Tình hình Myanmar và Biển Đông: Việt Nam – Nhật Bản chung lập trường?

© Ảnh : TTXVN phátBộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.04.2021
Đăng ký
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu vừa có cuộc điện đàm, bàn thảo nhiều vấn đề quan trọng như tình hình Myanmar và tranh chấp căng thẳng ở Biển Đông.

Đáng chú ý, Ngoại trưởng Motegi Toshimitsu khẳng định Nhật Bản rất coi trọng và luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng với Việt Nam. Hà Nội - Tokyo cũng đang xem xét khả năng sớm nối lại đường bay thương mại dựa trên đánh giá tình hình dịch bệnh Covid-19 tại hai nước.

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản điện đàm về tình hình Myanmar và Biển Đông

Theo thông báo của Bộ Ngoại giao, trong cuộc điện đàm ngày 27/4, cả hai nước Việt Nam và Nhật Bản đều có cùng quan điểm rằng, các bên liên quan ở Myanmar cần kiềm chế, chấm dứt bạo lực, bảo đảm an toàn tính mạng người dân.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2021
Việt Nam chia sẻ lo ngại của Liên Hợp Quốc về tình hình tại Myanmar

Theo đó, ngày 27/4/2021, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn bên cạnh cuộc điện đàm quan trọng với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (như Sputnik Việt Nam đã thông tin), đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với người đồng cấp, Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu.

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, tại cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản, hai bên đã chia sẻ nhiều ý kiến xoay quanh các vấn đề quốc tế, khu vực mà cả Hà Nội và Tokyo đều cùng quan tâm, trong đó bao gồm vấn đề chia sẻ lập trường liên quan đến tình hình Biển Đông.

Trước đó, trong các tuyên bố được đưa ra, chính quyền Tokyo “quan ngại sâu sắc” trước việc Trung Quốc gia tăng các hành vi gây hấn ở Biển Đông và khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông.

Cũng như Mỹ, Anh, EU, Australia, Nhật Bản nêu lập trường phản đối mọi nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng các vùng biển này, đồng thời kêu gọi tất cả các bên thực hiện tự kiềm chế và kiềm chế các hoạt động có khả năng làm gia tăng căng thẳng, không dùng vũ lực ở Biển Đông.

© Ảnh : TTXVN phátBộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật BảnMotegi Toshimitsu.
Tình hình Myanmar và Biển Đông: Việt Nam – Nhật Bản chung lập trường? - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.04.2021
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật BảnMotegi Toshimitsu.

Đồng thời, thông tin từ Bộ Ngoại giao cũng cho biết, tại cuộc điện đàm, người đứng đầu Bộ Ngoại giao hai nước cũng trao đổi về tình hình Myanmar, đất nước vừa xảy ra chính biến đảo chính quân sự và hàng loạt các cuộc biểu tình của người dân sau cuộc đảo chính hôm 1 tháng 2 vẫn tiếp tục, bạo lực leo thang trầm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống và tính mạng người dân.

Theo đó, đối với vấn đề Myanmar, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Motegi Toshimitsu nhất trí rằng các bên liên quan cần kiềm chế, chấm dứt ngay tình trạng bạo lực, không làm đổ máu người dân Myanmar.

Đồng thời, đại diện chính quyền Tokyo – Hà Nội cũng nhất trí các bên cần phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên Hiệp Quốc và ASEAN trong giải quyết tình trạng bạo lực ở Myanmar và sớm giúp quốc gia này ổn định, tái thiết đất nước.

Nhật nói “rất coi trọng” Việt Nam

Nhân cuộc điện đàm này, Ngoại trưởng Nhật Motegi một lần nữa bày tỏ lời chúc mừng đến Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, được bổ nhiệm giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Việt Nam.

Tàu hộ vệ Nhật Bản Akebono. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2021
Nhật Bản tặng Việt Nam tàu nghiên cứu biển, Hà Nội-Tokyo tăng hợp tác Hải quân

Phát biểu với đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ngoại trưởng Motegi khẳng định, Nhật Bản rất coi trọng và luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng với Việt Nam.

“Nhật Bản đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam ở khu vực và quốc tế, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong quá trình phát triển”, theo Ngoại trưởng Motegi Toshimitsu.

Về phần mình, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn bày tỏ vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện của quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, đặc biệt, đi kèm với đó là sự tin cậy chính trị cao, đã được khẳng định trong việc triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII của Việt Nam.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh với Ngoại trưởng Motegi Toshimitsu rằng, Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác chiến lược, quan trọng hàng đầu, lâu dài.

“Việt Nam mong muốn tiếp tục cùng Nhật Bản tích cực thúc đẩy hợp tác song phương, cũng như trên các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm”, đồng chí Bùi Thanh Sơn nêu rõ.

Đề nghị sớm nối lại đường bay quốc tế Việt Nam – Nhật Bản

Tại cuộc điện đàm của lãnh đạo hai Bộ Ngoại giao, Việt Nam – Nhật Bản nhất trí tiếp tục tăng cường giao lưu, tiếp xúc các cấp, đặc biệt là cấp cao, tăng cường hợp tác hai Bộ Ngoại giao.

Lễ tiếp nhận vaccine do COVAX tài trợ - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2021
Chạy đua vaccine COVID-19: Việt Nam tăng tốc ra sao?

Hà Nội – Tokyo cũng đồng thuận nâng cao hiệu quả các cơ chế đối thoại và phối hợp chặt chẽ, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, hợp tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Đại diện hai nước cũng nhất trí về việc tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam, cùng với việc thúc đẩy hợp tác ODA, thương mại, đầu tư trong thời gian tới.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng bày tỏ cảm ơn sự hỗ trợ của Chính phủ và nhân dân Nhật Bản dành cho Việt Nam, trong đó có khoản viện trợ trị giá 200 triệu yen của Nhật Bản nhằm cung cấp trang thiết bị bảo quản lạnh vaccine, cùng với tàu nghiên cứu khoa học biển.

Trước đó, như Sputnik Việt Nam đã thông tin, ngày 23/4, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cùng Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đại diện Chính phủ hai nước Việt – Nhật ký công hàm trao đổi viện trợ không hoàn lại hai dự án “Tiếp nhận tàu nghiên cứu khoa học biển” cũng như “hỗ trợ thiết bị điều tra, khảo sát và phân tích rác thải nhựa đại dương” mà phía Nhật Bản tặng Việt Nam.

Theo thông tin được công bố, dự án tàu nghiên cứu biển và thiết bị quan trắc rác thải nhựa đại dương này là khoản viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản dành cho Việt Nam trị giá tới 1 tỷ 400 triệu yen. Đại sứ Nhật nhấn mạnh, việc trao tặng này sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực quan trắc, qua đó xây dựng đúng đắn chính sách về biển và hải đảo đồng thời giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2021
Bao giờ Việt Nam áp dụng hộ chiếu vaccine Covid-19?

Trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Motegi Toshimitsu, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về vaccine Covid-19, cũng như hỗ trợ lưu học sinh, thực tập sinh Việt Nam đang sinh sống tại Nhật Bản.

Đối với vấn đề này, Ngoại trưởng Motegi đánh giá cao sự đóng góp của thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản, khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Nhật.

Đáng chú ý, tại cuộc điện đàm hôm qua 27/4, Ngoại trưởng Motegi đề nghị hai nước cùng trao đổi để sớm nối lại đường bay thương mại dự trên đánh giá tình hình dịch bệnh tại hai nước, từ đó giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư.

Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã mời người đồng cấp Nhật Bản Motegi Toshimitsu thăm Việt Nam vào thời điểm thuận tiện. Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Nhật Bản gửi lời cảm ơn và vui vẻ nhận lời mời thăm Hà Nội để tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала