Hãng xe nước ngoài kêu bị phân biệt đối xử ở Việt Nam: Bộ Tài chính bác đề nghị của VAMA

© AFP 2023 / Hoang Dinh Nam Vincom Mega Mall Royal City
 Vincom Mega Mall Royal City  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.05.2021
Đăng ký
Doanh nghiệp ôtô nước ngoài kêu ca, phàn nàn bị phân biệt đối xử ở Việt Nam. Bộ Tài chính quyết định bác đề nghị giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA).

Theo đó, Đại sứ quán một số nước như Indonesia, Thái Lan hay Hiệp hội Eurocham kiến nghị Bộ Tài chính về việc có sự phân biệt đối xử giữa xe nhập khẩu và xe sản xuất trong nước (Made in Vietnam).

Bộ Tài chính bác đề nghị giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô của VAMA

Bộ Tài chính vừa có công văn trả lời kiến nghị của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) về việc chính sách hỗ trợ bổ sung cho doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Trong đó, VAMA có kiến nghị Bộ Tài chính xem xét giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe đăng ký mới để tháo gỡ khó khăn cho thị trường ô tô.

Tiền ảo - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2021
Bộ Tài chính Việt Nam đang “nghiên cứu” gì về tiền ảo?

Theo Bộ Tài chính, thời gian qua, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, bao gồm cả các doanh nghiệp trong ngành sản xuất, lắp ráp ô tô bị tác động bởi đại dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã chủ động tham mưu trình Chính phủ ban hành các chính sách về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước; Nghị định về việc giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020...

Qua tổng kết, rà soát chính sách hỗ trợ nêu trên, Bộ Tài chính thấy rằng đề nghị giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô đăng ký mới là không phù hợp với bối cảnh hiện nay. Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị các doanh nghiệp thuộc VAMA thực hiện theo quy định hiện hành về chính sách lệ phí trước bạ.

Sắp tới, Bộ Tài chính sẽ cập nhật số liệu, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và diễn biến, tác động của đại dịch Covid-19 để phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu tham mưu, báo cáo cấp có thẩm quyền các chính sách phù hợp để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển.

Việc bị hạ triển vọng tín nhiệm có thể ảnh hưởng đến việc huy động vốn từ nước ngoài của các ngân hàng. Ảnh minh họa: Quỳnh Trang. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.12.2019
Bộ Tài chính Việt Nam: Quyết định của Moody’s là không xác đáng

Gần đây, để tiếp tục thúc đẩy ngành ô tô phát triển phù hợp với bối cảnh mới, tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 122/2016/NĐ-CP và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP của Chính phủ (Nghị định số 57/2020/NĐ-CP) đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô, bao gồm: bổ sung các chủng loại xe ô tô chạy điện, xe ô tô sử dụng pin nhiên liệu, xe ô tô hybrid, xe ô tô sử dụng nhiên liệu sinh học, xe ô tô sử dụng khí thiên nhiên vào đối tượng áp dụng ưu đãi của Chương trình để thúc đẩy phát triển các dòng xe thân thiện với môi trường; sửa đổi quy định về mẫu xe và thủ tục, hồ sơ thực hiện Chương trình để giảm thủ tục hành chính.

Đồng thời, sửa đổi tiêu chí sản lượng chung tối thiểu của các nhóm xe và sản lượng riêng tối thiểu của mẫu xe để phù hợp với thực trạng ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong bối cảnh của đại dịch Covid-19 và phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, có tính đến các yếu tố dự báo trong tương lai.

Trước đó, ngày 20/11/2020, Bộ Tài chính đã có văn bản số 14246/BTC-CST gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về việc thực hiện các chính sách miễn giảm phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh do tác động của dịch Covid-19, đồng thời đưa ra các kiến nghị liên quan đến việc thực hiện trong năm 2021.

Trong đó, về nội dung liên quan đến chính sách hỗ trợ sản xuất mặt hàng ô tô, trên cơ sở kiến nghị của Bộ Tài chính ngày 28/6/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2020/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020. Theo đó, mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21/2/2020 về lệ phí trước bạ.

Vận chuyển container tại hải cảng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.12.2017
Bộ trưởng Tài chính nói về bản lĩnh của nền kinh tế Việt Nam

Nghị định này đã hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2021. Ước tính của Bộ Tài chính, tổng số lệ phí ước giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 3.700 tỷ đồng.

Báo cáo Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết, đây là giải pháp ngắn hạn nhằm kích thích tiêu dùng trong nước, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 theo Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Trong quá trình thực hiện, Đại sứ quán một số nước (Indonesia, Thái Lan) và Hiệp hội Eurocham có ý kiến và gặp Bộ Tài chính kiến nghị về việc phân biệt đối xử giữa xe nhập khẩu và xe sản xuất trong nước.

Vì vậy, Bộ Tài chính trình đề xuất Chính phủ khi Nghị định 70/2020/NĐ-CP hết hiệu lực (từ ngày 1/1/2021) thì không tiếp tục xem xét kéo dài.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала