- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp trực tuyến toàn quốc về phòng, chống dịch Covid-19

© Ảnh : Dương Giang-TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2021
Đăng ký
Sáng 29/5, trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, với số người nhiễm bệnh tăng cao trong cộng đồng, nhất là tại các khu công nghiệp và các tỉnh, thành phố lớn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.

Tham dự hội nghị tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 Vũ Đức Đam; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan Trung ương. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình dự hội nghị tại đầu cầu Thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ trưởng Bộ Y tế: “Đợt dịch lần này bùng phát đa nguồn dịch, đa hình thái, đa chủng lây nhiễm”

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, tình hình mới, diễn biến mới phức tạp hơn của dịch bệnh đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực hơn, phù hợp hơn, hiệu quả hơn thì mới có thể kiềm chế và đẩy lùi dịch bệnh, đặc biệt tại các thành phố lớn và các khu công nghiệp, theo tinh thần chung là “chống dịch như chống giặc”, mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, thần tốc hơn.

Tiêm vắc xin phòng COVID-19 ngay sau lễ phát động. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2021
Việt Nam tìm ra hướng đi mới cho vấn đề nguồn cung vaccine Covid-19

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bí thư, Chủ tịch các tỉnh, thành phố trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch phải hết sức tập trung, trách nhiệm với tinh thần tổng lực, toàn diện, tập trung trí tuệ, thời gian, công sức.

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đợt dịch lần này có đặc điểm bùng phát đa nguồn dịch, đa hình thái (chủ yếu trong khu công nghiệp, sau đó lây lan ra cộng đồng), đa chủng lây nhiễm.

“Virus lây lan nhanh, phát tán mạnh trong không khí, mức độ đào thải mầm bệnh rất nhanh, chỉ 1-2 ngày có 1 vòng lây nhiễm và theo cấp số nhân, đặc biệt lây nhiễm rất mạnh trong không gian hẹp, không thông khí. Triệu chứng bệnh có dấu hiệu tăng nặng, do đó, điều trị tích cực ở địa phương phải nâng cao hơn một mức”, ông Nguyễn Thanh Long tế cho hay.
© Ảnh : Dương Giang-TTXVNQuang cảnh Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng, chống dịch COVID-19, tại điểm cầu trụ sở Chính phủ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp trực tuyến toàn quốc về phòng, chống dịch Covid-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2021
Quang cảnh Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng, chống dịch COVID-19, tại điểm cầu trụ sở Chính phủ.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, tại các khu công nghiệp ở Bắc Giang, do mật độ công nhân đông, không gian nhà máy hẹp, khép kín, dùng chung nhà vệ sinh, ăn uống tập trung, đi xe chung, ở chung khu nhà trọ, tỉnh sẽ kiểm soát được dịch trong thời gian tới nhưng không thể trong thời gian ngắn. Tại Bắc Ninh, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long quan ngại việc lây nhiễm từ cộng đồng vào khu công nghiệp có xu hướng phức tạp hơn.

Bộ Y tế nhận định và dự báo, tại Bắc Ninh, Bắc Giang, các trường hợp mắc mới sẽ tiếp tục được ghi nhận do nguồn lây tồn tại trong thời gian dài, phạm vi rộng, nhưng cơ bản tình hình dịch bệnh tại 2 địa phương đang cố gắng từng bước kiểm soát. Bộ Y tế yêu cầu tỉnh Bắc Giang chủ động xây dựng phương án ứng phó với tình huống có 5.000 ca nhiễm, còn Bắc Ninh là 3.000 ca nhiễm.

Tích cực đàm phán, tìm kiếm các nguồn vắc-xin phòng Covid-19

Báo cáo thêm về việc thực hiên chiến lược vắc-xin, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nêu rõ, mục tiêu là tạo miễn dịch cộng đồng trong năm 2021. Tuy nhiên, nhu cầu vắc-xin ở các nước rất lớn, tình trạng khan hiếm trên toàn cầu chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Nhân viên y tế tiến hành tiêm vaccine cho cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bạc Liêu.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2021
Thêm 288.000 liều vắc xin vừa về, Thủ tướng ưu tiên tiêm cho công nhân trong khu công nghiệp

Tại Việt Nam, bên cạnh việc đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước, trong đó có 1 loại chuẩn bị thử nghiệm giai đoạn thứ 3, Bộ Y tế đã tích cực đàm phán, tìm kiếm tất cả các nguồn vắc-xin phòng Covid-19 trên thế giới.

“Đến nay, Việt Nam đã có ký kết, cam kết hơn 100 triệu liều vắc-xin để tiêm cho 70% dân số từ 18 tuổi trở lên và đang nỗ lực mua thêm 40 triệu liều để có thể thực hiện được mục tiêu đề ra”, Bộ trưởng Bộ Y tế nói.

Đồng thời, tiến độ cung ứng vắc-xin cũng cần hết sức được quan tâm để các lô vắc-xin về sớm nhất. Bộ Y tế khẳng định ưu tiên cho Bắc Giang, Bắc Ninh để tiêm cho người dân tại 2 địa phương này nhanh nhất có thể.

Cũng theo ông Nguyễn Thanh Long, việc bảo vệ các khu công nghiệp trong bối cảnh hiện nay là hết sức quan trọng để bảo vệ sản xuất công nghiệp. Bộ Y tế đã xây dựng kịch bản ứng phó chi tiết với tình huống lây nhiễm trong khu công nghiệp.

Vắc xin Sinopharm do Trung Quốc sản xuất - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2021
Việt Nam không muốn có vắc xin của Trung Quốc, nhưng có thể chống cự trong bao lâu?

Theo đó, phải lên phương án giãn cách sản xuất cụ thể trong từng nhà máy, khu công nghiệp khi có dịch bệnh. Đặc biệt, phải tiến hành quản lý chặt chẽ công nhân từ nơi làm việc, khi đi trên phương tiện giao thông, đến nơi cư trú. Các khu công nghiệp cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc thường xuyên, tối thiểu từ 20% số công nhân trở lên. Cùng với đó, trách nhiệm của các chủ doanh nghiệp, cơ quan quản lý doanh nghiêp phải được tăng cường.

Bản tin của Bộ Y tế vào sáng 29/5 cho biết Việt Nam ghi nhận thêm 87 ca mắc Covid-19 trong nước, riêng Bắc Ninh và Bắc Giang phát hiện 84 ca.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала