Tàu chiến Pháp vào Biển Đông, thăm Việt Nam là “đang đùa với lửa”?

© Ảnh : Official Facebook account of the Ambassade de France au VietnamĐại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery.
Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2021
Đăng ký
Sau chuyến thăm của tàu hộ vệ Prairial đến cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam, có học giả thân Trung Quốc cho rằng, Pháp đang “đùa với lửa” khi công khai ủng hộ lập trường của Hà Nội và “chọc giận” Trung Quốc ở Biển Đông.

Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Nicolas Warnery bình luận về chuyến thăm của chiến hạm Prairial đến Cam Ranh và khẳng định, Paris kiên trì ủng hộ lập trường tự do hàng hải ở Biển Đông cũng như tuân thủ luật pháp quốc tế trong đó gồm cả UNCLOS 1982.

Vì sao Hải quân Pháp gửi tàu chiến đến Biển Đông?

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, hôm 11/3, Đại sứ quán Pháp xác nhận, tàu chiến Pháp Prairial đã cập cảng Cam Ranh, Khánh Hòa.

Phải khẳng định, tàu Pháp Việt Nam là chuyện hết sức “bình thường” giống như hàng chục chuyến thăm trong chính sách “ngoại giao tàu chiến” của các nước đối với Hà Nội.

Tàu hộ vệ trinh sát này của Hải quân Pháp lưu trú ở cảng của Việt Nam 4 ngày từ 9 – 12/3 để các thủy thủ được lên bờ nghỉ ngơi, thực hiện việc sửa chữa trực thăng quân sự Alouette III gặp sự cố cũng như gửi thông điệp đến chính quyền Bắc Kinh về lập trường tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

Ngày 12/3, tàu hộ vệ Prairial của Hải quân Pháp đã rời Cam Ranh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm 4 ngày tại Việt Nam.

Trao đổi với báo giới, Đại sứ Nicolas Warnery một lần nữa nhắc lại tôn chỉ này và khẳng định, Pháp điều tàu chiến đến Biển Đông, thăm cảng Cam Ranh, Khánh Hòa của Việt Nam nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nước này cũng như ủng hộ chính sách tự do hàng hải.

Ông Warnery nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn với VnExpress rằng, Pháp đặc biệt quan tâm đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) của Liên Hợp Quốc, đặc biệt là trong vấn đề tự do hàng hải và hàng không.

“Chúng tôi gửi thông điệp này qua việc điều chiến hạm thuộc các lớp khác nhau đi qua Biển Đông”, Đại sứ Pháp nêu rõ.

Tàu Trung Quốc ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2021
Việt Nam nói vụ Trung Quốc tập trận Biển Đông, luật bầu cử Hong Kong
Hải quân Pháp trong tháng 2/2021 đã điều tàu đổ bộ tấn công Tonnerre và tàu khu trục Surcouf từ cảng Toulon, tới Thái Bình Dương, bắt đầu nhiệm vụ tuần tra và huấn luyện kéo dài 3 tháng. Nhóm tàu này sẽ vào Biển Đông hai lần và tham gia cuộc tập trận chung với Mỹ và Nhật Bản vào tháng 5/2021.

Cũng trước đó, hôm 8/2, Pháp thông báo tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Rubis  - Emeraude và tàu hỗ trợ tiếp tế Seine đã tiến hành tuần tra quanh khu vực Biển Đông. Quốc gia châu Âu này sau đó điều tàu hộ vệ hạm Prairial đến khu vực tranh chấp ở Biển Đông, có đi qua cảng quân sự Sasebo của Nhật Bản và cập cảng, neo đậu ở Cam Ranh, Khánh Hòa từ 9 – 12/3 vừa qua.

Không khó để lý giải về động thái “ngoại giao tàu chiến” của nước Pháp. Theo Đại sứ Nicolas Warnery, chuyến thăm Việt Nam lần này là sự kiện rất quan trọng của Pháp tại Việt Nam năm 2021 và cũng là thông điệp ủng hộ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Theo lời đại sứ Warnery, chiến lược của Pháp trong khu vực đã được Bộ trưởng Quốc phòng nước này là ông Florence Parly khẳng định trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La ở Singapore năm 2018.

Tuyên bố của người đứng đầu Bộ Quốc phòng nêu rõ, Pháp ủng hộ nỗ lực của các quốc gia trong khu vực về quan điểm bảo đảm tự do hàng hải, hàng không và duy trì ổn định, hòa bình, hợp tác vì lợi ích chung trong khu vực.

“Trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đó, ASEAN là trung tâm và Việt Nam là quốc gia hết sức quan trọng trong khu vực ASEAN”, Đại sứ Warnery phát biểu cho biết.

Bên cạnh đó, Pháp cũng cần khẳng định sự hiện diện quân sự của mình ở khu vực này vì một số lợi ích quốc gia, dân tộc.

“Lý do vì sao chúng tôi thường xuyên triển khai các hoạt động này (tuần tra ở Biển Đông – PV) là Pháp có những vùng lãnh thổ hải ngoại trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, với khoảng 1,6 triệu công dân. Việc tuần tra thường xuyên nhằm đảm bảo quyền của chúng tôi trong khu vực này”, vị Đại sứ chia sẻ.

Theo đó, Pháp là quốc gia có hai khu vực lãnh thổ hải ngoại ở khu vực phía tây Ấn Độ Dương là tỉnh Reunion và Mayotte, 3 cộng đồng ở trung tâm và phía nam Thái Bình Dương gồm Polynesie thuộc Pháp, Wallis và Futuna, Tân Caledonia cùng đảo Clipperton ở tây Thái Bình Dương, gần với khu vực lục địa Mỹ.

‘Ngoại giao tàu chiến’: Minh chứng cho quan hệ Pháp – Việt tốt đẹp

Như chúng tôi đã thông tin, hồi tháng 9/2020, ba cường quốc châu Âu là Anh, Pháp, Đức (E3) đồng loạt đệ trình công hàm lên Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, ba thành viên lớn nhất ở Liên minh châu Âu, các bên cùng tham gia UNCLOS 1982 đồng loạt lên tiếng bác bỏ chủ quyền lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tàu chiến Pháp, Prairial. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2021
Tàu chiến Pháp làm gì ở Việt Nam?

Anh, Pháp, Đức nhắc lại những tuyên bố chủ quyền liên quan đến việc thực thi cái gọi là “quyền lịch sử” ở Biển Đông sẽ là “không tuân thủ luật pháp quốc tế cũng như điều khoản của Công ước quốc tế về Luật Biển 1982.

Nhóm E3 cũng khẳng định tính pháp lý của phán quyết được Tòa Quốc tế công bố năm 2016 trong vụ kiện giữa Bắc Kinh và Manila.

Cũng giống như quan điểm đã nêu trong công hàm trình lên Tổng Thư ký António Guterres phản đối hàng loạt yêu sách hàng hải trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc, Đại sứ Nicolas Warnery tái khẳng định, việc tuân thủ triệt để các quy định của UNCLOS 1982 là điều kiện tốt nhất để đảm bảo hòa bình, ổn định tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

“Pháp nhiều lần nhắc lại quan điểm này ở các cấp độ, trong đó bao gồm những cuộc họp của Tổng thống Emmanuel Macron với lãnh đạo thành viên G7”, Đại sứ nói.

Đáng chú ý, trong cuộc trao đổi với báo chí về chuyến thăm của tàu Prairial đến Cam Ranh, Tùy viên Quân sự Pháp ở Việt Nam Marc Razafindranaly còn tiết lộ thông tin đáng chú ý đó là tàu chiến Pháp hàng năm thường thăm Việt Nam ít nhất hai lần. Tuy nhiên, các thông tin liên quan đa phần đều ít được công bố, chia sẻ cụ thể.

Ông Razafindranaly khẳng định rằng, phía Pháp muốn thông qua chuyến thăm quan trọng này để nhấn mạnh nỗ lực của Việt Nam trong việc hỗ trợ phía Pháp trong điều kiện dịch bệnh do coronavirus gây ra.

Vị quan chức cũng khẳng định, chính quyền Việt Nam đã giúp rất “thiết thực” trong việc sửa chữa trang thiết bị và hỗ trợ thủy thủ đoàn.

“Đây là minh chứng cho mối quan hệ hợp tác ngày càng tốt đẹp giữa Pháp và Việt Nam”, Tùy viên quân sự Marc Razafindranaly nêu rõ.

Thách thức Trung Quốc, Pháp “đang đùa với lửa”?

Ngày 12/3, sau khi tàu chiến Pháp cập cảng và lưu trú ở Cam Ranh, tờ Bưu điện Nam hoa Buổi sáng của Hồng Kông (SCMP) đã đăng bài viết của TS. Mark J. Valencia mang tựa đề “With its support for US strategy, France is playing with fire in the South China Sea” (tạm dịch là “Pháp đang đùa với lửa ở Biển Đông khi hỗ trợ chiến lược của Hoa Kỳ”).

Theo quan điểm của ông Valencia, “đùa với lửa”, chọc giận Bắc Kinh, Pháp có thể bị Trung Quốc đáp trả vì đã hỗ trợ Washington, núp bóng cái gọi là “tự do hàng hải” để gây áp lực với chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình ở Biển Đông.

Nói dễ hiểu theo vị chuyên gia “thân” Trung Quốc này, với việc đưa tàu chiến đến Biển Đông, thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam, một số hệ quả có thể xảy ra, điển hình như việc một số doanh nghiệp của Pháp làm ăn với Trung Quốc có thể sẽ bị Bắc Kinh gây sức ép hay thậm chí là trừng phạt.

Tuy nhiên, ở một góc nhìn hoàn toàn khác, TS Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS Yusof Ishak Institute, Singapore) thì nêu quan điểm rằng, việc các cường quốc châu Âu can dự nhiều hơn vào vấn đề Biển Đông cả về ngoại giao lẫn quân sự đang góp phần thúc đẩy tiến trình “quốc tế hóa” tranh chấp Biển Đông.

Khu trục hạm USS Russell (DDG-59) ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2021
Vì sao Biển Đông là ‘miếng bánh’ hấp dẫn với nhiều nước trên thế giới?
Vị chuyên gia nhấn mạnh, các nước muốn đưa tranh chấp Biển Đông trở thành một vấn đề không chỉ giữa Trung Quốc với các bên tranh chấp trực tiếp khác (như Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei – PV), mà còn thành vấn đề an ninh quốc tế, nơi các nước bên ngoài, bao gồm những đại diện châu Âu, Mỹ đều có lợi ích.

TS Lê Hồng Hiệp khẳng định, điều này một mặt thể hiện tầm quan trọng của Biển Đông đối với lợi ích kinh tế và an ninh của các nước châu Âu, mặt khác cho thấy đang có sự phối hợp ngày càng tăng giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu trong việc kiềm chế tham vọng địa chính trị của Trung Quốc, bao gồm cả trên Biển Đông.

Theo vị chuyên gia, việc châu Âu can dự sâu hơn vào Biển Đông là khuynh hướng hợp lý khi họ tìm thấy sự song trùng lợi ích giữa chính sách của mình và đồng minh Mỹ, cũng như các đối tác ở Đông Nam Á.

Giới chuyên gia cho rằng, dù Trung Quốc phản đối gay gắt chuyện bên ngoài can dự vào Biển Đông, chỉ trích chính sách tự do hàng hải.

Tuy nhiên, Pháp, Mỹ hay các cường quốc châu Âu khác như Anh, Đức đều vẫn sẽ tiếp tục củng cố sự hiện diện quân sự ở các vùng biển để kiềm chế thế và lực của Trung Quốc cũng như những đòi hỏi chủ quyền phi lý của chính quyền Bắc Kinh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала