liệu Trung Quốc có đang làm tốt công việc của mình hay không. Người dân Trung Quốc có thể quyết định tốt nhất điều gì là đúng đắn mà Trung Quốc phải làm”, ông trả lời câu hỏi của NBC.

Ngoại trưởng Trung Quốc cho biết nước này sẵn sàng trao đổi với tất cả các bên trên cơ sở tôn trọng chủ quyền để tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, xóa bỏ hiểu lầm và chia sẻ những sự thật liên quan.

“Nhưng chúng tôi sẽ không chấp nhận những lời cáo buộc hoặc phỉ báng vô căn cứ và chúng tôi sẽ không cho phép lợi ích cốt lõi của mình bị xâm phạm”, ông Vương Nghị tuyên bố.

Việt Nam phản ứng trước việc Trung Quốc tập trận ở Biển Đông

Trả lời câu hỏi của phóng viên về đề nghị cho biết phản ứng trước thông tin Trung Quốc tập trận trái phép trên đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bà Hằng cho biết:

“Mọi hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà không có sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, gây phức tạp tình hình và không có lợi cho quan hệ, hòa bình, ổn định, trật tự, an ninh, an toàn, tự do hàng không và hàng hải trên Biển Đông”.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
Pháp tăng cường hiện diện tại Biển Đông: Đáng mừng hay đáng lo?
Bà Hằng khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp luật pháp quốc tế.

Bình luận về việc các nước châu Âu gần đây thông báo điều tàu chiến đến Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói:

“Duy trì hòa bình, ổn định, trật tự, an ninh, an toàn, tự do, an toàn hàng hải, hàng không, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ở Biển Đông, phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển 1982 là mục tiêu, lợi ích và trách nhiệm, nguyện vọng chung của các quốc gia và cộng đồng quốc tế”

Hoạt động của các quốc gia ở Biển Đông thì cần phải đóng góp vào mục tiêu chung này, bà Hằng nói thêm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала