Bộ Ngoại giao Việt Nam: Các tàu Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam

© Sputnik / Taras IvanovNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2021
Đăng ký
Hà Nội (Sputnik) – Tại buổi họp báo thường kỳ chiều 25/3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời nhiều câu hỏi “nóng” và thời sự về vấn đề Biển Đông.

Các tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông

Bình luận quan điểm của Việt Nam trước câu hỏi ngày 21/3, truyền thông Philippines đưa tin về sự hiện diện của 220 con tàu Trung Quốc tại một khu vực thuộc biển “Tây Philippines” (cách Philippines gọi Biển Đông). Lực lượng tuần duyên Philippines lo ngại các tàu Trung Quốc có nguy cơ đánh bắt hải sản quá mức và phá hoại môi trường biển, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói:

“Cần phải nhắc lại rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Là quốc gia biển và là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, Việt Nam được hưởng chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình, được xác lập bởi Công ước”, bà Thu Hằng nói.

Lá cờ Philippines trên con tàu ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2021
Philippines sẽ điều thêm tàu ​​tới Biển Đông để tăng cường tuần tra
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói rằng hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm quy định của Công ước về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải quốc gia ven biển, đi ngược lại tinh thần và nội dung Tuyên bố về ứng xử của các nước ở Biển Đông (DOC), làm phức tạp tình hình, không có lợi cho đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc.

“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, thiện chí thực hiện Công ước, nghiêm chỉnh tuân thủ DOC, đặc biệt là nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, và trật tự pháp lý trên biển tại khu vực”, bà Hằng nói thêm.

Ban đầu, giới chức Philippines cho biết đã phát hiện khoảng 220 tàu Trung Quốc neo đậu tại Đá Ba Đầu hôm 7/3. Đến ngày 22/3, các lực lượng vũ trang Philippines vẫn phát hiện 183 tàu được cho là tàu dân quân biển Trung Quốc có mặt tại đây.

© AFP 2023 / PCGTàu Trung Quốc ở Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Việt Nam: Các tàu Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2021
Tàu Trung Quốc ở Biển Đông.

Việt Nam chỉ thực hiện nhiệm vụ tại Đá Ba Đầu

Liên quan đến câu hỏi của phóng viên về việc có hay không sự xuất hiên của tàu hải cảnh Việt Nam tại Đá Ba Đầu, cũng như việc Việt Nam đã có động thái phản đối việc 220 tàu cá Trung Quốc neo đậu tại vùng biển này hay chưa, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết:

“Tôi có thể nói các lực lượng chấp pháp của Việt Nam thực hiện nghĩa vụ, nhiệm vụ, như đã được quy định trong các luật liên quan của Việt Nam, cũng như tuân thủ nghiêm túc các quy định liên quan của luật pháp quốc tế, trong đó trước hết là UNCLOS 1982.

Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2021
Báo Trung Quốc nói Việt Nam và Philippines “vu khống” Bắc Kinh ở Biển Đông
Bà Hằng nói thêm hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là nguyện vọng, cũng mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, khu vực và cộng đồng quốc tế. Việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) có ý nghĩa rất quan trọng để hiện thực hóa các mục tiêu nói trên.

“Việt Nam kêu gọi các nước đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông; giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hòa bình khác theo luật pháp quốc tế vì lợi ích chung của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế”, bà Hằng nói.
© AFP 2023 / Satellite image ©2021 Maxar TechnologiesTàu Trung Quốc ở Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Việt Nam: Các tàu Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2021
Tàu Trung Quốc ở Biển Đông.

Việt Nam ủng hộ cấm vũ khí hạt nhân

Ngày 24/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có bài phát biểu đầu tiên ở trụ sở chính của NATO, trong đó nhấn mạnh sự de dọa quân sự và phi quân sự từ Trung Quốc; Nga, Iran và Triều Tiên là những nguy cơ lớn mà khối này phải đối mặt. Cùng ngày, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bắt đầu chuyến công du đến Trung Đông nhằm thảo luận các vấn đề về hạt nhân Iran. Bình luận về các động thái này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh:

“Chúng tôi mạnh mẽ ủng hộ cấm một cách toàn diện việc phát triển, thử nghiệm, sản xuất, chế tạo, tàng trữ, chuyển giao, sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân”.

Bà Hằng cho biết Việt Nam ủng hộ các nỗ lực theo hướng này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала