Việt Nam – Trung Quốc sắp giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamCửa khẩu Cốc Lếu Lào Cai.
Cửa khẩu Cốc Lếu Lào Cai. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2021
Đăng ký
Sắp tới, lãnh đạo cấp cao Việt Nam – Trung Quốc cùng các tướng lĩnh, chỉ huy cấp cao Bộ Quốc phòng và đại diện các tỉnh biên giới hai nước sẽ tham gia Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt – Trung lần thứ 6.

Nhằm chuẩn bị tốt nhất cho Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam – Trung Quốc, đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã tiến hành kiểm tra công tác hậu cần, nơi ăn nghỉ, tiếp tân, cảnh quan, điều lệnh…

Khi nào Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc diễn ra?

Theo thông tin được công bố, dự kiến Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 6 sẽ tổ chức vào cuối tháng 4/2021 tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam), với sự tham dự của Lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam, Trung Quốc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2021
Việt Nam vẫn là đối tác quan trọng hàng đầu của Trung Quốc

Ngoài ra, còn có lãnh đạo, chỉ huy, đại diện Bộ Quốc phòng cùng người đứng đầu chính quyền địa phương các tỉnh biên giới Việt - Trung.

Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam – Trung Quốc là sự kiện chính trị quan trọng, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân, kết nghĩa giữa hai bên biên giới.

Đồng thời, sự kiện này cũng giúp nhân dân hai nước có thêm cơ hội giao lưu văn hóa dân tộc, hợp tác kinh tế, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, tăng cường đoàn kết, hữu nghị giữa Hà Nội và Bắc Kinh.

Hợp tác giữa Quân đội Việt Nam – Trung Quốc: Đoàn kết vì hòa bình, ổn định

Hồi tháng 11/2018, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam – Trung Quốc lần thứ 5 được tổ chức ở Cao Bằng. Tại sự kiện này, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có cuộc tiếp đón, trao đổi và thảo luận với người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa.

Đồng chí Hoàng Bình Quân, Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương trình bày tham luận. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.01.2021
Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc sau Đại hội XIII: Có liên minh với Mỹ để chống Bắc Kinh?

Đặc biệt, trong khuôn khổ chương trình, trước sự chứng kiến của người đứng đầu hai Bộ Quốc phòng Việt Nam – Trung Quốc, Quân đội hai nước đã tổ chức diễn tập chung về cứu trợ thảm họa, dịch bệnh ở khu vực biên giới Việt-Trung.

Cuộc diễn tập được tiến hành với tình huống giả định là một vụ đổ sập lớn do thiên tai xảy ra tại khu vực biên giới gây thương vong lớn. Ngay sau khi nhận được thông tin, lực lượng cứu hộ của quân đội hai nước đã nhanh chóng triển khai lực lượng đến hiện trường để tìm kiếm, cứu trợ các nạn nhân và giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch khẳng định, nhiệm vụ xây dựng bảo vệ biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển cũng như hỗ trợ nhân dân biên giới trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống được Đảng, Chính phủ, nhân dân và quân đội hai nước Việt Nam-Trung Quốc quan tâm, ưu tiên hàng đầu. Phải làm sao để ổn định, hòa bình và nhân dân hai nước đều được hạnh phúc.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa cho rằng, hợp tác trong các lĩnh vực giữa hai Quân đội Việt Nam-Trung Quốc ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất.

Ông Ngụy nhấn mạnh, hợp tác giữa Quân đội Việt Nam – Trung Quốc cũng phải trên tinh thần “đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn”.

Kiểm tra công tác chuẩn bị Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt – Trung

Vừa qua, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh BĐBP đã tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị cho sự kiện giao lưu Quốc phòng biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 6 sắp diễn ra tại tỉnh Quảng Ninh.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đón chính thức Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2018
Phát triển sâu, rộng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam -Trung Quốc

Sau quá trình kiểm tra thực tế công tác chuẩn bị, Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng yêu cầu các cơ quan chuyên môn của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Ninh phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương chuẩn bị tốt nhất về hậu cần, nơi ăn nghỉ cho các đoàn khách.

Ngoài ra, Thiếu tướng Lê Quang Đạo còn yêu cầu chuẩn bị về mỹ quan, cảnh quan, trang trí khánh tiết, điều lệnh... trong tiếp đón khách.

Vị lãnh đạo yêu cầu mọi thứ phải hoàn tất trước ngày 10/4. Đồng thời, Thiếu tướng Lê Quang Đạo cũng nhấn mạnh, các bộ phận liên quan cần chuẩn bị chu đáo, cụ thể, tỉ mỉ, tuân theo kịch bản đảm bảo cho chương trình giao lưu thành công tốt đẹp.

Đặc biệt, lực lượng quân y Bộ đội Biên phòng cần phải chú trọng đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 trước và trong quá trình diễn ra giao lưu đúng theo khuyến nghị của Bộ Y tế.

Việt Nam đã làm rất tốt về hội nhập trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh

Có thể nói, Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt – Trung là một trong những hoạt động thiết thực nhằm thực hiện chính sách hội nhập quốc tế toàn diện của Việt Nam, trong đó có hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng an ninh cũng không ngừng được phát triển và mở rộng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2018
Thủ tướng: Việt Nam coi trọng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc

Hội nhập quốc phòng – an ninh vừa phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước vừa góp phần bảo vệ độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia trong bối cảnh mới.

Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, GS.TS Nguyễn Quang Thuấn nhấn mạnh, Việt Nam đã chuyển từ chủ trương tham dự, sang phát huy vai trò thành viên có trách nhiệm trên nhiều diễn đàn khu vực và toàn cầu. Nội dung hội nhập quốc tế để giữ nước từ xa, từ sớm, giữ nước từ khi “nước còn chưa nguy”.

“Việt Nam đã từng bước mở rộng hợp tác quốc phòng – an ninh với các nước lớn và các nước trong khu vực. Việt Nam đã đẩy mạnh thực hiện các cơ chế đối thoại Quốc phòng – An ninh, giao lưu biên phòng với các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia, trao đổi hữu nghị của tàu hải quân được đẩy mạnh”, vị chuyên gia lưu ý.

Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ quốc phòng chính thức với gần 70 nước, đặt văn phòng tuỳ viên quân sự tại hơn 30 nước và hơn 40 nước có văn phòng tuỳ viên quân sự tại Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tham gia tích cực vào các diễn đàn an ninh quốc phòng khu vực và từng bước tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế về an ninh quân sự toàn cầu. Việt Nam cũng đã tham gia các hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã gửi các sĩ quan thông tin đến các Phái bộ gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc tại Cộng hoà Trung Phi, Nam Sudan và tiếp theo đó đã triển khai các bệnh viện dã chiến cấp 2 và công binh.

“Như vậy, Việt Nam không chỉ giữ vững độc lập chủ quyền của Tổ quốc mà còn chủ động, tích cực đóng góp vào việc duy trì hoà bình, an ninh quốc tế”, GS.TS Nguyễn Quang Thuấn khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала