Hà Nội sẽ không nhận bàn giao dự án Cát Linh – Hà Đông nếu không thỏa mãn điều kiện này

© AFP 2023 / Nhac NguyenĐường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.
Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.03.2021
Đăng ký
Nói về dự án Cát Linh – Hà Đông, Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn khẳng định, Hà Nội chia sẻ khó khăn với Bộ Giao thông Vận tải, sẵn sàng hỗ trợ tối đa, hết mình, nhưng không có chuyện bàn giao từng phần dự án.

Đại diện Cục Cảnh sát Phòng cháy – chữa cháy và Cứu hộ, cứu nạn, Bộ Công an nhấn mạnh, dù đã cấp nghiệm thu điều kiện PCCC cho dự án Cát Linh – Hà Đông nhưng hiện còn một cây xăng quá gần ga La Khê, gây nguy cơ cháy nổ, mất an toàn đối với quá trình vận hành tàu.

Dự án Cát Linh – Hà Đông: Không có chuyện bàn giao từng phần

Ngày 19/3, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn đã đi kiểm tra toàn tuyến đường sắt đô thị trên cao Cát Linh – Hà Đông.

“Chuyến thị sát” của vị lãnh đạo Hà Nội là nhằm để rà soát mọi công tác phương án tiếp nhận, bàn giao tuyến đường sắt đô thị 2A, Cát Linh - Hà Đông từ Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) để thành phố vận hành khai thác trong thời gian sắp tới.

Khoảng 8h30 sáng 19/3, sau khi tiến hành mua vé lượt ở quầy bán vé tự động, Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn đã lên chuyến tàu chạy từ ga Cát Linh (Quận Đống Đa) đến điểm cuối là ga Yên Nghĩa (Hà Đông).

Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
Nếu không phải 31/3, vậy bao giờ tàu Cát Linh – Hà Đông mới “chạy thật”?

Tàu chạy và dừng đủ ở các ga lúc vận hành bình thường trong quá trình ông Tuấn thị sát. Khoảng sau hơn 20 phút, tàu đã đến đích cuối là ga Yên Nghĩa (Hà Đông).

Tại đây, đồng chí Dương Đức Tuấn đã hỏi thăm lái tàu, các nhân viên phục vụ trên tàu suốt toàn tuyến. Vị lãnh đạo Hà Nội cũng tham gia kiểm tra trung tâm điều khiển của tuyến, đồng thời hỏi rõ các thông số kỹ thuật của đoàn tàu cũng như công tác vận hành, nhân lực thực hiện và một số vấn đề liên quan.

Nhắc lại vai trò của đường sắt đô thị, ông Tuấn khẳng định, đây là loại hình vận tải tiên tiến, khối lượng lớn, tốc độ cao, có tính ưu việt trong giao thông đô thị ngày nay, mang lại tiện ích cho người dân, lãnh đạo Hà Nội cho rằng, việc rút ngắn được thời gian đi lại tuyến này sẽ phù hợp với lợi ích của người dân.

“Tuyến đường từ Cát Linh vào Hà Đông tôi đi bình thường nhanh cũng mất 45 phút. Đi đường sắt đô thị chỉ mất hơn 20 phút là rất tiện lợi cho người dân”, Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn nhấn mạnh.

Phát biểu với đại diện Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội cùng các đơn vị liên quan tại trung tâm điều khiển dự án, Phó Chủ tịch Hà Nội cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc sớm hoàn thành, bàn giao đưa dự án vào vận hành khai thác, Bộ GTVT cùng với UBND TP.Hà Nội thống nhất phương án chuyển giao toàn bộ dự án này.

Nghĩa là Hà Nội chỉ chấp nhận bàn giao và đưa vào vận hành khi dự án hoàn thiện toàn bộ, chứ không có kiểu “bàn giao từng phần” lằng nhằng, rắc rối.

“Thành phố Hà Nội chia sẻ với Bộ Giao thông Vận tải những khó khăn của dự án và luôn hỗ trợ tối đa, hết mình cho các đơn vị liên quan nhưng không có chuyện bàn giao từng phần dự án”, Phó Chủ tịch Tuấn nêu rõ.

Tiến độ dự án Cát Linh – Hà Đông như thế nào?

Ban Quản lý Đường sắt - Bộ Giao thông Vận tải có báo cáo cho biết, tính đến nay, dự án Cát Linh – Hà Đông đã nghiệm thu 5/5 hạng mục công trình và 9/11 chuyên ngành thiết bị.

Phần chuyên ngành thiết bị Depot còn lại hiện cũng đã có quyết định phê duyệt điều chỉnh thông số ngày 2/3/2021. Ban Quản lý khẳng định, hiện nay đang tiến hành công tác nghiệm thu công trình thành phần.

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông có tuyến chính dài hơn 13km đi trên cao, 12 nhà ga và 13 đoàn tàu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.01.2021
Đã có hạn chót cho tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Cùng với đó, biên bản nghiệm thu tổng thể đã được các bên thống nhất nội dung, sẽ sớm hoàn thành ký kết. Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cũng đã sẵn sàng bố trí chuyên gia của Hội đồng để kiểm tra kết quả nghiệm thu của Chủ đầu tư.

Đối với công tác đánh giá an toàn hệ thống, Bộ Giao thông Vận tải đã họp trực tuyến với Tư vấn ACT (Pháp) và yêu cầu Tổng thầu EPC Trung Quốc khẩn trương hoàn thiện để cung cấp hồ sơ cho Tư vấn ACT.

Được biết, hiện Tổng thầu Trung Quốc và Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) đang tiếp tục duy trì mỗi ngày vận hành 2 đoàn tàu trên tuyến.

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin trước đó, dự án Cát Linh – Hà Đông được vận hành thử nghiệm toàn hệ thống theo 166 quy trình, từ ngày 12/12 - 31/12/2020.

Kết thúc thời gian vận hành thử nghiệm, đã có 5.700 lượt tàu chạy hơn 70.000 km đường sắt trên cao.

Báo cáo của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, thẻ vé gắn chip được sử dụng một lượt cho mỗi người, khi vào ga khách sẽ quẹt tại máy soát vé, khi ra ga đưa thẻ vé vào máy soát để thu hồi thẻ. Giới chức Hà Nội cũng cho hay, dự kiến khi dự án vận hành chính thức, người dân sẽ được đi tàu miễn phí trong 15 ngày đầu.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.10.2020
Vì sao tàu Cát Linh – Hà Đông khó lòng chạy trước Đại hội XIII?

Phát biểu tại buổi “thị sát”, Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn đánh giá sự nỗ lực của Ban Quản lý Dự án Đường sắt, Bộ GTVT, Tổng thầu EPC Trung Quốc và sự phối hợp của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội trong việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Tuấn lưu ý, tính đến thời điểm hiện nay tuy còn một số công việc cần gấp rút hoàn thành, nhưng cũng đã đạt được hiệu quả tiến độ công việc rõ rệt.

Báo cáo của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cũng cho thấy, đến nay dự án Cát Linhh – Hà Đông đã hoàn thành 12/15 nội dung thuộc trách nhiệm của UBND Thành phố.

“Các nội dung còn lại hiện Công ty vẫn đang phối hợp chặt chẽ để thực hiện phương án bàn giao quyền từng phần của dự án, công tác kiểm đếm cơ sở vật chất, hồ sơ tài liệu và duy trì chạy tàu theo kế hoạch của Chủ đầu tư và Tổng thầu”, đơn vị này nêu rõ.

Chỉ chạy dự án Cát Linh – Hà Đông khi đã “an toàn tuyệt đối”

Về phần mình, lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội đã chủ động triển khai các nội dung công việc thuộc trách nhiệm của thủ đô, đồng thời giao nhiệm vụ và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành và Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý Dự án Đường sắt, Tổng thầu EPC khẩn trương triển khai các việc liên quan đến công tác bàn giao, tiếp nhận.

Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2020
Nhát dao chém vào lòng dân: Bí thư Hà Nội lên tiếng về đường sắt Cát Linh–Hà Đông

Lãnh đạo Hà Nội nhấn mạnh phải chuẩn bị đầy đủ điều kiện để đưa dự án vào vận hành, khai thác đảm bảo đúng quy định, an toàn tuyệt đối.

Để đảm bảo tiến độ theo phương án tiếp nhận, bàn giao, vận hành khai thác Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội số 2A, Cát Linh - Hà Đông đủ điều kiện bàn giao theo kế hoạch, Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn cũng nêu một số vấn đề cụ thể.

Theo Phó Chủ tịch Tuấn, có 5 đầu việc các đơn vị cần làm ngay hiện này. Đó là giao Sở Kế hoạch đầu tư hướng dẫn Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội nghiên cứu, hoàn thiện thủ tục trình UBND Thành phố xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư một số hạng mục theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải và Công ty.

Tiếp đó, Sở Tài chính hướng dẫn Công ty TNHH TMV Đường sắt Hà Nội lập đơn giá, định mức tạm tính, thanh quyết toán kinh phí tạm ứng theo quy định.

Trong khi đó, Sở Xây dựng phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý Dự án Đường sắt - Bộ GTVT, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội đề xuất, thực hiện phương án trồng cây xanh, thảm cỏ ở dưới hạ tầng đường ray dọc tuyến đường sắt đô thị Hà Nội số 2A Cát Linh - Hà Đông để tạo cảnh quan đồng bộ và chống lấn chiếm hành lang đường sắt đô thị.

Ngoài ra, Sở Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội hoàn thiện phương án sắp xếp lương nhân sự vận hành tuyến nhằm thu hút đội ngũ nhân viên chất lượng cao theo quy định.

Công việc đối với Sở Giao thông vận tải Hà Nội đó chính là phải thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện công việc UBND Thành phố giao Công ty TNHH MTV Đường sắt, tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.

Ngoài ra, ông Tuấn cũng nhấn mạnh, đơn vị này phải kịp thời tham mưu, đề xuất giải quyết nội dung vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Cây xăng La Khê ảnh hưởng đến an toàn của dự án Cát Linh – Hà Đông?

Đáng chú ý, tại cuộc họp với Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn, lãnh đạo thành phố chỉ thúc các đơn vị tiếp tục hoàn thiện dự án. Khi nào có thể bàn giao dự án Cát Linh – Hà Đông lại không được đề cập rõ ràng.

Đại diện Ban Quản lý dự án cho hay, đến nay đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã cơ bản hoàn thành nghiệm thu, đặc biệt, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ, cứu nạn cũng đã cấp chứng nhận nghiệm thu phòng cháy chữa cháy cho dự án.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy thử từ 20/9. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.06.2020
Dự án Cát Linh-Hà Đông chưa chạy thật, Tổng thầu Trung Quốc đòi gấp Việt Nam 50 triệu USD?

Tuy rằng việc nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, đã được Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ, Bộ Công an cấp chứng nhận nhưng hiện nay, đối với dự án Cát Linh – Hà Đông vẫn còn một số vướng mắc về hồ sơ đánh giá an toàn.

Các vấn đề vướng mắc còn lại vẫn đang được Ban quản lý dự án đường sắt làm việc với tổng thầu để hoàn thiện.

Một lãnh đạo Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ, cứu nạn phát biểu với Zing cho biết, dù cơ quan này đã nghiệm thu điều kiện phòng cháy, chữa cháy của dự án nhưng vẫn có một số lưu ý rằng, một cây xăng nằm quá gần nhà ga La Khê, gây lo ngại, mất an toàn đối với công tác phòng cháy chữa cháy.

Vị lãnh đạo này cho biết, Cục khuyến nghị chỉ cho chạy tàu khi cây xăng dừng hoạt động.

“Chúng tôi vẫn hoàn tất nghiệm thu phòng cháy chữa cháy cho dự án, nhưng kèm điều kiện chỉ chạy tàu khi cây xăng này dừng hoạt động và được di dời đi nơi khác”, đại diện lãnh đạo Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ, cứu nạn, Bộ Công an nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала