Chiến lược Quốc phòng, Quân sự Việt Nam: Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống

© Ảnh : TTXVN Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự phiên họp chiều 30/1/2021.
 Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự phiên họp chiều 30/1/2021.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2021
Đăng ký
Đâu là chiến lược Quốc phòng, chiến lược Quân sự Việt Nam trong chiến tranh hiện đại và bối cảnh quốc tế nhiều biến động căng thẳng như ngày nay?

Đề tài cấp quốc gia về một số giải pháp thực hiện chiến lược Quốc phòng, chiến lược Quân sự Việt Nam do Viện Chiến lược Quốc phòng thực hiện, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm chủ nhiệm vừa được đánh giá, nghiệm thu.

Có thể nói, việc thực hiện Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam giúp tăng cường tiềm lực quốc phòng, nâng cao khả năng phòng thủ đất nước, sẵn sàng đánh thắng mọi hình thái chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam trong mọi tình huống.

Nghiệm thu đề tài Một số giải pháp thực hiện Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam

Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam đánh thắng rất nhiều kẻ thù. Sức mạnh Quân đội Việt Nam tuyệt đối không phải là thần thoại, bởi nhìn vào lịch sử, khoa học xã hội, các phong trào cách mạng là đủ thấy tài năng, trí tuệ, bản lĩnh và chiến thuật quân sự tuyệt vời của người Việt.

Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân lịch trả lời phỏng vấn báo chí trong giờ nghỉ giải lao. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.10.2020
Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Quân đội luôn sẵn sàng hy sinh bảo vệ tài sản, tính mạng nhân dân

Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đánh bại cả hai Đế quốc lớn là Pháp và Mỹ, người Việt Nam chưa hề đầu hàng trước bất cứ kẻ thù nào dù mạnh và tàn bạo đến đâu. Tuy nhiên, trong bối cảnh chiến tranh hiện đại, vũ khí không ngừng được cải tiến, chính trường quốc tế biến động khôn lường, sức người không còn là ưu thế, có rất nhiều vấn đề cần được xem xét, đánh giá, nhìn nhận lại để tạo định hướng, tìm chiến lược phù hợp, tối ưu trong tình hình hiện nay.

Ngày 11/3, Bộ Quốc phòng Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) tổ chức phiên họp Hội đồng Khoa học.

Phiên họp này nhằm đánh giá, nghiệm thu đề tài cấp quốc gia mang tên “Nghiên cứu một số giải pháp thực hiện Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam”.

Được biết, đề tài nghiên cứu về một số giải pháp thực hiện Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam này do Viện Chiến lược Quốc phòng Việt Nam chủ trì thực hiện.

Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng, đề tài nêu trên có sự đóng góp rất lớn của hàng loạt lãnh đạo cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Cụ thể, đề tài cấp quốc gia mang tên “Nghiên cứu một số giải pháp thực hiện Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam” do đồng chí Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Chủ nhiệm.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2019
Tướng Ngô Xuân Lịch: Giữ nguyên tên gọi Luật Lực lượng dự bị động viên là phù hợp

Chưa hết, Thượng tướng, TS. Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Phó Chủ nhiệm đề tài.

Cùng với Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch và Tổng Tham mưu trưởng Phan Văn Giang, đề tài này cũng do chính Thượng tướng, GS.TS Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Phó Chủ nhiệm thường trực.

Nhìn danh sách Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm đề tài cấp quốc gia này mới thấy quy mô, ý nghĩa và mức độ quan trọng của việc nghiên cứu chiến lược Quốc phòng, Quân sự Việt Nam ở thời điểm hiện nay.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp Hội đồng Khoa học. Tham dự sự kiện quan trọng này hôm nay có PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Thứ trưởng PGS.TS Bùi Thế Duy, các thành viên Hội đồng Khoa học cùng hàng loạt đại diện cơ quan, cục, đơn vị, lãnh đạo cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Chiến lược Quốc phòng, Quân sự Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu tình hình mới

Phát biểu tại phiên họp của Hội đồng khoa học, các đại biểu đánh giá đề tài nghiên cứu này nhằm cụ thể hóa Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đã được Bộ Chính trị ban hành Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam thời gian qua.

Các đồng chí đại biểu khẳng định việc nghiên cứu giải pháp thực hiện Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam là nhằm phục vụ việc tổ chức thực hiện có hiệu quả, đáp ứng toàn diện yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Bởi trong điều kiện thế giới và khu vực hiện nay, đây là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Việt Nam.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, phát biểu tại Đại hội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.10.2020
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch: Hà Giang phải “bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới”

Nắm được vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của nhiệm vụ nghiên cứu đề tài này, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã quan tâm chỉ đạo Viện Chiến lược Quốc phòng trong quá trình tổ chức nghiên cứu đề tài cấp quốc gia “Một số giải pháp thực hiện Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam”.

Như đã đề cập ở trên, Ban Chủ nhiệm đề tài là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Bộ Quốc phòng Việt Nam, các đồng chí chỉ huy, lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị, các vị tướng lĩnh, các nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm và năng lực thực tiễn trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, những người hiểu rất rõ nghệ thuật quân sự Việt Nam và đặc tính, điểm mạnh, điểm yếu của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Nhờ có đội ngũ lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các nhà khoa học tài năng, giàu kinh nghiệm nên đã tổ chức thực hiện đề tài đúng tiến độ, mục tiêu và nội dung đề ra. Vấn đề và chất lượng nghiên cứu cũng đặc biệt có giá trị, nhất là về mặt thực tiễn.

Tại phiên họp hôm nay, đại diện Ban Chủ nhiệm đã báo cáo tóm tắt quá trình triển khai thực hiện đề tài và kết quả nghiên cứu.

Dựa trên kết quả báo cáo của Ban Chủ nhiệm, các thành viên Hội đồng đã nhận xét, đánh giá thực chất, khách quan, tập trung đi sâu vào phân tích đánh giá các kết quả đạt được, đồng thời giúp Ban Chủ nhiệm bổ sung, hoàn thiện sản phẩm đề tài. Kết quả chương trình làm việc, Hội đồng Khoa học đã thống nhất đánh giá đề tài đạt loại Xuất sắc.

“Hội đồng khoa học thống nhất nghiệm thu đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu một số giải pháp thực hiện Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam” đạt loại xuất sắc”, Bộ Quốc phòng cho biết.

Phát biểu kết luận phiên họp, thay mặt Hội đồng khoa học, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương biểu dương và đánh giá cao giá trị lý luận và thực tiễn của đề tài.

“Kết quả nghiên cứu đã cung cấp luận cứ khoa học, đề xuất kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng nội dung, biện pháp tổ chức rõ ràng, cụ thể trong triển khai thực hiện Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam”, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương nhấn mạnh.

Đồng thời, thay mặt Hội đồng Khoa học, Tướng Cương đề nghị Ban Chủ nhiệm đề tài tiếp thu, bổ sung hoàn thiện sản phẩm trước khi đưa vào ứng dụng trong thực tiễn tại Việt Nam thời gian tới.

Hiểu thế nào về chiến lược Quốc phòng, chiến lược Quân sự Việt Nam?

Trong bài viết mang tựa đề “Thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự trong tình hình mới”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã nêu nhiều vấn đề đáng chú ý.

Thứ nhất, phải hiểu, Chiến lược Quốc phòng Việt Nam là chiến lược phòng thủ quốc gia, bảo vệ đất nước, sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược, mang tính chất hòa bình tự vệ, bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu chỉ đạo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.07.2020
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch phát biểu gì tại Đại hội Đảng bộ Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam?

Trong đó, đường lối chính trị đúng đắn được coi là nhân tố quyết định, sức mạnh quốc phòng là then chốt, sức mạnh quân sự là đặc trưng, trực tiếp là sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang, nòng cốt là Quân đội nhân dân.

Việc xây dựng, củng cố lòng tin chiến lược với các nước, nhất là đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, tạo thế để bảo vệ Tổ quốc, đánh thắng mọi hình thái chiến tranh xâm lược nếu xảy ra.

Thứ hai, Chiến lược quân sự Việt Nam là nội dung nòng cốt, cụ thể hóa Chiến lược quốc phòng Việt Nam, là nghệ thuật sử dụng sức mạnh quân sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Trong đó, các bộ phận chủ đạo của nghệ thuật quân sự Việt Nam, chỉ đạo nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, là tổng thể phương châm, chính sách và mưu lược hoạch định trên nền tảng của nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.

Trước đó, để cụ thể hóa chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Bộ Chính trị Việt Nam (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 24 (16/4/2018) về Chiến lược quốc phòng Việt Nam,  Kết luận số 31 (ngày 16/4/2018) về Chiến lược quân sự Việt Nam.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đọc diễn văn kỷ niệm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2020
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch: Việt Nam minh bạch về chính sách quốc phòng

Theo đó, việc ban hành nghị quyết, kết luận về Chiến lược quốc phòng, Chiến lược quân sự nhằm tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán về nguyên tắc Ðảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang, sự nghiệp quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.

Ngoài ra, đây cũng là bước phát triển mới về tư duy, nhận thức của Ðảng đối với công cuộc bảo vệ đất nước.

Thời gian qua, Quân đội, toàn dân đã tập trung xây dựng lực lượng, thế trận quốc phòng, nghiên cứu, phát triển nghệ thuật quân sự, triển khai chiến lược quốc phòng dưới sự lãnh đạo của Ðảng.

Với những kết quả đạt được, theo Đại tướng Ngô Xuân Lịch, đã góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Trong bối cảnh ngày càng nhiều khó khăn, với những thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt là việc các thế lực thù địch tăng cường chống phá Ðảng, Nhà nước, Quân đội Việt Nam ngày càng công khai, quyết liệt và trực diện hơn.

Sẵn sàng đánh thắng mọi hình thái chiến tranh xâm lược

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh một số giải pháp cơ bản như nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân và cả hệ thống chính trị đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, quản lý của Nhà nước trong thực hiện các chiến lược; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang, trực tiếp là Quân đội nhân dân trong tổ chức thực hiện các chiến lược; đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch trình bày Tờ trình về dự án Luật Biên phòng Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2020
Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Biên giới quốc gia của Việt Nam là bất khả xâm phạm

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam khẳng định, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Chiến lược quốc phòng, Chiến lược quân sự là kế sách, mưu lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy.

Theo Đại tướng Ngô Xuân Lịch, đây chính là sự kết tinh truyền thống dân tộc với ý Ðảng, lòng dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Do đó, cần tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chiến lược này là trách nhiệm của toàn Ðảng, toàn dân, nòng cốt là lực lượng vũ trang trước Tổ quốc.

“Việc thực hiện chiến lược góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng, nâng cao khả năng phòng thủ đất nước, sẵn sàng đánh thắng mọi hình thái chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống”, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала